Tập đoàn ô tô Hyundai (Hyundai Motor) đã trở thành tập đoàn ô tô thành phẩm lớn thứ ba thế giới, chỉ xếp sau Toyota và Volkswagen. Đây là kỳ tích đạt được sau 12 năm kể từ khi Hyundai Motor đánh bại hãng xe của Mỹ Ford vào năm 2010 và lọt vào top 5.
Theo kết quả thu thập dữ liệu IR của từng tập đoàn ô tô thành phẩm vào ngày 15, trong năm 2022 Hyundai Motor đã bán được tổng cộng 6,845 triệu chiếc ô tô trên toàn thế giới, lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 3 về doanh số bán hàng. Trong đó, hãng xe của Hàn Quốc chỉ xếp sau Tập đoàn Toyota của Nhật Bản (10,483 triệu chiếc) và Tập đoàn Volkswagen của Đức (8,481 triệu chiếc).
Ngoài ra, đứng ngay sau Hyundai Motor, ở vị trí thứ 4 là Liên minh Renault-Nissan-Mitsubishi (kết hợp bởi Renault của Pháp, Nissan và Mitsubishi của Nhật Bản) với 6,157 triệu chiếc; ở vị trí thứ 5 là GM của Hoa Kỳ với 5,939 triệu chiếc; ở vị trí thứ 6 là Tập đoàn Stellantis (sáp nhập giữa Fiat Chrysler và Peugeot-Citroen Group) với 5,839 triệu chiếc.
Xếp hạng doanh số bán hàng toàn cầu của Tập đoàn ô tô Hyundai đã tăng đều đặn trong 20 năm qua.
Tập đoàn ô tô Hyundai, bắt đầu ở vị trí thứ 10 vào năm 2000, tiếp tục tăng thứ hạng và lần đầu tiên lọt vào 'Top 5' vào năm 2010 sau khi vượt qua hãng xe Ford của Mỹ.
Tuy nhiên, Tập đoàn ô tô Hyundai, đã liên tục đứng ở vị trí thứ 5 trong suốt một khoảng thời gian dài do sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà sản xuất ô tô, và tới tận năm 2020 mới có thể tăng thêm 1 bậc lên vị trí thứ 4. Đến năm 2021, một lần nữa Hyndai Motor lại rơi xuống vị trí thứ 5, nhưng chỉ một năm sau đó đã tăng thêm 2 bậc để chính thức lọt vào top 3.
Năm ngoái, Hyundai Motor là doanh nghiệp duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng dương, kể cả trong bối cảnh tất cả các tập đoàn xe ô tô khác thuộc 'top 5' đều bị sụt giảm doanh số do khan hiếm cung cầu chất bán dẫn.
Năm 2022, tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng của Hyundai Motor so với năm trước đó là 2,7%. Ở chiều ngược lại, doanh số của Toyota (-0,1%), Volkswagen (-1,1%), Renault-Nissan-Mitsubishi (-14,1%), GM (-5,7%) đều giảm. Trong đó, với doanh số sụt giảm hơn 10% Renault-Nissan-Mitsubishi đã phải nhường vị trí thứ 3 cho Hyundai Motor.
Người ta đánh giá rằng sự gián đoạn sản xuất của các nhà máy ô tô toàn cầu do thiếu hụt nguồn cung bán dẫn ô tô đã góp phần giúp Hyundai Motor vươn lên vị trí thứ ba trên thị trường toàn cầu.
Ngoài ra, sự gia tăng doanh số của Genesis, một thương hiệu hạng sang và hiệu quả của chiến lược tiên phong trong thị trường xe thân thiện với môi trường như xe điện được phân tích là một trong những nền tảng cho sự thăng hạng của Hyundai Motor.
Đặc biệt, hãng xe của Hàn Quốc cũng hoạt động tốt ở thị trường nước ngoài, với thị phần 10,8% tại Mỹ vào năm ngoái, lần đầu tiên vượt cột mốc 10% và cũng ghi nhận mức cao kỷ lục 9,4% ở châu Âu.
Trong bối cảnh khoảng cách giữa vị trí thứ 3 và thứ 6 trên bảng xếp hạng không lớn, để tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 của mình trong năm nay, Hyundai Motor cũng cần phải vượt qua được rất nhiều các thử thách.
Mặc dù cuộc khủng hoảng cung và cầu chất bán dẫn đã được xoa dịu, nhưng sự sụt giảm nhu cầu do lãi suất tăng, vật giá leo thang và tỷ giá hối đoái cao ảnh hưởng tiêu cực đến ngành công nghiệp ô tô thành phẩm, bao gồm cả Hyundai Motor.
Các luật gây áp lực lên sản xuất trong nước, chẳng hạn như Đạo luật giảm lạm phát (IRA) của Mỹ và Đạo luật nguyên liệu thô cốt lõi (CRMA) của Liên minh châu Âu, cũng là gánh nặng đối với Hyundai Motor.
Tuy nhiên, thực tế là quá trình chuyển đổi sang các sản phẩm thân thiện với môi trường bao gồm xe điện của Hyundai Motor đang tiến triển nhanh chóng dự kiến sẽ mang lại nhiều tác động tích cực chẳng hạn như mẫu xe Ioniq 5 và EV6 được trang bị nền tảng xe điện E-GMP, đã càn quét giải thưởng xe của năm nay.
