Cuộc gặp lần thứ 3 với Chủ tịch Quốc hội Park Byeong-seug…Đặt bước đệm cho 30 năm tới
Các cuộc thảo luận chặt chẽ về tương lai của Bán đảo Triều Tiên trong 'Chương trình nghị sự quốc gia về trung dài hạn'
Kế hoạch hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc được đón nhận nồng nhiệt
Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Park Byeong-seug, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 12 đến 15-2. Chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo cấp cao Việt Nam trong hai năm qua do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ đã kết thúc sau 4 ngày làm việc (12~15/12). Sau chuyến thăm Hàn Quốc cùng với Đoàn đại biểu cấp cao bao gồm Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế và 5 lãnh đạo các Bộ liên quan và một số đại biểu Quốc hội, Chủ tịch bày tỏ mong muốn mở rộng hợp tác giữa Việt Nam - Hàn Quốc trên mọi lĩnh vực kinh tế và xã hội.
Vào ngày 16, với sự giúp đỡ của một quan chức cấp cao Quốc hội, hai quan chức chính phủ và Liên đoàn công nghiệp Hàn Quốc (FKI), chúng tôi xin điểm lại ý nghĩa và thành tựu của chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
"Chuyến thăm Hàn Quốc lần này giống như là đến thăm nhà anh trai vậy." Đây là phát biểu đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ khi gặp mặt chủ tịch quốc hội Hàn Quốc Park Byeong-seug vào ngày 13 ngày. Chủ tịch Vương Đình Huệ cũng nói thêm, "Chủ tịch Park lớn tuổi hơn, nên tôi sẽ gọi chủ tịch là 'anh lớn' (형님: từ kính ngữ dùng để gọi anh trai lớn tuổi hơn mang tính tôn trọng)."
Được biết, đây là lần thứ ba chủ tịch Vương Đình Huệ và chủ tịch Park có cuộc hội đàm song phương. Đồng chí Vương Đình Huệ nhậm chức Chủ tịch quốc hội khóa XV của Quốc hội Việt Nam vào ngày 20/7 vừa qua, nên dù chỉ tính toán đơn giản cũng có thể thấy chủ tịch quốc hội 2 nước Việt - Hàn khoảng 2 tháng lại có một cuộc gặp mặt.
Sau khi trao đổi thư chúc mừng ngay sau lễ nhậm chức của chủ tịch Huệ, chủ tịch Park và chủ tịch Huệ thấy rằng không đủ để truyền đạt hết ý định, mong muốn của 2 bên thông qua thư, vì vậy hai lãnh đạo của quốc hội 2 nước đã quyết định tổ chức một cuộc họp video. Sau đó, vào tháng 9, chủ tịch quốc hội 2 nước lại có cơ hội gặp lại nhau nhân dịp Hội nghị Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 5 được tổ chức tại Vienna, Áo.
Một quan chức cấp cao của Quốc hội Hàn Quốc đánh giá, sự tin cậy giữa hai Chủ tịch ngày càng sâu sắc sau ba lần hội đàm. Sau khi thảo luận chặt chẽ và nhận thấy các biện pháp được 2 bên cùng thảo luận luôn được đối phương để tâm theo dõi kỹ lưỡng, hai chủ tịch đã tin tưởng và coi nhau như 'những người bạn bè thân thiết'.
Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Byeong-seug cũng đón tiếp chủ tịch Vương Đình Huệ vô cùng nồng hậu.
Chủ tịch Park, người trước đó thường từ chối phỏng vấn độc quyền với giới truyền thông nước ngoài, đã ngoại lệ nhận lời phỏng vấn độc quyền với hãng thông tấn nhà nước Việt Nam Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) vào ngày 8/12, bốn ngày trước chuyến thăm của Chủ tịch Huệ tới Hàn Quốc. Có nguồn tin cho rằng chủ tịch Huệ và phu nhân đã xem và vô cùng ấn tượng với bài phỏng vấn này.
