Đời sống Xã hội

Các khó khăn của HYBE trong việc tiếp quản SM Entertainment

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)17:44 16-02-2023
Cuộc chiến giành thêm cổ phần Lựa chọn ứng cử viên nắm giữ chức vụ giám đốc của SM
"Cuộc chiến" giành quyền kiểm soát SM Entertainment của HYBE vẫn đang là chủ đề được dư luận Hàn Quốc đặc biệt quan tâm. Theo các thông tin trong ngành, cho đến nay dường như HYBE vẫn đang gặp phải nhiều các khó khăn nhất định từ ý định mua thêm cổ phần của SM từ các cổ đông thiểu số cho tới việc sắp xếp nhân sự xem liệu ai sẽ là người đủ khả năng trở thành giám đốc và quản lý SM Entertainment.
 
 

Bang Shi-Hyuk Chủ tịch của HYBE [Ảnh=HYBE]

Ngày 16, HYBE đã công bố danh sách 7 ứng cử viên cho vị trí giám đốc của SM Entertainment. Được biết, phía HYBE đã gửi đề xuất với tư cách là cổ đông tới SM vào ngày hôm trước (15/2), chỉ định ba ứng cử viên cho vị trí giám đốc nội bộ bao gồm Lee Jae-sang Giám đốc điều hành của HYBE America, Jeong Jin-soo CLO (Giám đốc pháp lý) của HYBE và Lee Jin-hwa, trưởng phòng kế hoạch kinh doanh của HYBE.

Ngoài ra, các ứng cử viên cho vị trí giám đốc bên ngoài là luật sư đại diện Kang Nam-gyu của văn phòng luật Gaon, Hong Soon-man, giáo sư khoa hành chính tại Đại học Yonsei, và Im Dae-woong Đại diện Hàn Quốc của Sáng kiến Tài chính Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEPFI).

Bên cạnh đó là Park Byeong-moo, Giám đốc điều hành của VIG Partners được chỉ định là ứng cử viên cho vị trí giám đốc điều hành phi thương mại; Choi Gyu-dam được chỉ định là ứng cử viên cho vị trí kiểm toán không thường trực.

Trước đó vào ngày 10, HYBE thông báo rằng họ sẽ mua 14,8% cổ phần của người sáng lập kiêm nhà sản xuất điều hành SM Lee Soo-man. Được biết, đề xuất cổ đông lần này được thực hiện dưới hình thức phía Lee Soo-man đệ trình đề xuất có chứa nhân sự được chỉ định bởi HYBE theo hợp đồng giữa HYBE và Lee Soo-man vào thời điểm đó.

Có một vài ý kiến chỉ ra rằng, Bang Shi-hyuk chủ tịch của HYBE và Min Hee-jin giám đốc của ADOR (vốn kinh nghiệm 11 năm làm giám đốc sáng tạo tại SM Entertainment) được đánh giá khá cao cho vị trí giám đốc mới của SM; tuy nhiên Park Ji-won Giám đốc điều hành của HYBE đã phủ nhận các thông tin này trong một cuộc họp giao ban tại công ty với phát biểu "Họ quá bận (để có thể đảm đương thêm chức vụ này)".

Nhìn vào các ứng cử viên cho vị trí quản lý mới của SM lần này, có một điểm đáng chú ý là không có ứng cử viên nào có xuất thân là nhạc sĩ hoặc nhà sáng tạo. Đặc biệt, cả ba ứng cử viên cho vị trí giám đốc nội bộ đều là nhân vật cấp cao tại HYBE.

Với việc HYBE đề xuất danh sách ứng cử viên cho ban quản lý mới của SM, cuộc đối đầu về số phiếu với ban lãnh đạo hiện tại của SM dự kiến sẽ là không thể tránh khỏi tại đại hội cổ đông vào tháng 3 tới.

