Đời sống Xã hội

Lừa đảo thông qua tin nhắn↑ 2.6 lần trong năm ngoái…Sự cực đoan trong nỗ lực hack điện thoại do ảnh hưởng của Covid19

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)10:56 11-01-2021
Trung tâm an ninh mạng yêu cầu người dùng đăng nhập cài đặt xác thực 2 bước·cẩn thận với link web trong tin nhắn văn bản
Do tác động của dịch coronavirus mới (Covid19) bắt đầu từ năm ngoái, việc hack điện thoại di động thông qua các tin nhắn văn bản (SMS phishing = smishing) đã tăng lên đáng kể.
 

[Ảnh=Internet]


Theo số liệu của Trung tâm An ninh mạng Quốc gia của Cục Tình báo Quốc gia Hàn Quốc vào ngày 11, tổng số vụ đánh cắp mà Cơ quan An ninh & Internet Hàn Quốc (KISA) phát hiện trong năm ngoái là 950.843, nhiều hơn 2,6 lần so với năm trước (364.000).

Trong khi số lượng phát hiện các vụ smishing ghi nhận vào năm 2018 là 242.840 vụ cho thấy mức độ tăng nhanh đáng báo động của loại hình lừa đảo này.

Theo Trung tâm An ninh mạng, hơn một nửa số vụ phát hiện vào năm ngoái (khoảng 500.000 vụ) được thực hiện vào khoảng thời gian từ tháng 1~3, và cũng ghi nhận một số trường hợp tấn công nhằm vào các đại biểu Quốc hội.

Tin tặc gửi tin nhắn văn bản hoặc tin nhắn dịch vụ mạng xã hội (SNS) bao gồm thông tin cài đặt ứng dụng độc hại (URL) đến người dùng điện thoại thông minh để kích động nhấp chuột hoặc phổ biến ứng dụng độc hại bằng cách đính kèm ứng dụng độc hại vào email giả mạo là công ty cổng thông tin hoặc hack PC của các công ty và nhà phát triển ứng dụng, làm thay đổi các ứng dụng hiện có nhằm phát tán các mã độc hại.

Năm ngoái, khi cuộc sống hàng ngày không trực diện trở nên phổ biến hơn do hậu quả của dịch Covid19, hành động lừa đảo hoặc giả mạo thông tin chẳng hạn như smishing cũng trở nên phổ biến.

Một quan chức của Trung tâm An ninh mạng cho biết “Các quốc gia đứng đằng sau các tổ chức hack điện thoại thông minh với mục đích đánh cắp thông tin và ăn cắp tiền. Đặc biệt, nguy cơ bị hack điện thoại thông minh dự kiến ​​sẽ gia tăng khi toàn bộ cuộc sống của người dân chuyển sang chế độ trực tuyến do Covid19”.

Trung tâm An ninh Mạng đã khuyến nghị người sử dụng luôn ▲ sử dụng mật khẩu và khóa màn hình, ▲ cài đặt xác minh 2 bước khi đăng nhập tài khoản ▲ cập nhật vắc xin mới nhất ▲ xóa hoàn toàn và khởi tạo dữ liệu khi thay thế điện thoại thông minh.

Ngoài ra, cần phải chú ý cũng như hạn chế ▲ cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc ▲ cài đặt ứng dụng yêu cầu quyền hạn quá mức như quyền truy cập thông tin vị trí và ảnh ▲ nhấp vào URL có trong văn bản sử dụng bộ định tuyến Wi-Fi với nhà cung cấp không xác định ▲ lưu thông tin quan trọng như thẻ chứng minh thư ▲ thay đổi tùy biến trong cấu trúc của hệ điều hành.

Trung tâm An ninh mạng có kế hoạch đăng mười quy tắc bảo mật điện thoại thông minh này trên trang chủ của các tổ chức quốc gia và công cộng, các kênh SNS của các tổ chức lớn, và Hệ thống chia sẻ thông tin về mối đe dọa mạng quốc gia (NCTI), và cũng lên 270 ga của tuyến tàu điện ngầm từ line 1~8.
 

[Ảnh=Viện Thông tin quốc gia, Trung tâm an ninh mạng]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기