Số liệu cho thấy, khi đại dịch COVID-19 kéo dài, cứ 5 người Hàn Quốc thì có 1 người có nguy cơ bị trầm cảm.
Theo kết quả của 'Cuộc khảo sát sức khỏe tâm thần quốc gia COVID-19 năm 2021' do Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội công bố vào ngày 11, trong quý 4 năm ngoái (tháng 12), tỷ lệ của nhóm người có nguy cơ mắc trầm cảm là 18,9%.
Mặc dù giảm 3,9 điểm phần trăm so với mức 22,8% trong quý I/2021 (tháng 3), mức cao nhất của năm ngoái, nhưng con số này vẫn ghi nhận mức tăng 0,4 điểm phần trăm so với 18,5% trong quý III (tháng 9).
Liên quan đến việc sức khỏe tâm thần không được cải thiện, Bộ Y tế và Phúc lợi phân tích rằng "Dịch COVID-19 kéo dài cùng với các quy đinh giãn cách xã hội liên tiếp được áp dụng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này". Tại Hàn Quốc, COVID-19 đã xảy ra gần hai năm kể từ trường hợp đầu tiên được xác nhận vào ngày 20/1/2020.
Theo kết quả của 'Cuộc khảo sát sức khỏe tâm thần quốc gia COVID-19 năm 2021' do Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội công bố vào ngày 11, trong quý 4 năm ngoái (tháng 12), tỷ lệ của nhóm người có nguy cơ mắc trầm cảm là 18,9%.
Mặc dù giảm 3,9 điểm phần trăm so với mức 22,8% trong quý I/2021 (tháng 3), mức cao nhất của năm ngoái, nhưng con số này vẫn ghi nhận mức tăng 0,4 điểm phần trăm so với 18,5% trong quý III (tháng 9).
Liên quan đến việc sức khỏe tâm thần không được cải thiện, Bộ Y tế và Phúc lợi phân tích rằng "Dịch COVID-19 kéo dài cùng với các quy đinh giãn cách xã hội liên tiếp được áp dụng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này". Tại Hàn Quốc, COVID-19 đã xảy ra gần hai năm kể từ trường hợp đầu tiên được xác nhận vào ngày 20/1/2020.
Bộ Y tế và Phúc lợi đã điều tra và phân tích hiện trạng sức khỏe tâm thần quốc gia do COVID-19 hàng quý (tháng 3, 6, 9 và 12) từ năm 2020, đồng thời đang chuẩn bị các dịch vụ sức khỏe tâm thần và các biện pháp hỗ trợ tâm lý dựa vào kết quả điều tra.
Điểm số đánh giá trầm cảm vào tháng 12 năm ngoái là 5,0 trên tổng số 27 điểm và nhìn chung đang có xu hướng giảm, từ mức 5,9 điểm vào tháng 9/2020, 5,5 điểm vào tháng 12/2020, 5,7 điểm vào tháng 3/2021, 5,0 điểm vào tháng 6/2021, và 5,1 điểm vào tháng 9/2021.
Theo độ tuổi, những người ở độ tuổi 30 có điểm số và tỷ lệ trầm cảm cao nhất trong nhóm nguy cơ trầm cảm. Điểm số trầm cảm của những người ở độ tuổi 30 vào tháng 12 là 6,4, gấp rưỡi điểm của những người ở độ tuổi 60 trở lên (4,2 điểm), nhóm đối tượng có điểm số trầm cảm thấp nhất. Tỷ lệ của nhóm nguy cơ trầm cảm là 27,8%, cao gấp đôi so với nhóm ở độ tuổi 60 (13,8%).
Những người ở độ tuổi 20 có điểm trầm cảm cao hơn các nhóm tuổi khác, chẳng hạn như 6,7 điểm vào tháng 3/2021, nhưng trong cuộc khảo sát này, điểm trung bình đã giảm xuống còn 5,0.
Điểm trầm cảm của phụ nữ là 5,7, cao hơn của nam giới là 4,4. Tỷ lệ nhóm nguy cơ trầm cảm ở nữ là 23,1% và nam là 14,9%.
Đặc biệt, điểm trầm cảm (7,0 điểm) và tỷ lệ nhóm nguy cơ trầm cảm (33,0%) của phụ nữ tuổi 30 cao nhất xét giới tính và nhóm tuổi.
Tỷ lệ có ý định tự tử đã tăng lên 16,3% vào tháng 3/2021, nhưng dần dần giảm xuống còn 13,6% vào tháng 12/201. Tuy nhiên, con số này vẫn còn cao so với mức 9,7% vào tháng 3/2020, là giai đoạn đầu của COVID-19.
Tỷ lệ có ý định tự tử cũng cao nhất ở những người ở độ tuổi 30 (18,3%). Theo sau là những người ở độ tuổi 20 với 17,3%. Những người ở độ tuổi 60 trở lên chiếm 8,7%. Xét theo giới tính, 13,8% là nam và 13,4% là nữ.
Tỷ lệ có ý định tự tử ở nam giới độ tuổi 30 là 22,4%, cao nhất xét theo giới tính và nhóm tuổi. Tiếp theo là phụ nữ ở độ tuổi 20 (17,3%) và nam giới ở độ tuổi 20 (17,2%).
Có thể thấy, nỗi sợ hãi và lo lắng về COVID-19 có xu hướng giảm dần theo thời gian.
Vào tháng 12 năm ngoái, điểm số sợ hãi của COVID-19 là 1,7 trên tổng 3 điểm, cao hơn một chút so với 1,6 điểm của tháng 9. Khoảng thời gian đáng sợ nhất là tháng 12/2020 (1,8 điểm).
Điểm số lo lắng đạt 4,0 điểm, thấp hơn 5,5 điểm vào tháng 3/2020 và 4,6 điểm vào tháng 3/2021.
Mức độ xáo trộn trong cuộc sống hàng ngày là 5,0 trên 10 điểm, gần tương tự với mức 5,1 điểm vào tháng 6 và tháng 9.
Xét theo khu vực, các hoạt động xã hội và giải trí (6,2 điểm) được cho là phải chịu nhiều xáo trộn nhất. Điểm cao nhất tiếp theo là xáo trộn cuộc sống gia đình (4,5 điểm) và gián đoạn công việc (4,3 điểm).
Những người hỗ trợ tâm lý phổ biến nhất là 'gia đình' (62,3%), 'bạn bè và đồng nghiệp' (20,6%) và 'không có ai' (11,3%).
Tuy nhiên, những người ở độ tuổi 20 trả lời là "gia đình" là 45,8% và "bạn bè và đồng nghiệp" là 34,8%, cao hơn so với các nhóm tuổi khác.
Những người ở độ tuổi 30 có tỷ lệ trầm cảm và suy nghĩ tự tử cao nhất với 13,6%. Những người ở độ tuổi 20 cũng ghi nhận mức cao là 12,4%.
Jung Eun-young, Giám đốc chính sách sức khỏe tâm thần tại Bộ Y tế và Phúc lợi, cho biết, "Các chuyên gia lo ngại rằng các vấn đề sức khỏe tâm thần sẽ trở nên tồi tệ hơn vào thời điểm mà các tác động kinh tế và xã hội đang diễn ra mạnh mẽ. Chúng tôi sẽ hỗ trợ chặt chẽ các chính sách nhằm phục hồi sức khỏe tâm lý cho người dân cùng với việc từng bước phục hồi cuộc sống hàng ngày."