Kinh tế Chính trị

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng 5.7%…Giá rau củ và chi phí ăn ngoài vẫn duy trì ở mức cao

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)16:22 02-09-2022
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 ở Hàn Quốc đạt mức 5%, lần đầu tiên sau 7 tháng ghi nhận xu hướng gia tăng chậm lại.

Nguyên nhân là do đà tăng của các mặt hàng xăng dầu chậm lại vì giá dầu quốc tế giảm.

Tuy nhiên, các sản phẩm nông nghiệp, bao gồm cả rau quả và các dịch vụ cá nhân như ăn uống bên ngoài vẫn đang ở mức cao.


 

[Ảnh=Yonhap News]


Theo 'Xu hướng giá tiêu dùng tháng 8' do Cục Thống kê Quốc gia công bố ngày 2, CPI tháng 8/2022 là 108,62 (2020 = 100), tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đây là lần đầu tiên trong 7 tháng kể từ tháng 1/2022, tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm so với tháng trước. CPI đã tăng 3,6% trong tháng 1, thấp hơn một chút so với tháng 12/2021 (3,7%).

Sau khi tăng từ 3,6% vào tháng 1 lên 3,7% vào tháng 2, CPI tiếp tục tăng lên 4,1% vào tháng 3, 4,8% vào tháng 4 và 5,4% vào tháng 5. Trong tháng 6 và tháng 7, tỷ lệ đã tăng lần lượt 6,0% và 6,3%, mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 1998 (6,8%) trong cuộc khủng hoảng tài chính.

CPI đã tăng trong 6 tháng liên tiếp, tuy nhiên đã cho thấy dấu hiệu chậm lại vào tháng 8 và giảm xuống mức 5% lần đầu tiên sau 3 tháng.

Với CPI cộng dồn của năm 2021 cho đến tháng 8/2022 là 5,0%, đây là lần đầu tiên trong năm nay CPI giảm xuống mức 5%.

Việc CPI trong tháng 8 chậm lại so với tháng trước phần lớn là do sự tăng trưởng trong giá các của sản phẩm công nghiệp đã chững lại do ảnh hưởng bởi giá dầu.

Nhóm hàng công nghiệp tăng 7,0%, giảm so với mức 8,9% của tháng trước. Mức đóng góp cũng giảm từ 3,11 điểm phần trăm trong tháng trước xuống còn 2,44 điểm phần trăm.

Xăng dầu tăng 19,7% do ảnh hưởng tăng giá từ dầu diesel (30,4%), xăng (8,5%) và dầu hỏa (73,4%).

Mức tăng của các mặt hàng xăng dầu vẫn ở mức lớn, nhưng đã giảm so với mức 35,1% của tháng trước. Mức tăng của các sản phẩm xăng dầu đã tăng từ 19,4% trong tháng Hai năm nay lên 31,2% trong tháng Ba và duy trì biên độ 30% trong 5 tháng liên tiếp cho đến tháng Bảy.

Nhìn vào tỷ lệ giữa tháng so với cùng kỳ năm trước, các sản phẩm xăng dầu đã giảm 10,0%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/1998 (-15,1%).

Tuy nhiên, thực phẩm chế biến tăng 8,4% so với tháng 7 (8,2%).

Tỷ lệ tăng giá điện, ga, nước là 15,7%, bằng so với tháng trước (15,7%). Điện (18,2%), gas thành phố (18,4%), hệ thống sưởi quận (12,5%) và cấp nước (3,5%) đồng loạt tăng. Sự gia tăng chi phí công đã đẩy mức tăng chi phí nước, điện và khí đốt trong tháng 7 và tháng 8 lên mức cao nhất kể từ tháng 1 năm 2010 khi cuộc khảo sát liên quan được thực hiện.

Giá nông sản, vật nuôi và thủy sản tăng 7,0%, giảm nhẹ so với tháng trước (7,1%). Trong đó, nhóm hàng nông sản tăng 10,4%, tăng so với tháng trước (8,5%) và là mức tăng cao nhất kể từ tháng 6/2021 (11,9%). Các loại rau như bắp cải (78,0%), dưa chuột (69,2%) và hành lá (48,9%) tăng 27,9%, tăng so với tháng trước (25,9%), mức cao nhất kể từ tháng 9/2020. Nhóm hàng chăn nuôi (3,7%) và thủy sản (3,2%) tăng thấp hơn.

Giá dịch vụ cá nhân tăng 6,1%, mức cao nhất kể từ tháng 4/1998 (6,6%). Việc tăng giá gà rán (11,4%) và thực phẩm tươi sống (9,8%) đã đẩy mức tăng của chi phí ăn uống thêm 8,8%, mức cao nhất kể từ tháng 10/1992 (8,8%).

Các dịch vụ cá nhân ngoài ăn uống như phí dịch vụ bảo hiểm (14,9%) tăng 4,2%. Giá nhà ở (1,8%) và dịch vụ công (0,8%) cũng tăng ở các mức độ khác nhau.

Chỉ số giá sinh hoạt phản ánh giá tiêu dùng tăng 6,8% và chỉ số giá tiêu dùng cơ bản phản ánh xu hướng biến động của giá cả tăng 4,4%, mức tăng rộng hơn so với tháng trước (13%). 

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기