Đời sống Xã hội

Việt Nam bãi bỏ quy chế đấu thầu nhập khẩu thiết bị y tế mở ra nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp Hàn Quốc

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)10:46 21-04-2023
Dự kiến việc xuất khẩu các trang thiết bị y tế của Hàn Quốc sang Việt Nam sẽ trở nên dễ dàng hơn trong tương lai nhờ quy định đấu thầu tại Việt Nam đã được dỡ bỏ.

 

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol chứng kiến lễ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và y tế giữa Bộ Y tế Việt Nam và Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc ngày 5/12/2022. [Ảnh=TTXVN]

Ngày 20 Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) đưa ra thông báo Bộ Y tế Việt Nam đã bãi bỏ "Quy chế đấu thầu công khai trang thiết bị y tế tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quy chế đấu thầu)", áp dụng các mức đấu thầu phân theo nhóm đối với các thiết bị y tế nhập khẩu từ nước ngoài.

Tại Việt Nam, gói thầu trang thiết bị y tế được chia thành các 6 nhóm (từ 1~6, 1 là tốt nhất) dựa trên ▲ quốc gia sản xuất ▲ quốc gia tham chiếu của các thiết bị y tế được đấu thầu.

Trong đó các quốc gia tham chiếu đề cập đến các quốc gia có nền tảng y học tiên tiến như Mỹ, Châu Âu, Úc, Canada và Nhật Bản. Các sản phẩm được cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do tại các quốc gia này sẽ được xếp ở các nhóm cao hơn, có lợi thế hơn trong các cuộc đấu thầu do chính phủ Việt Nam thực hiện.

Mặt khác, Hàn Quốc không được chỉ định là quốc gia tham chiếu trong quy chế đấu thầu, vì vậy khi xuất khẩu thiết bị y tế sang Việt Nam, doanh nghiệp Hàn Quốc thường nằm trong nhóm 6, nhóm thấp nhất.

Để đảm bảo các nhà xuất khẩu thiết bị y tế không gặp khó khăn khi tham gia đấu thầu công khai tại Việt Nam, kể từ năm 2020, khi các quy chế đấu thầu của Việt Nam được ban hành và thực thi, Chính phủ Hàn Quốc, ở đây là MFDS và Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, đã liên tục yêu cầu Bộ Y tế Việt Nam thay đổi hệ thống đấu thầu. Đặc biệt, từ nửa cuối năm ngoái (2022), phía Hàn Quốc đã tập trung và đa dạng hóa các nỗ lực ngoại giao ở cấp chính phủ bao gồm các cuộc gặp cấp bộ trưởng, tuyên bố chung cấp cao Hàn Quốc-Việt Nam, Hội nghị Phó Thủ tướng Kinh tế Hàn Quốc - Việt Nam lần thứ 2.

Nhờ đó, hôm 14/4 Bộ Y tế Việt Nam tuyên bố rằng sẽ bãi bỏ các quy chế đấu thầu để cải thiện quy trình đấu thầu trong việc nhập khẩu thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập và đảm bảo việc cung cấp thiết bị y tế trong nước được thông suốt.

MFDS đánh giá rằng do các quy định về đấu thầu của Việt Nam đã được bãi bỏ và các thiết bị y tế Hàn Quốc sẽ không còn bị xếp hạng theo hệ thống phân loại theo nhóm nên việc đưa các thiết bị y tế vào thị trường Việt Nam sẽ trở nên thuận lợi hơn.

Một quan chức của Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm cho biết thêm, "Chúng tôi sẽ tiếp tục làm hết sức mình để hỗ trợ xuất khẩu các thiết bị y tế trong nước bằng cách tăng cường hợp tác với Bộ Y tế Việt Nam, một đối tác thương mại quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, để hài hòa các quy định giữa hai nước".

Mặt khác, các công ty thiết bị y tế Hàn Quốc đã xuất khẩu 499 triệu USD sang Việt Nam vào năm 2021, cao thứ tư sau Đức (1,498 tỷ USD), Hoa Kỳ (810 triệu USD) và Trung Quốc (710 triệu USD).

Do Việt Nam phụ thuộc khoảng 90% vào nhập khẩu thiết bị y tế nên quan điểm của ngành là xuất khẩu thiết bị y tế sang Việt Nam có khả năng tăng cao nếu các công ty thiết bị y tế Hàn Quốc đưa ra chất lượng cao và giá cả hợp lý. Theo Cơ quan Xúc tiến Đầu tư Thương mại Hàn Quốc (KOTRA), thị trường thiết bị y tế Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 10,5%, đạt 2,575 tỷ USD vào năm 2025.

Do sự phụ thuộc của Việt Nam vào nhập khẩu thiết bị y tế là khoảng 90%, nên có nhiều ý kiến trong ngành cho rằng việc xuất khẩu  thiết bị y tế sang Việt Nam của các công ty Hàn Quốc, vốn có điểm mạnh về chất lượng cao và giá cả hợp lý, sẽ còn có nhiều dư địa để tăng trưởng hơn nữa.

Theo Cơ quan Xúc tiến Thương mại Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA), trong khoảng thời gian 2020~2025 thị trường thiết bị y tế Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 10,5% và đạt 2,575 tỷ USD vào năm 2025.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기