Trả lời phỏng vấn của TTXVN, Chủ tịch Quốc hội Park Byeong-seug cho biết “Tôi rất mong đợi chuyến thăm tới Hàn Quốc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Trên phương diện cá nhân, tôi thấy chủ tịch Huệ là một người rất đáng tin cậy và tôi rất mong muốn có thể trở thành một người bạn tốt của chủ tịch". Chủ tịch Park cũng cho biết thêm, “Tôi mong muốn nhân cơ hội (chuyến thăm Hàn Quốc của chủ tịch quốc hội Việt Nam) này để nâng tầm quan hệ song phương Hàn Quốc - Việt Nam từ quan hệ đối tác hợp tác chiến lược hiện tại thành quan hệ 'Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện' nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam vào năm sau (2022).”
Ngoài ra ngài Park Noh-wan đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam cũng đã có những chia sẻ trước thềm chuyến thăm của chủ tịch Vương Đình Huệ tới Hàn Quốc như sau "Chuyến thăm chính thức lần này của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là cơ hội rất quan trọng để làm nên trang sử mới trong quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam vì những lý do sau đây. Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tới Hàn Quốc đánh dấu kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, thiết lập khuôn khổ hợp tác mới cho mối quan hệ tương lai giữa hai nước, cùng nhau ứng phó với đại dịch COVID-19, và thiết lập một Khung hợp tác mới nhằm đưa mối quan hệ hợp tác về chất giữa hai nước lên một tầm cao mới. Đây sẽ là một dấu mốc quan trọng để nâng tầm quan hệ song phương Hàn- Việt."
Trong chuyến thăm kéo dài 4 ngày, Chủ tịch Park Byeong-seug đã có lịch trình kéo dài gần một ngày với chủ tịch Vương Đình Huệ. Ngay sau khi nhập cảnh vào ngày 12, chủ tịch Park Byeong-seug đã dùng bữa tối thân mật tại tư dinh với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng (phụ trách kinh tế) Lê Minh Khái và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hàn Quốc Nguyễn Vũ Tùng. Chiều ngày 13, chủ tịch Huệ đã góp mặt trong sự kiện 'Diễn đàn Doanh nghiệp Hàn Quốc - Việt Nam' do Liên đoàn công nghiệp Hàn Quốc tổ chức và tối cùng ngày cũng đã tham dự hội đàm song phương với chủ tịch quốc hội Park Byeong-seug.
Một quan chức Quốc hội cấp cao của Hàn Quốc đưa ra đánh giá tích cực "Trước thềm kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam vào năm sau, chủ tịch quốc hội 2 nước đã hội đàm đánh giá về quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong 30 năm qua và chia sẻ tầm nhìn cho 30 năm tiếp theo. Thông qua chuyến thăm này, lãnh đạo hai nước đã tiếp tục tạo thêm bước đệm cũng như củng cố nền tảng lòng tin lẫn nhau."
Báo chí Việt Nam cũng vô cùng quan tâm đến chuyến thăm Hàn Quốc lần này của chủ tịch Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao với nhiều tin bài cập nhật liên tục gần như với thời gian thực. Các hãng tin chính thống như Báo chính phủ, Hà Nội Mới, báo Quân đội nhân dân, báo Lao Động đã có một loạt bài về các lịch trình làm việc của chủ tịch Vương Đình Huệ.
Chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ đã kết thúc sau 4 ngày làm việc (12~15/12). Sau chuyến thăm Hàn Quốc cùng với Đoàn đại biểu cấp cao bao gồm Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế và 5 lãnh đạo các Bộ liên quan và một số đại biểu Quốc hội, Chủ tịch bày tỏ mong muốn mở rộng hợp tác giữa Việt Nam - Hàn Quốc trên mọi lĩnh vực kinh tế và xã hội.
Vào ngày 16, với sự giúp đỡ của một quan chức cấp cao Quốc hội, hai quan chức chính phủ và Liên đoàn công nghiệp Hàn Quốc (FKI), chúng tôi xin điểm lại ý nghĩa và thành tựu của chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
"Chuyến thăm Hàn Quốc lần này giống như là đến thăm nhà anh trai vậy." Đây là phát biểu đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ khi gặp mặt chủ tịch quốc hội Hàn Quốc Park Byeong-seug vào ngày 13 ngày. Chủ tịch Vương Đình Huệ cũng nói thêm, "Chủ tịch Park lớn tuổi hơn, nên tôi sẽ gọi chủ tịch là 'anh lớn' (형님: từ kính ngữ dùng để gọi anh trai lớn tuổi hơn mang tính tôn trọng)."
