Hoạt động trao đổi phóng viên giữa Hàn Quốc và Việt Nam, vốn bị gián đoạn do COVID-19, đã được nối lại. Theo Hiệp hội Nhà báo Hàn Quốc (JAK), từ ngày 26~30/7 vừa qua, Đoàn đại biểu Hội Nhà báo Hàn Quốc do ông Kim Dong-hoon, Chủ tịch Hội Nhà báo Hàn Quốc làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam để trao đổi về kinh nghiệm làm báo, triển khai các hoạt động công tác giữa 2 nước.
Đặc biệt, vào ngày 27, diễn đàn thảo luận 'Truyền thông và Chuyển đổi kỹ thuật số - Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ số của cơ quan truyền thông Hàn Quốc và Việt Nam' đã được tổ chức. Tại diễn đàn, các phóng viên của cả hai nước đã tích cực trao đổi, chia sẻ về những thay đổi trong hoạt động đưa tin do ảnh hưởng của COVID-19.
Kim Dong-hoon, Chủ tịch Hiệp hội Nhà báo Hàn Quốc cho biết, "Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Hàn Quốc đã tổ chức các sự kiện giao lưu hàng năm, nhưng giao lưu quốc tế đã bị đình chỉ trong ba năm qua do COVID-19, và trao đổi đã không thể thực hiện được. Đây là lần đầu tiên tôi đến Việt Nam sau ba năm kể từ khi nhậm chức. Năm nay là một năm có ý nghĩa vô cùng sâu sắc khi đánh dấu kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước."
Nguyễn Hồng Hạnh, Giám đốc trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ của Thông tấn xã Việt Nam, cho biết “Phương thức lấy tin đã thay đổi rất nhiều do COVID-19. Giờ đây việc tạo phòng trò chuyện thông qua ứng dụng điện thoại thông minh để lấy tin hoặc phỏng vấn cũng đã không còn xa lạ. Các phóng viên cũng đã thường xuyên tổ chức các cuộc họp trực tuyến. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, chúng tôi có thể cung cấp thông tin chính xác và tin cậy đến với độc giả một cách nhanh chóng."
Các phóng viên hai nước cũng đồng ý rằng khi nhu cầu về thông tin tiêm chủng vắc-xin, tình hình dịch COVID-19, vai trò của truyền thông đã được khắc họa rõ nét hơn, tạo nên sự khác biệt rõ ràng so với những thông tin thiếu thận trọng tràn lan trên mạng.
Ha Seong-jin, chủ tịch Hiệp hội Nhà báo Chungbuk, cho biết, "Khi các thông tin thiếu chính xác từ nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, bao gồm cả phương tiện truyền thông một người, được đưa ra khiến mọi thứ trở nên rối loạn thì mọi người bắt đầu tìm kiếm những nguồn thông tin đáng tin cậy. Nếu đó là nội dung có giá trị, tôi chấp nhận trả phí để có thể tiếp cận nó."
Một quan chức của báo Nhân dân cũng cho biết, "Báo Nhân dân cũng đang điều hành một kênh YouTube như một phần của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Khi dịch COVID-19 xảy ra, số lượng người sử dụng YouTube đã tăng lên rất nhiều. Vào thời điểm đó, thông tin về COVID-19 được cung cấp thông qua các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook và TikTok, nhưng công chúng đã tìm đến các cơ quan ngôn luận để có thông tin đáng tin cậy."
Trong bối cảnh tin tức được cung cấp qua nền tảng trực tuyến, cơ quan truyền thông của 2 nước đều có mối bận tâm giống nhau về việc tiến hành phí dịch vụ.
Ông Lê Quốc Minh, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chỉ ra "Có điểm mà không chỉ ở truyền thông Việt Nam mà cả truyền thông thế giới đã không làm đúng. Đó chính là tạo nên thói quen nhận thông tin miễn phí. Mọi người coi việc trả tiền để mua báo giấy được coi là điều bình thường, nhưng cũng lại có suy nghĩ rằng thông tin được tìm thấy trên các trang web hoặc trên Internet là miễn phí."
"Trong lợi nhuận của các cơ quan ngôn luận trên toàn thế giới, quảng cáo báo giấy chiếm 90% nhưng tỷ lệ này đang giảm. Tuy nhiên, các cơ quan báo chí lại chưa thể thu được lợi nhuận từ các phương thức cung cấp tin trực tuyến. Về lâu dài, chúng ta cần hướng tới việc cung cấp thông tin có thu phí cho độc giả. Các bài báo cũng là hàng hóa. Mọi người cần phải chi trả một số tiền tương đương với giá trị của hàng hóa đó. Và chúng ta cũng cần phải tạo ra được những sản phẩm tốt", Chủ tịch Lê Quốc Minh nhấn mạnh.
