Kinh tế Chính trị

Quy mô sản xuất công nghiệp tháng 4 của Hàn Quốc giảm mạnh nhất trong 11 tháng

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)17:09 31-05-2021
Ngành chế tạo 1,7%↓ · Ngành dịch vụ 0,4%↑ do hiệu ứng cơ bản của chất bán dẫn Báo cáo thống kê xu hướng hoạt động công nghiệp của Hàn Quốc…"Nhu cầu tiêu thụ gia tăng do số lượng người được tiêm chủng tăng"
Chịu ảnh hưởng của hiệu ứng cơ bản như thị trường bán dẫn thuận lợi, hoạt động sản xuất chế tạo được điều chỉnh, quy mô sản xuất công nghiệp tháng 4/2021 đã ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 11 tháng. Ngược lại, quy mô sản xuất của ngành dịch vụ duy trì xu hướng tăng trưởng, chỉ số bán lẻ hàng hóa cũng đạt mức cao kỷ lục.

 

[Ảnh=Yonhap News]


Theo báo cáo "Xu hướng hoạt động công nghiệp tháng 4" do Cục Thống kê Hàn Quốc công bố ngày 31 cho thấy chỉ số sản xuất công nghiệp tổng thể (không bao gồm điều chỉnh theo mùa và nông lâm ngư nghiệp) trong tháng 4 là 111,4, giảm 1,1% so với tháng trước. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 5/2019 (-1,5%). Sau khi tăng trong 2 tháng liên tiếp từ tháng 2 (2%) đến tháng 3 (0,9%) thì quy mô sản xuất toàn ngành công nghiệp đã quay đầu giảm trong tháng 4.

Việc giảm sản lượng công nghiệp và khai khoáng (-1,6%) đã tác động lớn hơn đến việc giảm quy mô sản xuất của toàn ngành. Trong khu vực sản xuất công nghiệp và khai khoáng, sản xuất công nghiệp chế tạo giảm 1,7% so với tháng trước. Trong số đó, ngành bán dẫn giảm 10,9%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 4 năm ngoái (-14,7%).

Một cán bộ Đánh giá Xu hướng Kinh tế của Văn phòng Thống kê Quốc gia, cho biết: “Chỉ số sản xuất chất bán dẫn đạt mức cao kỷ lục vào tháng trước, vì vậy nó đã được điều chỉnh vào tháng 4 do ảnh hưởng của việc sản lượng hộp thiết bị điện tử, cao su và nhựa (-4%) cũng có xu hướng giảm. Ngược lại, sản xuất thiết bị cơ khí (5,3%), thiết bị thông tin liên lạc (12,0%) và thiết bị điện (1,9%) tăng."

Mặt khác, sản xuất ngành dịch vụ cũng tăng 0,4%, sau tháng 2 (1,1%) và tháng 3 (1,3%), ghi nhận xu hướng tăng trưởng trong ba tháng liên tiếp. Sự gia tăng tiêu thụ quần áo, mỹ phẩm và thực phẩm đã thúc đẩy tăng sản xuất bán buôn và bán lẻ (0,8%). Nhờ tác động của việc nới lỏng các biện pháp chống dịch, lĩnh vực khách sạn và nhà hàng (3,1%) cũng ghi nhận tăng trưởng dương.

Quy mô bán lẻ, phản ánh xu hướng tiêu dùng, tăng 2,3%, đây là mức tăng trong tháng thứ 2 liên tiếp sau tháng 3 (2,3%). Chỉ số bán lẻ là 120,5, giá trị cao nhất kể từ khi bắt đầu thống kê có liên quan vào năm 1995.

Với sự gia tăng số lượng người đi chơi và cải thiện tâm lý người tiêu dùng, quy mô bán hàng hóa không lâu bền như mỹ phẩm (2,4%), may mặc (4,3%), thiết bị truyền thông và máy tính (0,7%) đều tăng đã cho thấy xu hướng cải thiện của các lĩnh vực này. Cán bộ của Văn phòng Thống kê Quốc gia cho biết: “Khi vắc xin Covid19 bắt đầu được tiêm chủng rộng rãi, sự lây lan của dịch bệnh đã phần nào được kiểm soát và điều này giúp tình hình kinh tế cũng được cải thiện. Cùng với việc áp dụng một số chính sách hỗ trợ người tiêu dùng, doanh số bán lẻ đã duy trì xu hướng tăng trưởng dương.”

Ngoài ra, biến động theo chu kỳ của chỉ số kinh tế tổng hợp (coincident composite index) là 101,3, tăng 1,1 điểm phần trăm so với tháng trước. Sự biến động theo chu kỳ của chỉ số dẫn dắt kinh tế (composite leading index), dự đoán nền kinh tế tương lai là 103,6, tăng 0,4%.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기