Vào ngày 25, Bộ Quốc phòng đã không thông qua kế hoạch cho phép thực hiện nghĩa vụ quân sự đặc biệt (nghĩa vụ thay thế) đối với các nghệ sĩ văn hóa đại chúng, những người đã góp phần thúc đẩy uy tín quốc gia, chẳng hạn như nhóm nhạc BTS.
Tại cuộc họp giao ban thường kỳ cùng ngày, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Boo Seung-chan đã đề cập đến xu hướng giảm nguồn nghĩa vụ quân sự do dân số giảm nhanh và sự cần thiết phải có sự đồng thuận của xã hội về việc thực hiện công bằng nghĩa vụ quân sự trước các câu hỏi liên quan. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng cho biết “Xem xét những yếu tố này, rất khó để thông qua kế hoạch mở rộng đối tượng thuyên chuyển (thực hiện nghĩa vụ thay thế) cho các nghệ sĩ văn hóa đại chúng, và cần phải đưa ra những đánh giá thận trọng.”
Cơ quan Quản lý Nhân lực Quân đội cũng cho biết, "Việc kết hợp các nghệ sĩ văn hóa đại chúng vào nhóm đối tượng nghệ thuật cổ điển và thể thao (vốn được áp dụng tiêu chuẩn đặc biệt miễn trừ quân sự khi đáp ứng đủ yêu cầu) cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng với các bộ liên quan nhằm thiết lập các tiêu chuẩn khách quan và công bằng dựa trên sự đồng thuận của quốc gia."
Có thể thấy Quốc hội không tán thành với đề án sửa đổi luật nghĩa vụ quân sự bao gồm nội dung cho phép các nghệ sĩ văn hóa đại chúng có đóng góp trong việc nâng cao vị thế quốc gia được thay thế quá trình nhạp ngũ bằng các hoạt động tình nguyện.
Tuy nhiên, vào ngày hôm đó, tiểu ban của Ủy ban Quốc phòng Quốc hội đã không thể đi đến kết luận do có nhiều ý kiến trái chiều từ cả đảng cầm quyền và phe đối lập. Ủy ban Quốc phòng có kế hoạch tiếp tục thảo luận bằng cách chuẩn bị các thủ tục thu thập ý kiến công chúng, chẳng hạn như tổ chức các phiên điều trần công khai trong tương lai.
Một số người cho rằng nên cho phép BTS, người được vinh danh là ca sĩ châu Á đầu tiên tại 'Lễ trao giải Âm nhạc Mỹ năm 2021', thực hiện nghĩa vụ quân sự đặc biệt.
Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành quy định những người có năng khiếu đặc biệt trong các lĩnh vực nghệ thuật và thể thao theo quy định của Nghị định của Tổng thống, được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giới thiệu, có thể được chuyển làm nhân viên nghệ thuật và thể thao.
Tuy nhiên, nghị định thực thi của luật này không quy định văn hóa đại chúng là một chuyên ngành trong lĩnh vực nghệ thuật và thể thao, vì vậy hiện tại không thể để những người nổi tiếng trong lĩnh vực văn hóa đại chúng như BTS nhập ngũ với tư cách là nhân viên hoạt động nghệ thuật và thể thao mặc dù BTS đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao uy tín quốc gia của Hàn Quốc.
Theo đó, Jin, anh cả của BTS, sinh năm 1992 sẽ phải nhập ngũ vào cuối năm sau dù đã nhận được giấy giới thiệu của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hoãn nhập ngũ theo Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi năm ngoái.
Tại cuộc họp giao ban thường kỳ cùng ngày, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Boo Seung-chan đã đề cập đến xu hướng giảm nguồn nghĩa vụ quân sự do dân số giảm nhanh và sự cần thiết phải có sự đồng thuận của xã hội về việc thực hiện công bằng nghĩa vụ quân sự trước các câu hỏi liên quan. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng cho biết “Xem xét những yếu tố này, rất khó để thông qua kế hoạch mở rộng đối tượng thuyên chuyển (thực hiện nghĩa vụ thay thế) cho các nghệ sĩ văn hóa đại chúng, và cần phải đưa ra những đánh giá thận trọng.”
Cơ quan Quản lý Nhân lực Quân đội cũng cho biết, "Việc kết hợp các nghệ sĩ văn hóa đại chúng vào nhóm đối tượng nghệ thuật cổ điển và thể thao (vốn được áp dụng tiêu chuẩn đặc biệt miễn trừ quân sự khi đáp ứng đủ yêu cầu) cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng với các bộ liên quan nhằm thiết lập các tiêu chuẩn khách quan và công bằng dựa trên sự đồng thuận của quốc gia."
Có thể thấy Quốc hội không tán thành với đề án sửa đổi luật nghĩa vụ quân sự bao gồm nội dung cho phép các nghệ sĩ văn hóa đại chúng có đóng góp trong việc nâng cao vị thế quốc gia được thay thế quá trình nhạp ngũ bằng các hoạt động tình nguyện.
Tuy nhiên, vào ngày hôm đó, tiểu ban của Ủy ban Quốc phòng Quốc hội đã không thể đi đến kết luận do có nhiều ý kiến trái chiều từ cả đảng cầm quyền và phe đối lập. Ủy ban Quốc phòng có kế hoạch tiếp tục thảo luận bằng cách chuẩn bị các thủ tục thu thập ý kiến công chúng, chẳng hạn như tổ chức các phiên điều trần công khai trong tương lai.
Một số người cho rằng nên cho phép BTS, người được vinh danh là ca sĩ châu Á đầu tiên tại 'Lễ trao giải Âm nhạc Mỹ năm 2021', thực hiện nghĩa vụ quân sự đặc biệt.
Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành quy định những người có năng khiếu đặc biệt trong các lĩnh vực nghệ thuật và thể thao theo quy định của Nghị định của Tổng thống, được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giới thiệu, có thể được chuyển làm nhân viên nghệ thuật và thể thao.
Tuy nhiên, nghị định thực thi của luật này không quy định văn hóa đại chúng là một chuyên ngành trong lĩnh vực nghệ thuật và thể thao, vì vậy hiện tại không thể để những người nổi tiếng trong lĩnh vực văn hóa đại chúng như BTS nhập ngũ với tư cách là nhân viên hoạt động nghệ thuật và thể thao mặc dù BTS đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao uy tín quốc gia của Hàn Quốc.
Theo đó, Jin, anh cả của BTS, sinh năm 1992 sẽ phải nhập ngũ vào cuối năm sau dù đã nhận được giấy giới thiệu của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hoãn nhập ngũ theo Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi năm ngoái.