Được biết, đây là lần thứ ba chủ tịch Vương Đình Huệ và chủ tịch Park có cuộc hội đàm song phương. Đồng chí Vương Đình Huệ nhậm chức Chủ tịch quốc hội khóa XV của Quốc hội Việt Nam vào ngày 20/7 vừa qua, nên dù chỉ tính toán đơn giản cũng có thể thấy chủ tịch quốc hội 2 nước Việt - Hàn khoảng 2 tháng lại có một cuộc gặp mặt.
Sau khi trao đổi thư chúc mừng ngay sau lễ nhậm chức của chủ tịch Huệ, chủ tịch Park và chủ tịch Huệ thấy rằng không đủ để truyền đạt hết ý định, mong muốn của 2 bên thông qua thư, vì vậy hai lãnh đạo của quốc hội 2 nước đã quyết định tổ chức một cuộc họp video. Sau đó, vào tháng 9, chủ tịch quốc hội 2 nước lại có cơ hội gặp lại nhau nhân dịp Hội nghị Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 5 được tổ chức tại Vienna, Áo.
Một quan chức cấp cao của Quốc hội Hàn Quốc đánh giá, sự tin cậy giữa hai Chủ tịch ngày càng sâu sắc sau ba lần hội đàm. Sau khi thảo luận chặt chẽ và nhận thấy các biện pháp được 2 bên cùng thảo luận luôn được đối phương để tâm theo dõi kỹ lưỡng, hai chủ tịch đã tin tưởng và coi nhau như 'những người bạn bè thân thiết'.
Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Byeong-seug cũng đón tiếp chủ tịch Vương Đình Huệ vô cùng nồng hậu.
Chủ tịch Park, người trước đó thường từ chối phỏng vấn độc quyền với giới truyền thông nước ngoài, đã ngoại lệ nhận lời phỏng vấn độc quyền với hãng thông tấn nhà nước Việt Nam Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) vào ngày 8/12, bốn ngày trước chuyến thăm của Chủ tịch Huệ tới Hàn Quốc. Có nguồn tin cho rằng chủ tịch Huệ và phu nhân đã xem và vô cùng ấn tượng với bài phỏng vấn này.
Trả lời phỏng vấn của TTXVN, Chủ tịch Quốc hội Park Byeong-seug cho biết “Tôi rất mong đợi chuyến thăm tới Hàn Quốc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Trên phương diện cá nhân, tôi thấy chủ tịch Huệ là một người rất đáng tin cậy và tôi rất mong muốn có thể trở thành một người bạn tốt của chủ tịch". Chủ tịch Park cũng cho biết thêm, “Tôi mong muốn nhân cơ hội (chuyến thăm Hàn Quốc của chủ tịch quốc hội Việt Nam) này để nâng tầm quan hệ song phương Hàn Quốc - Việt Nam từ quan hệ đối tác hợp tác chiến lược hiện tại thành quan hệ 'Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện' nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam vào năm sau (2022).”
Ngoài ra ngài Park Noh-wan đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam cũng đã có những chia sẻ trước thềm chuyến thăm của chủ tịch Vương Đình Huệ tới Hàn Quốc như sau "Chuyến thăm chính thức lần này của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là cơ hội rất quan trọng để làm nên trang sử mới trong quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam vì những lý do sau đây. Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tới Hàn Quốc đánh dấu kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, thiết lập khuôn khổ hợp tác mới cho mối quan hệ tương lai giữa hai nước, cùng nhau ứng phó với đại dịch COVID-19, và thiết lập một Khung hợp tác mới nhằm đưa mối quan hệ hợp tác về chất giữa hai nước lên một tầm cao mới. Đây sẽ là một dấu mốc quan trọng để nâng tầm quan hệ song phương Hàn- Việt."
