Đời sống Xã hội

COVID-19 thay đổi phong cách tiêu dùng của người Hàn Quốc…Tiền đổ vào xổ số và xa xỉ phẩm

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)10:08 23-02-2022
Doanh số bán vé số năm ngoái và doanh số bán hàng sang trọng ở các TTTM cao nhất mọi thời đại Tâm lý đầu cơ và tiêu dùng trả đũa tăng cao do thời gian kiểm soát đại dịch kéo dài
Người tiêu dùng Hàn Quốc cảm thấy quá mệt mỏi với đại dịch kéo dài, đã không ngần ngại mở hầu bao để đánh bạc và mua sắm xa xỉ.

Năm ngoái, thành tích của bộ phận kinh doanh mặt hàng sang trọng tại các trung tâm thương mại lớn đã tăng vọt và doanh thu xổ số lần đầu tiên trong lịch sử vượt quá 5 nghìn tỷ won.

Louis Vuitton Moet Hennessy (LVMH), tập đoàn xa xỉ lớn nhất thế giới, đã ghi nhận thành tích tốt nhất trong năm ngoái nhờ doanh số bán hàng mạnh mẽ tại các thị trường lớn bao gồm cả Hàn Quốc. Ngành công nghiệp cờ bạc tại Mỹ cũng đạt doanh thu kỷ lục 53 tỷ USD vào năm ngoái.

Các nhà phân tích cho rằng những người tiêu dùng không thể tham gia vào các hoạt động giải trí như du lịch nước ngoài do ảnh hưởng từ các hạn chế trong khâu kiểm dịch trong thời gian dài có thể chìm đắm trong cờ bạc và mua hàng xa xỉ để làm giảm bớt căng thẳng và thỏa mãn tâm lý 'mua sắm phục thù'.

 

[Ảnh=Internet]

 
​Doanh số bán hàng tại trung tâm thương mại tăng vọt sau khi dịch bệnh xuất hiện
Các trung tâm thương mại, 'anh cả' trong ngành phân phối, mới chỉ 3~4 năm trước còn bị coi là một ngành công nghiệp thất thu.

Điều này là do sự tăng trưởng đã bị đình trệ khi nhiều loại cửa hàng giảm giá xuất hiện và quy mô mua sắm trực tuyến ngày càng lớn.

Tuy nhiên, với sự bùng phát của coronavirus mới (COVID-19), mọi chuyện đã thay đổi.

Theo ngành bán lẻ ngày 19, doanh thu của các trung tâm thương mại lớn như Lotte, Shinsegae và Hyundai đã tăng đáng kể vào năm ngoái so với năm 2020 và có không ít các chi nhánh có doanh thu hàng năm vượt quá 1 nghìn tỷ won.

Đặc biệt, trung tâm thương mại Shinsegae chi nhánh Gangnam đã vượt qua doanh thu hàng năm 2,5 nghìn tỷ won, vượt qua chi nhánh Isetan Shinjuku của Nhật Bản và Gallery Lafayette của Pháp để trở thành trung tâm thuong mại có doanh số bán hàng đứng đầu thế giới.

Hoạt động tốt của các trung tâm thương mại được thúc đẩy bởi các mặt hàng xa xỉ.

Các trung tâm thương mại có cửa hàng của 'top 3 thương hiệu hàng xa xỉ' bao gồm như Louis Vuitton, Chanel và Hermes, đều là những chi nhánh có tên trong câu lạc bộ doanh thu 1 nghìn tỷ won.

Trong trường hợp của Shinsegae, trung tâm thương mại sở hữu nhiều chi nhánh có cửa hàng của 'top 3 thương hiệu xa xỉ', lợi nhuận hoạt động năm ngoái là 517,3 tỷ won, tăng 484,6% so với năm trước.

Đây là mức cao kỷ lục, vượt qua lợi nhuận hoạt động năm 2019 (467,8 tỷ won) trước khi bùng nổ cuộc khủng hoảng COVID-19.

Lợi nhuận hoạt động của riêng bộ phận kinh doanh tại trung tâm thương mại là 362,2 tỷ won, trong đó doanh số bán hàng xa xỉ tăng 44,9%, là yếu tố đóng góp quan trọng vào số lợi nhuận này.

Một quan chức ngành phân phối cho biết “Doanh số bán hàng xa xỉ đã thúc đẩy doanh thu của tất cả các trung tâm thương mại. Những người tiêu dùng không thể tham gia vào các hoạt động giải trí như du lịch nước ngoài do thời gian kiểm soát đại dịch kéo dài đã 'mua sắm phục thù' và góp phần vào sự gia tăng doanh số bán hàng xa xỉ.

Có thể thấy từ kết quả hoạt động của các trung tâm thương mại, tốc độ tăng trưởng doanh số của các thương hiệu cao cấp lớn vào thị trường Hàn Quốc cũng đang bùng nổ.

Các công ty con của Louis Vuitton, Chanel và Hermès tại Hàn Quốc lần lượt kiếm được 1,46,8 nghìn tỷ KRW, 929,6 tỷ KRW và 419 tỷ KRW vào năm 2020.

Tỷ lệ tăng trưởng doanh số của Louis Vuitton Hàn Quốc và Hermes Hàn Quốc lần lượt là 33,4% và 15,8%. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh lần lượt tăng 177,2% và 15,9%.

Doanh thu của Chanel Hàn Quốc giảm 12,6% vì không giống như các thương hiệu khác, hoạt động của cửa hàng miễn thuế cũng được phản ánh vào trong doanh thu công bố.

Do đại dịch COVID-19, doanh số bán hàng của bộ phận miễn thuế giảm hơn 80%, trong khi doanh số bán hàng tổng hợp tại tung tâm thương mại và các cửa hàng bán lẻ tăng gần 30%.

Lợi nhuận hoạt động chung của Chanel Korea tăng 34,4%.
 
Doanh thu xổ số cao nhất từ ​​trước đến nay
Một đối tượng khác được hưởng lợi từ đại dịch kéo dài chính là cờ bạc.

Theo Bộ Chiến lược và Tài chính, tổng doanh thu xổ số trong nước đạt 5.975,5 tỷ won trong năm ngoái, tăng 10,3% so với năm 2020.

Doanh thu bán vé xổ số dần dần tăng lên 4,2 nghìn tỷ won vào năm 2017, 4,4 nghìn tỷ won vào năm 2018 và 4,8 nghìn tỷ won vào năm 2019, nhưng cho thấy mức tăng mạnh từ năm 2020 (5,4 nghìn tỷ won) khi dịch COVID-19 bắt đầu lan rộng.

Theo loại hình, doanh thu xổ số đạt 5.137,1 tỷ won, tăng 8,4% so với năm trước. Đây là lần đầu tiên doanh số bán vé số vượt quá 5 nghìn tỷ won.

Vé số in (19,8%), vé số hưu trí (29,2%), vé số điện toán (25,6%) có mức tăng trưởng cao, mặc dù tỷ trọng bán ra còn nhỏ.

Các nhà phân tích cho rằng nhu cầu mua vé số tăng lên do ngành đầu cơ ăn tiền như đua ngựa và đua xe đạp đã thu hẹp kể từ sau đại dịch, và sự không chắc chắn về tương lai cũng tăng lên do suy thoái kinh tế.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기