Đời sống Xã hội

[30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc] Sách giáo khoa về bóng chày đầu tiên bằng tiếng Việt…Tình hữu nghị 30 năm sâu sắc hơn nhờ giao lưu văn hóa

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)16:26 07-06-2022
Kết quả sự hợp tác của trưởng nhóm hỗ trợ của Hiệp hội Bóng chày Việt Nam Lee Jang-hyeong, cựu huấn luyện viên Lee Man-soo và Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam Quỹ học đường King Sejong tổ chức 'Hội thảo Học viện King Sejong Việt Nam 2022'...Các trường đại học Việt Nam quan tâm đến ngôn ngữ Hàn Quốc
Quan hệ ngoại giao của Hàn Quốc và Việt Nam tính đến nay đã được 30 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 22 tháng 12 năm 1992.

Tính đến năm 2019, các chuyến du lịch giữa nhân dân hai nước đã đạt khoảng 4,92 triệu lượt. Ngoài ra, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 với Hàn Quốc tính đến năm 2020.


 

Sách giáo khoa về bóng chày đầu tiên bằng tiếng Việt [Ảnh=Hulk Foundation]

 
Sách dạy bóng chày đầu tiên bằng tiếng Việt
"Khi còn học cấp 2, tôi có một chút về thể lực so với các học sinh khác, nhưng thua một trận bóng bàn với một người bạn khiến tôi vô cùng cay đắng. Tôi năn nỉ bố mẹ mua cho mình một cuốn sách giáo khoa bóng bàn. Tại thời điểm đó, việc mua các loại sách, tài liệu không dễ dàng như bây giờ, vì vậy khi nhận được bộ sách giáo khoa bóng bàn mà bố mua, tôi thấy vô cùng phấn khích và tưởng tượng mình như một vị tướng với quyển bí quyết tác chiến trên tay."

Lee Jang-hyeong, trưởng nhóm hỗ trợ của Hiệp hội Bóng chày Việt Nam, sẽ không bao giờ quên 'cuộc gặp gỡ đầu tiên' với sách giáo khoa bóng bàn.
 
Trưởng nhóm Lee cho biết, "Bây giờ nhìn lại, cuốn sách giáo khoa, với đầy những thuật ngữ khó và hình ảnh minh họa đã giúp ích rất nhiều cho tôi trong việc học một môn thể thao mới. Đây có lẽ là lý do tại sao ngay từ đầu tôi đã quyết định phải viết một cuốn sách giáo khoa nhằm đóng góp cho sự phát triển của bóng chày Việt Nam."
 
Trưởng nhóm Lee đã truyền đạt ý định này cho cựu huấn luyện viên Lee Man-soo của đội bóng chày chuyên nghiệp SSG Landers (trước đây là SK Wyverns). Huấn luyện viên Lee Man-soo đã chọn hơn 10 cuốn sách giáo khoa và sách quy tắc về bóng chày và gửi chúng cho trưởng nhóm Lee.
 
Thật không dễ dàng để tạo nên một cuốn sách giáo khoa về bóng chày. Phải mất khoảng 1 năm 6 tháng cho nhiệm vụ này. Tôi đã phải suy nghĩ xem có nên sử dụng tất cả các thuật ngữ bóng chày bằng tiếng Anh trong sách giáo khoa bóng chày của Việt Nam hay không, hay có nên tạo ra các thuật ngữ bóng chày mới bằng cách kết hợp các ký tự Trung Quốc với tiếng Việt Nam, do Việt Nam cũng sử dụng nhiều vốn từ có nguồn gốc từ Trung Quốc giống như Hàn Quốc.
  
Sau khi hoàn thành bản thảo của cuốn sách giáo khoa về bóng chày viết bằng tiếng Hàn, tôi đã gặp một số dịch giả. Chỉ riêng công việc hiệu đính cũng đã được thực hiện hàng trăm lần.
 
"Cuối cùng, Chiến, người hiểu rõ về bóng chày và sẽ trở thành đội trưởng đội tuyển bóng chày quốc gia Việt Nam tiếp theo, đã âm thầm thực hiện nhiệm vụ khó khăn này với tư cách là người điều hành Hiệp hội Bóng chày Việt Nam (VBSF)", trưởng nhóm Lee nói.
 
Nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam đã tài trợ sản xuất sách giáo khoa về bóng chày với hy vọng bóng chày Hàn Quốc sẽ giúp ích cho sự phát triển của bóng chày Việt Nam.

Có hai điều mà trưởng nhóm Lee muốn tạo ra sự khác biệt với các sách giáo khoa bóng chày hiện có khi biên soạn sách giáo khoa bóng chày Việt Nam.

Thứ nhất là sách giáo khoa bóng chày cũ của Hàn Quốc rất khó hiểu vì họ sử dụng thuật ngữ tiếng Nhật được dịch và hình người mẫu diễn tả cũng là người Nhật chứ không phải người Hàn. Vì vậy, tôi đã lấy một cầu thủ bóng chày Việt Nam làm người mẫu ảnh để những người Việt Nam khi đọc cẩm nang này không cảm thấy quá lạ lẫm.
 
