Một cảnh báo đã được đưa ra rằng giá cả có thể sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do ảnh hưởng của tắc nghẽn nguồn cung toàn cầu và nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại nhờ chuyển đổi hệ thống kiểm dịch sang 'phục hồi từng bước' (With Corona).
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) đã công bố vào ngày 27 trong báo cáo 'Kiểm tra các động lực lạm phát chính ở Hàn Quốc và Hoa Kỳ', “Trong bối cảnh áp lực lạm phát ngày càng gia tăng, chúng ta cần nhận thức được khả năng lạm phát cao sẽ tiếp tục kéo dài hơn dự kiến do sự xáo trộn trong nước về nút thắt nguồn cung toàn cầu và nhu cầu gia tăng sau khi tổ chức lại hệ thống kiểm dịch”.
Theo đánh giá của BoK, tỷ lệ tăng giá tiêu dùng của Hàn Quốc và Mỹ đang duy trì ở mức cao kể từ sau quý II. Tại Hàn Quốc, các mặt hàng thực phẩm, năng lượng đang dẫn đầu xu hướng tăng vật giá gần đây trong quá tình hồi phục kinh tế.
Tại Mỹ, vật giá cũng tăng cao trong quá trình nối lại các hoạt động kinh tế, trong đó giá năng lượng đóng vai trò chủ đạo kéo vật giá tăng cao hơn Hàn Quốc.
BoK nhận định tại cả Mỹ và Hàn Quốc, giá năng lượng đang là yếu tố kéo vật giá tăng cao, trong khi giá năng lượng và nguyên vật liệu được cho là sẽ còn duy trì xu hướng tăng trong dài hạn.
Ngoài ra, với giá thực phẩm, nếu giá lương thực quốc tế tiếp tục xu hướng tăng thì giá thực phẩm chế biến, giá dịch vụ ăn uống nhiều khả năng sẽ còn tăng cao tiếp.
Ngân hàng trung ương đánh giá trở ngại trong chuỗi cung ứng toàn cầu đang gây ảnh hưởng lớn tới Mỹ, nhưng chỉ ảnh hưởng ở mức hạn chế tới Hàn Quốc. Tuy nhiên, nếu tình trạng "nút thắt cổ chai" về nguồn cung trên toàn cầu kéo dài thì sẽ có thể trở thành yếu tố khiến vật giá tại Hàn Quốc tăng cao.
BoK cũng lưu ý tới khả năng vật giá sẽ còn duy trì xu hướng tăng cao trong khoảng thời gian dài, xét tới xu hướng hồi phục kinh tế, tăng tiền lương, tăng giá nhà ở, tăng tính thanh khoản.
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) đã công bố vào ngày 27 trong báo cáo 'Kiểm tra các động lực lạm phát chính ở Hàn Quốc và Hoa Kỳ', “Trong bối cảnh áp lực lạm phát ngày càng gia tăng, chúng ta cần nhận thức được khả năng lạm phát cao sẽ tiếp tục kéo dài hơn dự kiến do sự xáo trộn trong nước về nút thắt nguồn cung toàn cầu và nhu cầu gia tăng sau khi tổ chức lại hệ thống kiểm dịch”.
Theo đánh giá của BoK, tỷ lệ tăng giá tiêu dùng của Hàn Quốc và Mỹ đang duy trì ở mức cao kể từ sau quý II. Tại Hàn Quốc, các mặt hàng thực phẩm, năng lượng đang dẫn đầu xu hướng tăng vật giá gần đây trong quá tình hồi phục kinh tế.
Tại Mỹ, vật giá cũng tăng cao trong quá trình nối lại các hoạt động kinh tế, trong đó giá năng lượng đóng vai trò chủ đạo kéo vật giá tăng cao hơn Hàn Quốc.
BoK nhận định tại cả Mỹ và Hàn Quốc, giá năng lượng đang là yếu tố kéo vật giá tăng cao, trong khi giá năng lượng và nguyên vật liệu được cho là sẽ còn duy trì xu hướng tăng trong dài hạn.
Ngoài ra, với giá thực phẩm, nếu giá lương thực quốc tế tiếp tục xu hướng tăng thì giá thực phẩm chế biến, giá dịch vụ ăn uống nhiều khả năng sẽ còn tăng cao tiếp.
Ngân hàng trung ương đánh giá trở ngại trong chuỗi cung ứng toàn cầu đang gây ảnh hưởng lớn tới Mỹ, nhưng chỉ ảnh hưởng ở mức hạn chế tới Hàn Quốc. Tuy nhiên, nếu tình trạng "nút thắt cổ chai" về nguồn cung trên toàn cầu kéo dài thì sẽ có thể trở thành yếu tố khiến vật giá tại Hàn Quốc tăng cao.
BoK cũng lưu ý tới khả năng vật giá sẽ còn duy trì xu hướng tăng cao trong khoảng thời gian dài, xét tới xu hướng hồi phục kinh tế, tăng tiền lương, tăng giá nhà ở, tăng tính thanh khoản.