Đời sống Xã hội

Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn…Thu nhập hàng tháng của Nhóm thượng lưu ↑6% · Nhóm thu nhập thấp ↓1%

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)18:00 05-04-2022
Ngân hàng Shinhan đã công bố "Báo cáo đời sống tài chính bình thường của người dân năm 2022" vào ngày 5, cho thấy rằng mặc dù nền kinh tế Hàn Quốc đã chống lại được cú sốc lớn của dịch bệnh COVID19 vào năm ngoái, thu nhập và tài sản trung bình của hộ gia đình cũng đã tăng lên, nhưng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng mở rộng.

 

[Ảnh=Ngân hàng Shinhan]


Báo cáo đã khảo sát 10.000 người hoạt động kinh tế trong độ tuổi từ 20 đến 64. Kết quả cho thấy thu nhập trung bình hàng tháng của các hộ gia đình Hàn Quốc vào năm ngoái là 4,93 triệu won (khoảng khoảng 93 triệu VNĐ). Thu nhập hộ gia đình đã tăng lên qua từng năm kể từ khi cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2016. Năm 2019 là 4,86 ​​triệu won. Năm 2020, lần đầu tiên giảm 1,6% xuống 4,78 triệu won do ảnh hưởng của dịch COVID19 .

Tuy nhiên, mức tăng thu nhập không phải ở mức trung bình đối với các tầng lớp dân cư, nếu mức thu nhập hộ gia đình được chia thành 5 phân vị thì thu nhập của phân vị thứ 5 và thứ 4 trong (nhóm thu nhập cao) sẽ tăng lần lượt là 5,9% và 4,7% tương đương 9,48 triệu won và 5,83 triệu won. Ngược lại, đối với phân vị thứ nhất và thứ 2, thu nhập lần lượt giảm 1,1% và 1,6% tương đương 1,81 triệu won và 3,05 triệu won.

Theo đó, khoảng cách phân bổ thu nhập giữa tầng lớp thứ 5 và tầng lớp 1 đã mở rộng lên 5,23 lần. Khoảng cách này vốn đã thu hẹp trong hai năm liên tiếp vào năm 2018 (4,83 lần) và 2019 (4,76 lần), tuy nhiên lại bắt đầu mở rộng trở lại vào năm 2020.

Năm ngoái, mức tiêu thụ trung bình hàng tháng của các hộ gia đình Hàn Quốc là 2,42 triệu won, chiếm 49,1% tổng thu nhập và tỷ trọng này nhỏ hơn một chút so với năm 2020 (50,2%). Mặc dù thu nhập tăng 150.000 won trong một năm, nhưng tiêu dùng chỉ tăng 20.000 won.

Từ góc độ cơ cấu tiêu dùng của hộ gia đình, tỷ trọng tiêu dùng thực phẩm tăng từ 22,1% lên 22,3%, chi tiêu cho giáo dục tăng từ 11,7% lên 12,4%, nghỉ ngơi và giải trí tăng từ 6,3% lên 7%, chi tiêu cho nhà ở giảm từ 11,3% xuống 11,2 %, chi tiêu cho quần áo và làm đẹp giảm từ 5,4% xuống 5%.

Mức tiết kiệm và đầu tư trung bình hàng tháng của các hộ gia đình là 1,03 triệu won, giảm 60.000 won so với năm 2020, chiếm 20,9% tổng thu nhập, mức thấp nhất kể từ khi thống kê được thực hiện vào năm 2016.

Quy mô tài sản trung bình của các hộ gia đình được khảo sát là 517,92 triệu won, tăng 11,8% so với năm 2020 và lần đầu tiên vượt quá 500 triệu won. 

Từ góc độ cơ cấu tài sản hộ gia đình, bất động sản chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 79,9%; tài sản tài chính và tài sản vật chất khác lần lượt chiếm 13,8% và 6,3%. Chỉ tính riêng về tài sản, tài sản gia đình nắm giữ trung bình là 413,86 triệu won, tăng 21,1% so với năm trước. Khoảng cách về tài sản bất động sản do các tầng lớp khác nhau nắm giữ cũng ngày càng mở rộng, lượng bất động sản mà tầng lớp phân vị thứ 5 và thứ 4 nắm giữ lần lượt là 1.227,67 triệu won và 504,18 triệu won, tăng đáng kể 24,5% và 22,9% chỉ trong một năm. Ngược lại, lượng bất động sản mà nhóm phân vị thứ 2 nắm giữ chỉ tăng 2,8%, trong khi với phân vị thứ nhất giảm 18,3%.

66,7% hộ gia đình đang mắc nợ, với số dư nợ trung bình là 101,64 triệu won, tăng 16,1% trong một năm. Trong đó, số nợ của tầng lớp thu nhập cao còn tăng mạnh hơn, số dư nợ của tầng lớp 5 tăng từ 122,25 triệu won lên 141,38 triệu won, tăng 15,6%; số dư nợ của tầng lớp 1 tăng từ 43,67 triệu won lên 48,52 triệu won, tăng 11,1%.

Về triển vọng điều kiện kinh tế hộ gia đình trong năm tới, 56,5% số hộ được khảo sát cho rằng cơ bản giống năm 2021 và 27,2% cho rằng sẽ cải thiện.

 

[Ảnh=Yonhap News]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기