Thứ hai, thay vì sự cứng nhắc của sách giáo khoa, “những câu chuyện thú vị về bóng chày” đã được đan xem thêm vào để người Việt Nam dễ dàng hiểu và yêu thích môn bóng chày, tăng cường làm quen với môn bóng chày. Chúng tôi đã chuẩn bị một cơ hội để quảng bá sự xuất sắc của bóng chày Hàn Quốc thông qua lịch sử bóng chày Hàn Quốc, và câu chuyện về chiến thắng của đội tuyển bóng chày Hàn Quốc tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008.
 
Trưởng nhóm Lee cho biết "Tôi nhận thức rất rõ rằng bóng chày Việt Nam không thể phát triển vượt bậc chỉ với một cuốn sách. Giờ đây, bóng chày đã trở thành một nền văn hóa xã hội vượt ra ngoài lĩnh vực thể thao."
 
"Để phát triển văn hóa, các yếu tố khác nhau tạo nên văn hóa phải cùng phát triển. Có rất nhiều nhiệm vụ cần phải khắc phục để phát triển môn bóng chày ở Việt Nam, chẳng hạn như các yếu tố vật lý, môi trường và khí hậu cần phải được thực hiện gấp rút. Tôi hy vọng cuốn sách giáo khoa này sẽ là một bước đệm nhỏ cho bước đầu tiên đó", trưởng nhóm Lee chỉ ra.
 
Cựu huấn luyện viên Lee Man-soo cho biết, "Tôi không biết việc một sách giáo khoa về bóng chày được xuất bản ở Đông Nam Á sẽ mang đến lợi ích to lớn như thế nào. Tôi cảm thấy rất biết ơn. Không còn xa nữa, sắp tới đây một cuốn sách giáo khoa về bóng chày cũng sẽ được xuất bản tại Lào trong năm nay. Tôi thực sự mong chờ nó."

 

Sách giáo khoa về bóng chày đầu tiên bằng tiếng Việt [Ảnh=Hulk Foundation]

 
Việt Nam, quốc gia đã luôn yêu mến văn hóa Hàn Quốc trong 30 năm
Ngôn ngữ Hàn Quốc đang đưa hai quốc gia xích lại gần nhau hơn. Vào tháng 2/2021, tiếng Hàn được coi là một trong những ngoại ngữ đầu tiên ở Việt Nam, và chương trình giảng dạy tiếng Hàn đang được mở rộng tới các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Sự quan tâm của Việt Nam đến văn hóa Hàn Quốc đang rất nóng. Khoa Tiếng Hàn, Đại học KHXH&NV Hà Nội, một trong những trường có uy tín nhất ở Hà Nội, được cho là trường đứng đầu về điểm đỗ đầu vào của Việt Nam.
 
Quỹ học đường King Sejong (Chủ tịch Lee Hae-young) đã tổ chức 'Hội thảo Viện King Sejong Việt Nam 2022' để kỷ niệm 10 năm thành lập Tổ chức và kỷ niệm 30 năm thành lập quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam tại Viện King Sejong, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam trong hai ngày 29~30/3. Sự kiện được tiến hành theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến (online). Tổng cộng có 70 quan khách tham dự bao gồm các quan chức của Viện King Sejong và giáo viên của các trường có giảng dạy tiếng Hàn Quốc.
 
Chủ đề chính của 'Hội thảo Học viện King Sejong Việt Nam 2022' là “Tìm kiếm các cách thức bản địa hóa và tăng cường năng lực của giáo viên dạy tiếng Hàn để đáp ứng nhu cầu về tiếng Hàn tại Việt Nam”.
 
Những người tham gia sự kiện đã chia sẻ về sự thay đổi của nhu cầu học tiếng Hàn và nguồn cung giáo viên sau dịch COVID-19, đồng thời thảo luận về phương hướng và kế hoạch phát triển hiệu quả giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh số lượng giáo viên người Hàn so với nhu cầu của người học không đủ do ảnh hưởng của dịch bệnh.
 
Đặc biệt, tại sự kiện kỷ niệm 10 năm thành lập Tổ chức Viện Vua Sejong năm nay, một loạt bài giảng đặc biệt của 10 nhân vật nổi tiếng đã được tổ chức. Người đầu tiên trong số đó là đạo diễn Nguyễn Quang Dũng. Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng là đạo diễn của bộ phim 'Tháng năm rực rỡ', phiên bản Việt của phim 'Sunny' của Hàn Quốc. Trong buổi thuyết giảng, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã chia sẻ với khán giả suy nghĩ của cá nhân mình về về văn hóa Hàn Quốc cũng như suy nghĩ về cách người Việt Nam tiếp nhận nền văn hóa Hàn Quốc hiện nay ra sao.
 