Trong chuyến thăm kéo dài 4 ngày, Chủ tịch Park Byeong-seug đã có lịch trình kéo dài gần một ngày với chủ tịch Vương Đình Huệ. Ngay sau khi nhập cảnh vào ngày 12, chủ tịch Park Byeong-seug đã dùng bữa tối thân mật tại tư dinh với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng (phụ trách kinh tế) Lê Minh Khái và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hàn Quốc Nguyễn Vũ Tùng. Chiều ngày 13, chủ tịch Huệ đã góp mặt trong sự kiện 'Diễn đàn Doanh nghiệp Hàn Quốc - Việt Nam' do Liên đoàn công nghiệp Hàn Quốc tổ chức và tối cùng ngày cũng đã tham dự hội đàm song phương với chủ tịch quốc hội Park Byeong-seug.
Một quan chức Quốc hội cấp cao của Hàn Quốc đưa ra đánh giá tích cực "Trước thềm kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam vào năm sau, chủ tịch quốc hội 2 nước đã hội đàm đánh giá về quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong 30 năm qua và chia sẻ tầm nhìn cho 30 năm tiếp theo. Thông qua chuyến thăm này, lãnh đạo hai nước đã tiếp tục tạo thêm bước đệm cũng như củng cố nền tảng lòng tin lẫn nhau."
Báo chí Việt Nam cũng vô cùng quan tâm đến chuyến thăm Hàn Quốc lần này của chủ tịch Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao với nhiều tin bài cập nhật liên tục gần như với thời gian thực. Các hãng tin chính thống như Báo chính phủ, Hà Nội Mới, báo Quân đội nhân dân, báo Lao Động đã có một loạt bài về các lịch trình làm việc của chủ tịch Vương Đình Huệ.
◇ Thảo luận 'chương trình nghị sự quốc gia trung và dài hạn' với tư cách là một quốc gia đối tác trọng tâm
Cũng có ý kiến cho rằng chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Huệ không chỉ là chuẩn bị cho kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước hay một cuộc gặp trao đổi quốc hội. Một quan chức cấp cao của Quốc hội cho biết: “Rất khó để nói cụ thể, nhưng hai chủ tịch đã thảo luận chặt chẽ về 'tương lai của Bán đảo Triều Tiên' trong gần 4 tháng sau cuộc họp ở Vienna. Điều này thể hiện ý chí của Chủ tịch Park, và nhấn mạnh rằng Quốc hội Hàn Quốc nên phác thảo một chiến lược phát triển quốc gia trong trung và dài hạn”.
Trên thực tế, tại lễ khai mạc Quốc hội vào tháng 1/2021, Chủ tịch Park Byeong-seug đã phát biểu "Chúng tôi sẽ thành lập 'Ủy ban Chương trình Quốc gia Trung và Dài hạn' dưới sự điều khiển trực tiếp của Chủ tịch Quốc hội với mục tiêu nghiên cứu các nhiệm vụ quốc gia trung và dài hạn mà một chính quyền 5 năm khó có thể xử lý cũng như củng cố mạng lưới quốc tế. Chúng tôi sẽ trình bày kết quả của nghiên cứu ban đầu với chính phủ mới sẽ được bầu ra vào năm tới".
Sau đó, vào tháng 3 vừa qua Văn phòng Chủ tịch Quốc hội cũng đã ra mắt Ủy ban Chương trình Nghị sự Trung và Dài hạn Quốc gia do Seong Kyoung-ryung, Chủ tịch Hội Nghiên cứu Kinh tế, Nhân văn và Xã hội làm đồng chủ tịch.
Trên thực tế, Chủ tịch Vương Đình Huệ cũng đã chuẩn bị chu đáo mọi thứ trước chuyến thăm Hàn Quốc lần này.
Chủ tịch Huệ ban đầu lên danh sách cho phái đoàn công tác sang Hàn Quốc với khoảng 140~200 cán bộ lãnh đạo, không chỉ bao gồm các bộ trưởng chính phủ và các nhà lập pháp, mà còn có sự góp mặt của các quan chức chính quyền địa phương và doanh nhân. Tuy nhiên, khi phía Hàn Quốc yêu cầu giảm số lượng phái đoàn do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của Việt Nam, tiến hành họp thảo luận và thông qua thu gọn số lượng cán bộ tham dự phái đoàn. Tuy nhiên, có thể thấy chuyến thăm lần này của chủ tịch quốc hội Việt Nam vẫn là một chuyến thăm quy mô tương đối lớn với phái đoàn 60~70 người, trong đó có 22 quan chức cấp cao từ cấp thứ trưởng trở lên.
