Đời sống Xã hội

Lý do gì khiến nhiều sinh viên Hàn Quốc bỏ học Đại học giữa chừng?

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)16:30 04-10-2022
Theo số liệu thống kê, vào năm ngoái (2021) đã có khoảng trên dưới 100.000 sinh viên Hàn Quốc quyết định bỏ học Đại học giữa chừng. Học sinh tự nguyện thôi học và không đăng ký (mặc dù đã đỗ) được tính chung là học sinh thôi học giữa chừng, và tỷ lệ này là gần 5% tổng số học sinh đã đỗ Đại học. Xét về cả số lượng sinh viên lẫn tỷ lệ học sinh thôi học thì cả 2 chỉ số này đều đạt mức cao nhất trong lịch sử.

Top 3 trường đại học danh giá bao gồm Đại học Quốc gia Seoul (SNU), Đại học Yonsei (Yonsei University), Đại học Hàn Quốc (Korea University), được gọi là 'SKY', cũng không phải ngoại lệ. Người ta chỉ ra rằng chi phí xã hội cũng đang tăng lên từng ngày khi không ít sinh viên theo đuổi "nấc thang học thuật" bắt đầu từ các trường đại học cấp tỉnh → các trường Đại học ở trong Seoul → SKY → các trường Đại học Y Dược.


 

Số lượng và tỷ lệ sinh viên thôi học tại các trường đại học 4 năm trên toàn Hàn Quốc trong giai đoạn 2007~2021 [Ảnh=Học viện Jongno]

 
Thôi học tại Đại học Quốc gia Seoul để chuyển sang Đại học về Y Dược

Theo hệ thống thông công bố thông tin (알리미: academy info) của Bộ Giáo dục ngày 21/9, số sinh viên thôi học tại các trường Đại học hệ 4 năm vào năm 2021 là 97.326 người, chiếm 4,9% tổng số sinh viên nhập học. Tỷ lệ học sinh thôi học đang tăng lên hàng năm với năm 2011 là 4,1%, năm 2017 là 4,5%, năm 2021 là 4,9%.

Tỷ lệ thôi học tại SKY cũng ghi nhận mức kỷ lục với 405 sinh viên (1,9%) từ Đại học Quốc gia Seoul, 700 sinh viên (2,6%) từ Đại học Yonsei và 866 sinh viên (3,2%) từ Đại học Hàn Quốc. Tỷ lệ thôi học trung bình của ba trường đại học chỉ là 1,3% trong năm 2011, nhưng đã tăng gấp đôi lên 2,6% vào năm ngoái. Vốn là đối tượng được không ít người ngưỡng mộ vì đã đỗ vào các trường Đại học danh tiếng, tuy nhiên vẫn có ngày càng nhiều sinh viên quyết định nộp lại thẻ sinh viên và xin thôi học.

Trong số các sinh viên thôi học tại các trường trực thuộc Đại học Quốc gia Seoul, trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ đông nhất với 123 sinh viên, tiếp theo là Đại học Khoa học đời sống nông nghiệp với 90 sinh viên, Đại học Khoa học Tự nhiên với 57 sinh viên.

Ở Đại học Hàn Quốc, Đại học Kỹ thuật Công nghệ cũng có nhiều sinh viên thôi học nhất với 196 sinh viên và Đại học Khoa học Đời sống với 194 sinh viên.

Đại học Yonsei cũng ghi nhận số sinh viên thôi học bao gồm 260 sinh viên từ Đại học Kỹ thuật Công nghệ và 94 từ Đại học Khoa học Tự nhiên.

Tình trạng sinh viên thôi học hiện nay được lý giải là do nhiều sinh viên quyết định ôn thi lại vào các trường Đại học có liên quan đến Y Dược (Trường đại học Y, Trường đại học về Răng Hàm Mặt, Trường đại học về Đông y, Trường đại học Dược, Trường đại học về Thú y).

Lim Seong-ho, Giám đốc điều hành của Học viện Jongno, cho biết, "Mức độ phổ biến của các trường y khoa đang tăng vọt hàng năm do cơ hội việc làm của các tập đoàn lớn ngày càng thu hẹp và sự ưa thích của sinh viên đối với những ngành nghề ổn định ngày càng tăng."
 
Càng thi lại nhiều, càng có nhiều cơ hội đỗ vào được trường đại học danh tiếng.

Trong số các trường đại học lớn ở Seoul, tỷ lệ thôi học của Đại học Sogang và Đại học Ngoại ngữ Hankuk là 3,6%, Đại học Sungkyunkwan và Đại học Hanyang (3,4%), Đại học Chung-Ang (3,2%), và Đại học Kyunghee (3,1%).

Quan chức của một trường đại học dân lập ở Seoul cho biết: "Nếu bạn đến thư viện vào những ngày này, có thể dễ dàng thấy các sinh viên chuẩn bị thi lại để với mục tiêu đỗ SKY. Vì có rất nhiều sinh viên đã từng đỗ các trường Đại học khác nhưng xin thôi học để thi lại nên các sự kiện như tiệc chào mừng tân sinh viên không tạo ra được quá nhiều hiệu quả". 

Tình hình tại các trường đại học địa phương thậm chí còn tồi tệ hơn. Tỷ lệ học sinh thôi học của 9 trường đại học quốc gia cơ sở trong khu vực, bao gồm Đại học Quốc gia Pusan ​​và Đại học Quốc gia Kyungpook, đạt mức trung bình là 4,3%. Kết quả phân tích cho thấy rằng hầu hết trong số sinh viên thôi học chọn bỏ học Đại học giữa chừng để thi lại vào các trường đại học lớn ở Seoul.

Kết quả là, tỷ lệ "sinh viên thi lại" trong số những người tham gia kỳ kiểm tra năng lực học tập đại học năm học 2023, sẽ được tổ chức vào ngày 17/11 tới là 31,1%, cao nhất trong vòng 26 năm trở lại đây. Điều này đồng nghĩa với việc cứ 3 người nộp đơn thi Đại học thì có 1 người là sinh viên thi lại.

Các chuyên gia tuyển sinh cho rằng COVID-19 là nguyên nhân chính khiến sinh viên bỏ học và đăng ký thi lại. Điều này là do, khi tỷ lệ lớp học không trực diện (lớp học online) tăng lên, sinh viên có nhiều thời gian rảnh hơn và cảm giác gắn kết giữa sinh viên và trường Đại học cũng giảm đi đáng kể.

Sự sụt giảm dân số trong độ tuổi đi học cũng là một trong số những nguyên nhân chính.

Nam Yoon-gon, người đứng đầu trung tâm nghiên cứu chiến lược tuyển sinh của Megastudy, cho biết, "Số lượng chỉ tiêu tại các trường đại học lớn ở Seoul gần như tương đương nhau, nhưng khi số lượng học sinh trung học đã giảm xuống, việc thi lại nhiều lần khiến cho cơ hội đỗ vào các trường đại học danh tiếng trở nên có phần dễ dàng hơn."

Một số ý kiến ​​chỉ ra rằng việc tình trạng sinh viên thôi học giữa chừng để thi lại Đại học đang dẫn đến lãng phí chi phí xã hội. Các chuyên gia trong giới giáo dục ước tính rằng nếu một người chọn học lại một năm, giáo dục tư nhân sẽ tốn khoảng 20 triệu won. Ngoài ra cũng dẫn đến vấn đề khiến thời gian để thanh niên thực sự bước chân vào xã hội bị kéo dài hơn.

 

[Ảnh=Yonhap News]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기