Tại đại hội cổ đông tới, ban lãnh đạo hiện tại của SM cũng đã thông báo về việc hội đồng quản trị sẽ được cải tổ thành 3 giám đốc nội bộ, 3 giám đốc bên ngoài và 1 giám đốc điều hành khẩn cấp. Trong đó, ban lãnh đạo hiện tại của SM đã hé lộ rằng sẽ đề cử Lee Chang Hwan CEO của Align Partners (người được cho là có mối quan hệ thân thiết với ban lãnh đạo hiện tại) vào vị trí giám đốc điều hành khẩn cấp.

Các đồng CEO hiện tại của SM là Lee Sung-soo và Tak Young-jun, sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào tháng tới, hiện vẫn chưa công bố kế hoạch cho nhiệm kỳ thứ hai, nhưng nhiều nguồn thông tin trong ngành đang dự đoán khả năng cao hai CEO này sẽ tiếp tục tranh cử cho nhiệm kỳ tiếp theo.

Song song với vấn đề tuyển chọn giám đốc mới cho SM Entertainment, HYBE còn phải đối mặt với các khó khăn trong việc tiến hành mua thêm cổ phiếu từ các cổ đông thiểu số. 

Ngay từ ban đầu HYBE đã đề xuất mức giá chào mua là 120.000 won (khoảng 2,21 triệu VNĐ), nhưng phương pháp tính toán trở nên phức tạp khi giá cổ phiếu của SM Entertainment đã vượt quá con số này và có xu hướng chạm mốc 130.000 won.

Theo nhà điều hành sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc Korea Exchange vào ngày 16, SM đã kết thúc phiên giao dịch ngày 15/2 với mức giá đóng cửa là 122.600 won, tăng 5.800 won (4,97%) so với ngày giao dịch trước đó (14/2), thậm chí có thời điểm giá cổ phiếu của SM đã tăng lên 127.900 won.

Cho đến đầu tháng 2, giá cổ phiếu của SM Entertainment, chỉ khoảng 80.000 won (khoảng 1,48 triệu VNĐ), tuy nhiên hiện nay đang có dấu hiệu tăng lên không ngừng. Tính đến ngày 15/2, cổ phiếu của SM đã tăng liên tiếp trong 4 ngày giao dịch, đặc biệt trong ngày 10/2 nó đã tăng 16,45% chỉ trong một ngày.

Trong trường hợp của HYBE, kịch bản ban đầu là đảm bảo tối đa 25% cổ phần thông qua chào mua công khai, thêm vào với 14,8% cổ phần đã mua được từ cổ đông lớn nhất là Lee Soo-man. Nếu cộng thêm số cổ phần còn lại của Lee Soo-man (3,66%), thì HYBE sẽ sở hữu tổng cộng 43,45% cổ phần và đảm bảo chắc chắn được quyền biểu quyết.

Tuy nhiên, do giá cổ phiếu của SM vượt quá giá chào mua công khai là 120.000 won nên hiện các cổ đông thiểu số của SM Entertainment không còn mặn mà với đề nghị chào mua từ HYBE. Tuy nhiên, giá cổ phiếu tăng nhanh có thể chỉ là ảnh hưởng của biến động ngắn hạn, nên cũng không thể loại trừ khả năng giá cổ phiếu sẽ giảm xuống dưới 120.000 won trước thời hạn chào mua công khai vào ngày 1/3. Để tham khảo, ngày 1 của tháng tiếp theo là ngày lễ, vì vậy ngày kết thúc đăng ký là ngày 28 của tháng này, tức là ngày làm việc trước đó.

Ngoài ra, Kakao, công ty đã chọn mua cổ phiếu mới và chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi, vốn đã lên kế hoạch mua 9,05% cổ phần, nhưng có khả năng tỷ lệ cổ phần cuối cùng mà Kakao đạt được sẽ thay đổi tùy thuộc vào quyết định cấm phát hành cổ phiếu mới và trái phiếu chuyển đổi được ban hành bởi Lee Soo-man.

Phiên tòa phân xử được lên kế hoạch vào sáng ngày 22/2 tại Tòa án quận phía đông Seoul và dự kiến kết quả sẽ được đưa ra muộn nhất là vào đầu tháng 3 tới. Theo đó, giá cổ phiếu của SM Entertainment có thể sẽ bị lung lay một lần nữa tùy theo quyết định của tòa án.