Giáo sư Kim Pil-soo của Đại học Daelim giải thích: "Xếp hạng thứ 3 toàn cầu là rất quan trọng. Thực tế là cả doanh số bán hàng và hiệu suất đều tốt có nghĩa là việc mở rộng số lượng được theo sau bởi quản lý chất lượng. Năm nay, điều mấu chốt là vượt qua được suy thoái kinh tế và làn sóng bảo hộ".
Ngoài ra, đứng ngay sau Hyundai Motor, ở vị trí thứ 4 là Liên minh Renault-Nissan-Mitsubishi (kết hợp bởi Renault của Pháp, Nissan và Mitsubishi của Nhật Bản) với 6,157 triệu chiếc; ở vị trí thứ 5 là GM của Hoa Kỳ với 5,939 triệu chiếc; ở vị trí thứ 6 là Tập đoàn Stellantis (sáp nhập giữa Fiat Chrysler và Peugeot-Citroen Group) với 5,839 triệu chiếc.
Xếp hạng doanh số bán hàng toàn cầu của Tập đoàn ô tô Hyundai đã tăng đều đặn trong 20 năm qua.
Tập đoàn ô tô Hyundai, bắt đầu ở vị trí thứ 10 vào năm 2000, tiếp tục tăng thứ hạng và lần đầu tiên lọt vào 'Top 5' vào năm 2010 sau khi vượt qua hãng xe Ford của Mỹ.
Tuy nhiên, Tập đoàn ô tô Hyundai, đã liên tục đứng ở vị trí thứ 5 trong suốt một khoảng thời gian dài do sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà sản xuất ô tô, và tới tận năm 2020 mới có thể tăng thêm 1 bậc lên vị trí thứ 4. Đến năm 2021, một lần nữa Hyndai Motor lại rơi xuống vị trí thứ 5, nhưng chỉ một năm sau đó đã tăng thêm 2 bậc để chính thức lọt vào top 3.
Năm ngoái, Hyundai Motor là doanh nghiệp duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng dương, kể cả trong bối cảnh tất cả các tập đoàn xe ô tô khác thuộc 'top 5' đều bị sụt giảm doanh số do khan hiếm cung cầu chất bán dẫn.
Năm 2022, tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng của Hyundai Motor so với năm trước đó là 2,7%. Ở chiều ngược lại, doanh số của Toyota (-0,1%), Volkswagen (-1,1%), Renault-Nissan-Mitsubishi (-14,1%), GM (-5,7%) đều giảm. Trong đó, với doanh số sụt giảm hơn 10% Renault-Nissan-Mitsubishi đã phải nhường vị trí thứ 3 cho Hyundai Motor.
Người ta đánh giá rằng sự gián đoạn sản xuất của các nhà máy ô tô toàn cầu do thiếu hụt nguồn cung bán dẫn ô tô đã góp phần giúp Hyundai Motor vươn lên vị trí thứ ba trên thị trường toàn cầu.
Ngoài ra, sự gia tăng doanh số của Genesis, một thương hiệu hạng sang và hiệu quả của chiến lược tiên phong trong thị trường xe thân thiện với môi trường như xe điện được phân tích là một trong những nền tảng cho sự thăng hạng của Hyundai Motor.
Đặc biệt, hãng xe của Hàn Quốc cũng hoạt động tốt ở thị trường nước ngoài, với thị phần 10,8% tại Mỹ vào năm ngoái, lần đầu tiên vượt cột mốc 10% và cũng ghi nhận mức cao kỷ lục 9,4% ở châu Âu.
Trong bối cảnh khoảng cách giữa vị trí thứ 3 và thứ 6 trên bảng xếp hạng không lớn, để tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 của mình trong năm nay, Hyundai Motor cũng cần phải vượt qua được rất nhiều các thử thách.
Mặc dù cuộc khủng hoảng cung và cầu chất bán dẫn đã được xoa dịu, nhưng sự sụt giảm nhu cầu do lãi suất tăng, vật giá leo thang và tỷ giá hối đoái cao ảnh hưởng tiêu cực đến ngành công nghiệp ô tô thành phẩm, bao gồm cả Hyundai Motor.
Các luật gây áp lực lên sản xuất trong nước, chẳng hạn như Đạo luật giảm lạm phát (IRA) của Mỹ và Đạo luật nguyên liệu thô cốt lõi (CRMA) của Liên minh châu Âu, cũng là gánh nặng đối với Hyundai Motor.
Tuy nhiên, thực tế là quá trình chuyển đổi sang các sản phẩm thân thiện với môi trường bao gồm xe điện của Hyundai Motor đang tiến triển nhanh chóng dự kiến sẽ mang lại nhiều tác động tích cực chẳng hạn như mẫu xe Ioniq 5 và EV6 được trang bị nền tảng xe điện E-GMP, đã càn quét giải thưởng xe của năm nay.
Giáo sư Kim Pil-soo của Đại học Daelim giải thích: "Xếp hạng thứ 3 toàn cầu là rất quan trọng. Thực tế là cả doanh số bán hàng và hiệu suất đều tốt có nghĩa là việc mở rộng số lượng được theo sau bởi quản lý chất lượng. Năm nay, điều mấu chốt là vượt qua được suy thoái kinh tế và làn sóng bảo hộ".