Đời sống Xã hội

Ngành công nghiệp nhà hàng đối mặt với chồng chất khó khăn…Đóng cửa sớm từ chiều tối·Hoãn ra mắt các thực đơn mới

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)15:58 13-07-2021
Ảnh hưởng của biện pháp giãn cách cấp độ 4 tại khu vực thủ đô "Kinh doanh vào buổi tối trở nên vô nghĩa"
Làn sóng lây lan thứ 4 của coronavirus mới (COVID-19) đã khiến ngành công nghiệp nhà hàng bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là khi mới đây biện pháp giãn cách xã hội được nâng lên cấp độ 4 với quy định cấm tụ tập riêng tư từ 3 người trở lên sau 6 giờ chiều ở khu vực đô thị, được thực hiện.

Một số nhà hàng thậm chí còn từ bỏ việc kinh doanh vào buổi tối vốn là khoảng thời gian để thu lợi nhuận. Ngoài ra, có một số nơi hoãn việc ra mắt các thực đơn mới chuẩn bị cho mùa nghỉ hè.

 

Quang cảnh vắng khách của một nhà hàng ở khu vực ga Gangnam, Seoul. [Ảnh=Yonhap News]


Theo ngành dịch vụ ăn uống vào ngày 13, 'Hanilgwan', một nhà hàng Hàn Quốc nổi tiếng có chi nhánh trên khắp Seoul, đã quyết định đóng cửa một số cơ sở từ buổi chiều tối bắt đầu từ khi biện pháp giãn cách xã hội cấp độ 4 được áp dụng. Theo đó, nhà hàng này chỉ mở cửa từ 11 giờ trưa đến 2 giờ 30 chiều tại các chi nhanh ở Euljiro, Gwanghwamun và D Palace trong hai tuần từ 12~25/7. Điều này được coi là bất thường khi xem xét đến thực đơn của quán như thịt nướng và đố uống có cồn thường thu được lợi nhuận tương đối vào khung thời gian buổi tối.

Do ảnh hưởng của Covid19, tiệc tự chọn (buffet) 'Zest' tại Khách sạn Conrad Seoul ở Yeouido cũng tạm thời đóng cửa từ thứ Hai đến thứ Năm, và chỉ phục vụ bữa tối vào thứ Sáu.

Khách sạn Conrad đã có giải thích thông qua trang web của, "Chúng tôi đã thay đổi giờ hoạt động của dịch vụ do lo ngại về tình hình dịch bệnh thời gian gần đây. Hiện nay số các ca nhiễm mới đang tăng nhanh ở khu vực đô thị và việc thực hiện giãn cách xã hội cũng được siết chặt."

Ngoài ra, nhà hàng mang phong cách gia đình 'VIPS', do CJ Foodville điều hành, cũng đã trì hoãn vô thời hạn việc ra mắt thực đơn mùa hè mới dự kiến ​​sẽ được công bố vào ngày 16. VIPS ban đầu đã chuẩn bị một thực đơn mới với khái niệm 'sức khỏe mùa hè' như 'Thịt vịt hun khói nướng BBQ', 'Lươn sốt ngọt' và 'Risotto nấm' cho kỳ nghỉ hè.

Một quan chức của ngành công nghiệp nhà hàng cho biết, "Việc tích cực thu hút khách hàng bằng cách tung ra thực đơn mới trong bầu không khí hạn chế ăn ngoài và tụ tập để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 là rất khó khăn."

VIPS cũng đưa ra thời gian nghỉ (break-time) khoảng hai tiếng giữa bữa trưa và bữa tối cho các chi nhánh, trên thực tế đồng nghĩa với việc giúp rút thời gian kinh doanh.

Lúc Covid19 mới bùng phát, VIPS cũng đã từng có một thời gian áp dụng biện pháp nghỉ giữa giờ tuy nhiên đã bãi bỏ hệ thống này vào tháng trước do do số lượng lớn khách hàng chờ tăng lên. Tuy nhiên, với đợt dịch lần này, VIPs lại phải áp dụng hệ thống này trở lại chỉ sau khoảng 1 tháng kể từ khi được dỡ bỏ.

Các nhà hàng kinh doanh nhỏ lẻ cũng đang gặp phải vô vàn khó khăn.

Bà Kwon (62 tuổi), người điều hành một nhà hàng Hàn Quốc ở Yangcheon-gu, cho biết, "Doanh thu gần đây đã giảm khoảng một phần ba do số lượng bệnh nhân nhiễm Covid19 được xác nhận mới hàng ngày tăng vọt. Kể từ tháng trước, chúng tôi đã đóng cửa 1 ngày mỗi tuần vào thứ Hai. Nhưng với các quy định của giãn cách xã hội cấp độ 4, sau 6 giờ tối chúng tôi chỉ có thể phục vụ tối đa 2 khách/bàn thì việc kinh doanh cũng như doanh thu thu về cũng chả có ý nghĩa gì."

Cô Kang (36 tuổi), người điều hành một nhà hàng thịt ở Gangnam-gu, nói: “Bây giờ ngay cả việc tỏ ra khó chịu cũng chả thay đổi được điều gì. Dù cho có tăng mức giãn cách xã hội lên cấp độ 4 thì chúng tôi cũng phải cố gắng duy trì công việc kinh doanh thôi."

Lee Cheol, giám đốc quan hệ công chúng của Liên đoàn Dịch vụ Thực phẩm Hàn Quốc (Korea Foodservice Federation), cho biết, "Trong các nhà hàng, tỷ lệ doanh thu trong bữa tối và giờ ăn trưa thường là 7 trên 3. Doanh thu vào buổi tối gần như là áp đảo, vì vậy thiệt hại đối với các nhà hàng là một con số không hề nhỏ. Chính phủ cần phải tăng quỹ hỗ trợ cho các nhà hàng, vốn là ngành kinh doanh bị hạn chế, lên mức tối đa là 5 triệu won."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기