Trong tình hình phức tạp này, điều thu hút sự chú ý lại được tập trung vào các nhà đầu tư lớn, những người hiện không tham gia vào cuộc chiến tranh chấp quyền kinh doanh, bao gồm Dịch vụ hưu trí quốc gia, công ty công nghệ Com2uS, công ty Quản lý tài sản KB (KB Asset Management). Tính đến cuối năm ngoái, Dịch vụ hưu trí quốc gia là cổ đông lớn thứ hai với 8,96% cổ phần của SM.

Do các cổ đông này hiện không đưa ra lập trường cụ thể nên rất khó để khẳng định được HYBE hay Kakaolà người sẽ nắm được cơ hội chiến thắng cuối cùng. Tuy nhiên trước khi HYBE tham gia vào cuộc chiến giành quyền quản lý SM, Dịch vụ hưu trí quốc gia và công ty Quản lý tài sản KB đã tán thành đề xuất cổ đông của Align Partners.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Chứng khoán Kyobo, giả sử rằng Kakao không đạt được thêm cổ phần nào thì tỷ trọng cổ phần nắm giữ tại SM Entertainment sẽ là HYBE (39,8%), Dịch vụ hưu trí quốc gia (9,0%), Com2uS (4,2%), Quản lý tài sản KB (3,8%), Lee Soo-man (3,7%), Align Partners (1,1%) và các cổ đông thiểu số khác (37,7%).

Mặt khác, nếu lệnh cấm của Lee Soo-man với số cổ phiếu được bán cho Kakao bị bác bỏ, thì vị trí của các cổ đông sẽ là HYBE (36.2%), Kakao (9.1%), Dịch vụ hưu trí quốc gia (8.1%), Com2uS (3.8%), Quản lý tài sản KB (3.5%), Lee Soo-man (3.3%), Align Partners (1.0%), các cổ đông khác (34.3%).

Ngoài ra, việc thông qua thẩm định cạnh tranh của Ủy ban Thương mại Công bằng cũng là một vấn đề cốt lõi.

Theo Đạo luật Thương mại Công bằng, nếu một công ty có tài sản hoặc doanh thu từ 300 tỷ won trở lên mua lại 15% cổ phần trở lên của một công ty niêm yết có tài sản hoặc doanh thu từ 30 tỷ won trở lên, công ty đó phải trải qua quá trình xem xét để xác định việc hợp nhất kinh doanh có hạn chế cạnh tranh với các công ty trong ngành hay không. Năm ngoái, tỷ trọng doanh số bán album của HYBE là 26,8%, SM là 19,1% và Kakao Entertainment là 7,6%.

Lee Hwan-wook, nhà nghiên cứu tại IBK Investment & Securities, cho biết: "Nếu đơn xin lệnh cấm tạm thời của Lee Soo-man được chấp thuận, trên thực tế Kakao sẽ khó đảm bảo quyền quản lý SM. Tuy nhiên trong trường hợp ngược lại, cuộc tranh chấp quyền quản lý SM dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra. Mặt khác, để giành được quyền quản lý, HYBE cần phải chào mua công khai thêm cổ phiếu từ các cổ đông thiểu số với mức giá 120.000 won/cổ phiếu; tuy nhiên với việc giá cổ phiếu của SM Entertainment đang tăng cao hơn so với giá chào bán (120.000 won), có thể thấy HYBE phải đối mặt với gánh nặng không nhỏ về chi phí."

Nhà nghiên cứu Lee cũng nói thêm "Trong trường hợp của HYBE, tổng số tiền cần thiết để mua thêm cổ phiếu nhằm đảm bảo quyền quản lý tại SM lên tới khoảng 1,1 nghìn tỷ won. Vì vậy gánh nặng tài chính ngắn hạn đã tăng lên và dự kiến HYBE ​​sẽ cần phải huy động thêm vốn."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기