Đặc biệt, với một 'quyết sách chính trị' như vậy cũng là bằng chứng cho thấy Việt Nam đang coi Hàn Quốc là quốc gia trao đổi trọng điểm trong tương lai. Cũng có thể hiểu chuyến thăm này của chủ tịch quốc hội Việt Nam, 1 trong 4 vị trí cao nhất của chính phủ Việt Nam, là một bước đệm nhằm làm sâu sắc hơn mối quan hệ Việt - Hàn trong tương lai.
Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch Huệ cũng giải thích cụ thể về mục đích nâng cấp quan hệ giữa hai nước trong chuyến thăm lần này. Hai nước đang xem xét nâng cấp mối quan hệ song phương lên thành 'Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện', cấp độ cao nhất của quan hệ ngoại giao, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm tới. Nếu đạt được danh hiệu này thì Hàn Quốc sẽ trở thành quốc gia thứ 4 có quan hệ 'Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện' với Việt Nam sau Trung Quốc, Nga và Ấn Độ.
Chủ tịch Huệ cũng cho biết trong cuộc gặp với Chủ tịch Park, "Toàn diện có nghĩa là chúng ta cần tăng cường hợp tác nhiều mặt trong tất cả các lĩnh vực. Trong đó, Đảng, chính phủ, quốc hội, chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp đều nhất trí ủng hộ mà không có bất đồng quan điểm nào."
Trên thực tế, tại lễ khai mạc Quốc hội vào tháng 1/2021, Chủ tịch Park Byeong-seug đã phát biểu "Chúng tôi sẽ thành lập 'Ủy ban Chương trình Quốc gia Trung và Dài hạn' dưới sự điều khiển trực tiếp của Chủ tịch Quốc hội với mục tiêu nghiên cứu các nhiệm vụ quốc gia trung và dài hạn mà một chính quyền 5 năm khó có thể xử lý cũng như củng cố mạng lưới quốc tế. Chúng tôi sẽ trình bày kết quả của nghiên cứu ban đầu với chính phủ mới sẽ được bầu ra vào năm tới".
Sau đó, vào tháng 3 vừa qua Văn phòng Chủ tịch Quốc hội cũng đã ra mắt Ủy ban Chương trình Nghị sự Trung và Dài hạn Quốc gia do Seong Kyoung-ryung, Chủ tịch Hội Nghiên cứu Kinh tế, Nhân văn và Xã hội làm đồng chủ tịch.
Trên thực tế, Chủ tịch Vương Đình Huệ cũng đã chuẩn bị chu đáo mọi thứ trước chuyến thăm Hàn Quốc lần này.
Chủ tịch Huệ ban đầu lên danh sách cho phái đoàn công tác sang Hàn Quốc với khoảng 140~200 cán bộ lãnh đạo, không chỉ bao gồm các bộ trưởng chính phủ và các nhà lập pháp, mà còn có sự góp mặt của các quan chức chính quyền địa phương và doanh nhân. Tuy nhiên, khi phía Hàn Quốc yêu cầu giảm số lượng phái đoàn do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của Việt Nam, tiến hành họp thảo luận và thông qua thu gọn số lượng cán bộ tham dự phái đoàn. Tuy nhiên, có thể thấy chuyến thăm lần này của chủ tịch quốc hội Việt Nam vẫn là một chuyến thăm quy mô tương đối lớn với phái đoàn 60~70 người, trong đó có 22 quan chức cấp cao từ cấp thứ trưởng trở lên.
Đặc biệt, với một 'quyết sách chính trị' như vậy cũng là bằng chứng cho thấy Việt Nam đang coi Hàn Quốc là quốc gia trao đổi trọng điểm trong tương lai. Cũng có thể hiểu chuyến thăm này của chủ tịch quốc hội Việt Nam, 1 trong 4 vị trí cao nhất của chính phủ Việt Nam, là một bước đệm nhằm làm sâu sắc hơn mối quan hệ Việt - Hàn trong tương lai.
Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch Huệ cũng giải thích cụ thể về mục đích nâng cấp quan hệ giữa hai nước trong chuyến thăm lần này. Hai nước đang xem xét nâng cấp mối quan hệ song phương lên thành 'Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện', cấp độ cao nhất của quan hệ ngoại giao, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm tới. Nếu đạt được danh hiệu này thì Hàn Quốc sẽ trở thành quốc gia thứ 4 có quan hệ 'Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện' với Việt Nam sau Trung Quốc, Nga và Ấn Độ.
Chủ tịch Huệ cũng cho biết trong cuộc gặp với Chủ tịch Park, "Toàn diện có nghĩa là chúng ta cần tăng cường hợp tác nhiều mặt trong tất cả các lĩnh vực. Trong đó, Đảng, chính phủ, quốc hội, chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp đều nhất trí ủng hộ mà không có bất đồng quan điểm nào."
◇ Kỷ nguyên 100 tỷ đô la trong thương mại giữa Hàn Quốc và Việt Nam đang đến gần…Tăng tốc giao lưu kinh tế
Việc mở rộng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế vốn là chuyên môn của Chủ tịch Huệ cũng rất đáng chú ý. Chủ tịch Vương Đình Huệ, một chuyên gia kinh tế tại Việt Nam, đã giảng dạy kế toán tại các trường đại học hơn 20 năm, đồng thời là 'đầu tàu kinh tế' của chính phủ Việt Nam, từng là Chủ tịch Ban Kinh tế Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam và là Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế.
Đặc biệt, Chủ tịch Huệ, người từng là Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách Kinh tế Việt Nam (nhiệm kỳ 2016~2020) chính là người đã thành lập và chính thức hóa "Hội nghị Phó Thủ tướng Hàn Quốc-Việt Nam". Trong quá trình này, Chủ tịch Huệ được biết đến là một người hiểu biết về Hàn Quốc hơn bất kỳ ai khác trong chính phủ Việt Nam ở mức độ nhận thức được các vấn đề hiện tại của giao lưu Hàn - Việt.
Chuyến thăm Hàn Quốc lần này của Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ, ngoài phó thủ tướng Lê Minh Khái còn có Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải và Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cùng nhiều quan chức cấp cao về kinh tế và công nghiệp của Việt Nam.
Tổng hợp các báo cáo từ Hàn Quốc và Việt Nam, trong lịch trình 4 ngày, Chủ tịch Huệ đã có ít nhất 23 cuộc gặp mặt, hội đàm với các lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc bao gồm △ Chủ tịch SK Group Chey Tae-won △ Phó Chủ tịch Samsung Electronics Han Jong-hee △ Giám đốc điều hành tập đoàn AMOREPACIFIC Kim Seung-hwan △ Giám đốc điều hành Daewoo E&C Kim Hyung-sik △ Phó Chủ tịch GS E&C Lim Byung-yong △ Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc Lee Dong-geol △ Chủ tịch Tập đoàn Tài chính Hana Kim Jeong-tae.
Vào sáng ngày 13, tờ Hà Nội Mới đã đăng tải một phóng sự có tiêu đề 'Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp các lãnh đạo tập đoàn lớn của Hàn Quốc' và trích dẫn lời của chủ tịch Huệ tại buổi gặp mặt "Việt Nam luôn đánh giá cao kế hoạch của các tập đoàn Hàn Quốc trong việc giúp các công ty Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Chính phủ Việt Nam luôn sẵn lòng hỗ trợ các kế hoạch đầu tư của các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam."
Đặc biệt, 'Diễn đàn Doanh nghiệp Hàn Quốc - Việt Nam' được tổ chức tại Hội trường FKI, Yeouido, Seoul vào ngày 13 là nơi chúng ta có thể nhìn thấy những kế hoạch của Chủ tịch Huệ trong việc mở rộng hợp tác kinh tế giữa hai nước. Khoảng 30 cán bộ trong phái đoàn từ chính phủ Việt Nam và 70 chính khách và lãnh đạo doanh nghiệp Hàn Quốc, bao gồm Chủ tịch Quốc hội Park Byeong-seug, Chủ tịch FKI Huh Chang-soo và Phó Chủ tịch GS E&C Lim Byung-yong đã tham dự sự kiện. Được biết đã có khoảng 10 biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác kinh tế đã được ký kết, trong đó có MOU về thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa FKI và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam.
