Đời sống Xã hội

Xuất khẩu mỳ ăn liền 6 tháng đầu năm của Hàn Quốc đạt mức cao kỷ lục

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)13:58 08-08-2022
Nhờ sự lan tỏa của Hallyu (làn sóng Hàn Quốc), xuất khẩu mì ăn liền (ramyeon) trong nửa đầu năm nay của Hàn Quốc lại một lần nữa phá kỷ lục.

Theo ngành công nghiệp thực phẩm và Cục Hải quan Hàn Quốc vào ngày 7, xuất khẩu mỳ ăn liền từ tháng 1~6 năm nay đạt 383,4 triệu USD, tăng 19,9% so với kỷ lục trước đó là 319,6 triệu USD trong nửa đầu năm ngoái (năm 2021).


 

[Ảnh=Yonhap News]


Những nước có kim ngạch xuất khẩu cao nhất là Trung Quốc (91,91 triệu USD), Hoa Kỳ (47,86 triệu USD), Nhật Bản (33,2 triệu USD), Đài Loan (14,83 triệu USD), Philippines (14,77 triệu USD), Thái Lan (14,6 triệu USD), Malaysia (13,04 triệu USD) Úc (12,77 triệu USD), Canada (11,59 triệu USD) và Hà Lan (11,3 triệu USD).

Xuất khẩu mỳ ăn liền đã tăng lên kể từ năm 2015. Đặc biệt, trong nửa đầu năm 2020, khi đại dịch COVID-19 xảy ra, xuất khẩu mỳ ăn liền đã tăng mạnh 37,4% so với cùng kỳ năm trước đó (2019).

Một yếu tố đằng sau sự bùng nổ xuất khẩu vào thời điểm đó là sự gia tăng nhu cầu đối với thực phẩm tiện lợi, bao gồm cả mỳ ăn liền, vì các hoạt động di chuyền bên ngoài bị hạn chế ở nhiều quốc gia do ảnh hưởng của quy định giãn cách xã hội.

Ngoài ra, khi các 'nội dung Hàn Quốc (K-content)' như phim truyền hình, điện ảnh và các chương trình giải trí lan rộng, sự quan tâm của thế giới đối với món ăn Hàn Quốc cũng tăng lên đáng kể.

Trong nửa đầu năm ngoái, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mỳ ăn liền hơi chậm lại ở mức 5,8%, nhưng năm nay đã tăng gần 20%.

Ngành công nghiệp phân tích rằng sự gia tăng mạnh mẽ trong xuất khẩu mỳ ăn liền ngay cả trong giai đoạn tình hình dịch COVID-19 đã bắt đầu ổn định, chứng tỏ rằng mỳ ăn liền không chỉ tăng trưởng nhanh đơn thuần nhờ vào nhu cầu của việc 'nấu ăn tại nhà' trong thời kỳ dịch bệnh.

Quan chức của công ty thực phẩm cho biết, "Nhờ các nội dung về Hàn Quốc nhu cầu về K-food (các món ăn Hàn Quốc) cũng đang dần mở rộng ở nhiều quốc gia. Số lượng các kênh phân phối lớn tại địa phương có cung cấp mỳ ăn liền của Hàn Quốc đang tăng lên."

Một quan chức của một công ty thực phẩm khác cho biết: "Từ trước đến nay, mỳ ăn liền chủ yếu được coi là món ăn nhẹ ở nước ngoài, nhưng sau cuộc khủng hoảng COVID-19, tôi bắt đầu nấu và ăn mỳ ăn liền ở nhà với nhiều nguyên liệu khác nhau như trứng, phô mai. Mỳ ăn liền đã từ một món ăn nhanh cho qua bữa (snack) trở thành một bữa ăn chính (meal)."

Quan chức này cũng cho biết, "Ở phương Tây, nhu cầu đối với thực phẩm châu Á đang tăng lên, nhưng mỳ ăn liền Hàn Quốc có hương vị độc đáo. Nó có một lợi thế cạnh tranh nhất định ở chỗ chỉ cần thử ăn 1 lần thì sau đó bạn sẽ tiếp tục tìm đến mỳ Hàn Quốc."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기