Chủ tịch Quỹ King Sejong cho biết "Hội thảo Viện King Sejong Việt Nam, được tổ chức lại lần đầu tiên sau hai năm do bị gián đoạn bởi COVID-19, là một sự kiện ý nghĩa nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam và kỷ niệm 10 năm thành lập Viện. Đặc biệt, các lãnh đạo cấp cao ở cấp phó hiệu trưởng của mỗi trường đại học điều hành Viện King Sejong đều đã trực tiếp tham dự lịch trình 2 ngày 1 đêm và tích cực tham gia vào phần Hỏi & Đáp, thể hiện sự quan tâm của trường đại học đối với giáo dục tiếng Hàn."
 
Chủ tịch Lee tiếp tục, "Điều đặc biệt ấn tượng là chỉ có 6 trong số 50 người tham gia trực tiếp là người Hàn Quốc. Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam, là kết quả của một thế hệ làm việc chăm chỉ để dạy và học tiếng Hàn, tôi có thể nhận thấy rằng nền giáo dục tiếng Hàn tại Việt Nam đã phát triển đủ để được dẫn dắt một cách tự chủ bởi các chuyên gia giáo dục tiếng Hàn người Việt Nam thay vì người Hàn Quốc bản địa được phái cử sang Việt Nam hay người kiều bào Hàn Quốc đang sinh sống tại  Việt Nam."

Vào ngày 24/4, "Cuộc thi hùng biện của Đại sứ Hàn Quốc" lần thứ nhất cũng đã được tổ chức. Lần đầu tiên cuộc thi này được tổ chức trên quy mô toàn quốc từ cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông cho tới người dân bình thường.

Khoa tiếng Hàn tại các trường đại học như Đại học Hồng Bàng ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang tổ chức nhiều sự kiện để kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Cũng có rất nhiều người quan tâm đến hanbok (trang phục truyền thống của Hàn Quốc). Nếu bạn nhìn vào top 10 nội dung được người Việt Nam xem nhiều nhất trên Netflix, thì cũng có sự xuất hiện của 7~9 bộ phim truyền hình và điện ảnh Hàn Quốc.

 

Ảnh kỷ niệm 'Hội thảo Viện King Sejong Việt Nam 2022' [Ảnh=Quỹ học đường King Sejong]

Trao đổi văn hóa ở cấp chính phủ cũng diễn ra vô cùng sôi nổi
Năm 2022, kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao thông qua các chương trình giao lưu văn hóa, Chính phủ Hàn Quốc và Việt Nam sẽ △ Thúc đẩy trao đổi và hợp tác thông qua các hoạt động triển lãm và biểu diễn nghệ thuật △ Tham gia các liên hoan, hội nghị quốc tế, liên hoan phim quốc tế được tổ chức tại 2 nước △ Tăng cường hợp tác và giao lưu nhân sự trong lĩnh vực điện ảnh △ Thúc đẩy việc chia sẻ thông tin và kinh nghiệm liên quan đến bảo vệ di sản văn hóa.
 
Hai quốc gia cũng quyết định tổ chức lễ hội ở quốc gia còn lại như một sự kiện đại diện cho kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao với ý nghĩa phục hồi giao lưu con người, văn hóa vốn đã bị tạm ngừng do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
 
Trước hết, Hàn Quốc sẽ tổ chức 'Lễ hội văn hóa đèn lồng Hàn Quốc - Việt Nam' với chủ đề những chiếc đèn lồng tượng trưng cho hy vọng và tương lai tại Việt Nam. Sự kiện này bao gồm các cuộc triển lãm đèn lồng truyền thống của Hàn Quốc và Việt Nam, buổi biểu diễn của các nghệ sĩ văn hóa nổi tiếng của cả hai nước, buổi biểu diễn của dàn hợp xướng nam và nữ và hội trường trải nghiệm giới thiệu nét hấp dẫn của văn hóa và du lịch Hàn Quốc.

Mặt khác, Việt Nam sẽ tổ chức 'Lễ hội Văn hóa và Du lịch Việt Nam' tại Hàn Quốc để biểu diễn các tiết mục đa dạng như âm nhạc, khiêu vũ của các nghệ sĩ văn hóa truyền thống Việt Nam, đồng thời trình diễn các tiết mục sử dụng nghệ thuật văn hóa Hàn Quốc.
 
Ngoài chương trình trao đổi văn hóa lần này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ cải thiện môi trường thư viện thành phố Hà Nội với mục tiêu hoàn thành vào năm nay (2022), hỗ trợ xây dựng phòng tài liệu văn hóa Hàn Quốc, sách và tài liệu báo chí, và tạo ra những nội dung thực tế liên kết giữa Bảo tàng dân tộc học Việt Nam với Phòng Hàn Quốc. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp thế hệ trẻ Việt Nam trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc đa dạng hơn và nâng cao sự đồng thuận văn hóa trong môi trường thoải mái.
 
Một quan chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giải thích, “Chúng tôi đang tích cực chuẩn bị các sự kiện khác nhau trong nửa cuối năm để chuẩn bị cho ngày kỷ niệm chính thức vào ngày 22/12."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기