Đặc biệt, vào ngày 27, diễn đàn thảo luận 'Truyền thông và Chuyển đổi kỹ thuật số - Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ số của cơ quan truyền thông Hàn Quốc và Việt Nam' đã được tổ chức. Tại diễn đàn, các phóng viên của cả hai nước đã tích cực trao đổi, chia sẻ về những thay đổi trong hoạt động đưa tin do ảnh hưởng của COVID-19.
Kim Dong-hoon, Chủ tịch Hiệp hội Nhà báo Hàn Quốc cho biết, "Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Hàn Quốc đã tổ chức các sự kiện giao lưu hàng năm, nhưng giao lưu quốc tế đã bị đình chỉ trong ba năm qua do COVID-19, và trao đổi đã không thể thực hiện được. Đây là lần đầu tiên tôi đến Việt Nam sau ba năm kể từ khi nhậm chức. Năm nay là một năm có ý nghĩa vô cùng sâu sắc khi đánh dấu kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước."
Nguyễn Hồng Hạnh, Giám đốc trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ của Thông tấn xã Việt Nam, cho biết “Phương thức lấy tin đã thay đổi rất nhiều do COVID-19. Giờ đây việc tạo phòng trò chuyện thông qua ứng dụng điện thoại thông minh để lấy tin hoặc phỏng vấn cũng đã không còn xa lạ. Các phóng viên cũng đã thường xuyên tổ chức các cuộc họp trực tuyến. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, chúng tôi có thể cung cấp thông tin chính xác và tin cậy đến với độc giả một cách nhanh chóng."
Các phóng viên hai nước cũng đồng ý rằng khi nhu cầu về thông tin tiêm chủng vắc-xin, tình hình dịch COVID-19, vai trò của truyền thông đã được khắc họa rõ nét hơn, tạo nên sự khác biệt rõ ràng so với những thông tin thiếu thận trọng tràn lan trên mạng.
Ha Seong-jin, chủ tịch Hiệp hội Nhà báo Chungbuk, cho biết, "Khi các thông tin thiếu chính xác từ nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, bao gồm cả phương tiện truyền thông một người, được đưa ra khiến mọi thứ trở nên rối loạn thì mọi người bắt đầu tìm kiếm những nguồn thông tin đáng tin cậy. Nếu đó là nội dung có giá trị, tôi chấp nhận trả phí để có thể tiếp cận nó."
Một quan chức của báo Nhân dân cũng cho biết, "Báo Nhân dân cũng đang điều hành một kênh YouTube như một phần của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Khi dịch COVID-19 xảy ra, số lượng người sử dụng YouTube đã tăng lên rất nhiều. Vào thời điểm đó, thông tin về COVID-19 được cung cấp thông qua các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook và TikTok, nhưng công chúng đã tìm đến các cơ quan ngôn luận để có thông tin đáng tin cậy."
Trong bối cảnh tin tức được cung cấp qua nền tảng trực tuyến, cơ quan truyền thông của 2 nước đều có mối bận tâm giống nhau về việc tiến hành phí dịch vụ.
Ông Lê Quốc Minh, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chỉ ra "Có điểm mà không chỉ ở truyền thông Việt Nam mà cả truyền thông thế giới đã không làm đúng. Đó chính là tạo nên thói quen nhận thông tin miễn phí. Mọi người coi việc trả tiền để mua báo giấy được coi là điều bình thường, nhưng cũng lại có suy nghĩ rằng thông tin được tìm thấy trên các trang web hoặc trên Internet là miễn phí."
"Trong lợi nhuận của các cơ quan ngôn luận trên toàn thế giới, quảng cáo báo giấy chiếm 90% nhưng tỷ lệ này đang giảm. Tuy nhiên, các cơ quan báo chí lại chưa thể thu được lợi nhuận từ các phương thức cung cấp tin trực tuyến. Về lâu dài, chúng ta cần hướng tới việc cung cấp thông tin có thu phí cho độc giả. Các bài báo cũng là hàng hóa. Mọi người cần phải chi trả một số tiền tương đương với giá trị của hàng hóa đó. Và chúng ta cũng cần phải tạo ra được những sản phẩm tốt", Chủ tịch Lê Quốc Minh nhấn mạnh.