Theo đó, hai bên nhất trí 'mở ra kỷ nguyên thương mại 100 tỷ USD giữa Hàn Quốc và Việt Nam trong tương lai'. Chủ tịch Huệ cũng đặc biệt nhấn mạnh sự đầu tư và phát triển của các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam liên quan đến chiến lược 'Make in Vietnam (Sản xuất tại Việt Nam)' cũng như chiến lược cách mạng công nghiệp lần thứ tư của đất nước.
Ngoài ra, tại diễn đàn, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hai nước đã tự do bày tỏ ý kiến về nhiều vấn đề như nối lại các chuyến bay và nới lỏng cách ly, hệ thống thuế, hợp tác ổn định chuỗi cung ứng, nới lỏng các quy định trong ngành tài chính, và xem xét các ưu đãi đặc biệt cho đầu tư vào các lĩnh vực vật liệu, phụ tùng và thiết bị.
Vào ngày 14, trong buổi hội đàm với Thủ tướng Kim Bu-gyeom, chủ tịch quốc hội Việt Nam cũng một lần nữa nhắc lại về mục tiêu mở ra kỷ nguyên giao thương Việt - Hàn đạt 100 tỷ USD. Kết thúc hội đàm, lãnh đạo của cả 2 nước đều thống nhất quyết tâm sớm đạt được mục tiêu 100 tỷ USD thương mại song phương vào năm 2023 và hợp tác chuỗi cung ứng quốc tế như phát triển chung vắc xin COVID-19 và cung cấp lâu dài dung dịch (URE) xử lý khí thải cho động cơ diesel.
Chiều cùng ngày, báo Chính phủ cũng đã ngay lập tức đưa tin về lịch trình cuộc gặp giữa Chủ tịch Vương Đình Huệ và Thủ tướng Kim Bu-gyeom, tập trung vào 'hợp tác đa phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc'. Nội dung bài báo nhấn mạnh "Trong cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo cấp cao đã tiếp tục thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp góp phần tăng cường hợp tác song phương trong thời gian tới cũng như thảo luận tích cực về các vấn đề như △ Tiếp tục đẩy mạnh trao đổi đoàn các cấp, kể cả cấp cao △ Nâng cấp quan hệ ngoại giao lên thành 'Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện' để kỷ niệm 30 năm quan hệ Việt - Hàn vào năm 2022 △ Thống nhất hợp tác thực hiện nhiều nội dung như tăng cường và mở rộng hợp tác trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, cùng triển khai các hoạt động kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngoài ra, đối với thương mại và đầu tư vững chắc, Hàn Quốc và Việt Nam nhất trí hợp tác để sớm đạt kim ngạch thương mại 100 tỷ USD vào năm 2023. "
Đặc biệt, Chủ tịch Huệ, người từng là Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách Kinh tế Việt Nam (nhiệm kỳ 2016~2020) chính là người đã thành lập và chính thức hóa "Hội nghị Phó Thủ tướng Hàn Quốc-Việt Nam". Trong quá trình này, Chủ tịch Huệ được biết đến là một người hiểu biết về Hàn Quốc hơn bất kỳ ai khác trong chính phủ Việt Nam ở mức độ nhận thức được các vấn đề hiện tại của giao lưu Hàn - Việt.
Chuyến thăm Hàn Quốc lần này của Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ, ngoài phó thủ tướng Lê Minh Khái còn có Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải và Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cùng nhiều quan chức cấp cao về kinh tế và công nghiệp của Việt Nam.
Tổng hợp các báo cáo từ Hàn Quốc và Việt Nam, trong lịch trình 4 ngày, Chủ tịch Huệ đã có ít nhất 23 cuộc gặp mặt, hội đàm với các lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc bao gồm △ Chủ tịch SK Group Chey Tae-won △ Phó Chủ tịch Samsung Electronics Han Jong-hee △ Giám đốc điều hành tập đoàn AMOREPACIFIC Kim Seung-hwan △ Giám đốc điều hành Daewoo E&C Kim Hyung-sik △ Phó Chủ tịch GS E&C Lim Byung-yong △ Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc Lee Dong-geol △ Chủ tịch Tập đoàn Tài chính Hana Kim Jeong-tae.
Vào sáng ngày 13, tờ Hà Nội Mới đã đăng tải một phóng sự có tiêu đề 'Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp các lãnh đạo tập đoàn lớn của Hàn Quốc' và trích dẫn lời của chủ tịch Huệ tại buổi gặp mặt "Việt Nam luôn đánh giá cao kế hoạch của các tập đoàn Hàn Quốc trong việc giúp các công ty Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Chính phủ Việt Nam luôn sẵn lòng hỗ trợ các kế hoạch đầu tư của các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam."
Đặc biệt, 'Diễn đàn Doanh nghiệp Hàn Quốc - Việt Nam' được tổ chức tại Hội trường FKI, Yeouido, Seoul vào ngày 13 là nơi chúng ta có thể nhìn thấy những kế hoạch của Chủ tịch Huệ trong việc mở rộng hợp tác kinh tế giữa hai nước. Khoảng 30 cán bộ trong phái đoàn từ chính phủ Việt Nam và 70 chính khách và lãnh đạo doanh nghiệp Hàn Quốc, bao gồm Chủ tịch Quốc hội Park Byeong-seug, Chủ tịch FKI Huh Chang-soo và Phó Chủ tịch GS E&C Lim Byung-yong đã tham dự sự kiện. Được biết đã có khoảng 10 biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác kinh tế đã được ký kết, trong đó có MOU về thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa FKI và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam.
Theo đó, hai bên nhất trí 'mở ra kỷ nguyên thương mại 100 tỷ USD giữa Hàn Quốc và Việt Nam trong tương lai'. Chủ tịch Huệ cũng đặc biệt nhấn mạnh sự đầu tư và phát triển của các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam liên quan đến chiến lược 'Make in Vietnam (Sản xuất tại Việt Nam)' cũng như chiến lược cách mạng công nghiệp lần thứ tư của đất nước.
Ngoài ra, tại diễn đàn, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hai nước đã tự do bày tỏ ý kiến về nhiều vấn đề như nối lại các chuyến bay và nới lỏng cách ly, hệ thống thuế, hợp tác ổn định chuỗi cung ứng, nới lỏng các quy định trong ngành tài chính, và xem xét các ưu đãi đặc biệt cho đầu tư vào các lĩnh vực vật liệu, phụ tùng và thiết bị.
Vào ngày 14, trong buổi hội đàm với Thủ tướng Kim Bu-gyeom, chủ tịch quốc hội Việt Nam cũng một lần nữa nhắc lại về mục tiêu mở ra kỷ nguyên giao thương Việt - Hàn đạt 100 tỷ USD. Kết thúc hội đàm, lãnh đạo của cả 2 nước đều thống nhất quyết tâm sớm đạt được mục tiêu 100 tỷ USD thương mại song phương vào năm 2023 và hợp tác chuỗi cung ứng quốc tế như phát triển chung vắc xin COVID-19 và cung cấp lâu dài dung dịch (URE) xử lý khí thải cho động cơ diesel.
Chiều cùng ngày, báo Chính phủ cũng đã ngay lập tức đưa tin về lịch trình cuộc gặp giữa Chủ tịch Vương Đình Huệ và Thủ tướng Kim Bu-gyeom, tập trung vào 'hợp tác đa phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc'. Nội dung bài báo nhấn mạnh "Trong cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo cấp cao đã tiếp tục thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp góp phần tăng cường hợp tác song phương trong thời gian tới cũng như thảo luận tích cực về các vấn đề như △ Tiếp tục đẩy mạnh trao đổi đoàn các cấp, kể cả cấp cao △ Nâng cấp quan hệ ngoại giao lên thành 'Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện' để kỷ niệm 30 năm quan hệ Việt - Hàn vào năm 2022 △ Thống nhất hợp tác thực hiện nhiều nội dung như tăng cường và mở rộng hợp tác trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, cùng triển khai các hoạt động kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngoài ra, đối với thương mại và đầu tư vững chắc, Hàn Quốc và Việt Nam nhất trí hợp tác để sớm đạt kim ngạch thương mại 100 tỷ USD vào năm 2023. "