Gần đây xu hướng ăn uống cao cấp với chi phí cho một món ăn có thể lên tới hàng trăm nghìn won, ví dụ như một bát mì tương đen có giá 57.000 won hay một âu đá bào xoài có giá 126.000 won, đang ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ của Hàn Quốc.
Theo 'Xu hướng của ngành nhà hàng Hàn Quốc' được viết bởi nhóm tác giả (bao gồm giáo sư Kim Nan-do khoa người tiêu dùng của Đại học Quốc gia Seoul) biên soạn ra cuốn sách 'Xu hướng Hàn Quốc (Trend Korea)' và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của nền tảng giao đồ ăn 'Baemin', hiện nay tại Hàn Quốc, người tiêu dùng, nhất là nhóm khách hàng trẻ tuổi, có xu hướng chi tiêu khá mạnh tay trong khoản ăn uống. Trong đó, cuốn sách 'Xu hướng của ngành nhà hàng Hàn Quốc' gọi những bữa ăn có giá trị cao hơn từ 5~10 lần bình thường này là "bữa ăn vàng".
Những người trẻ tuổi thích chi tiêu cho những "bữa ăn vàng" như thế này bình thường chỉ ăn 1 cuộn cơm hoặc mua cơm hộp chế biến sẵn ở cửa hàng tiện lợi để ăn cho qua bữa; tuy nhiên vào những hôm đi ăn ngoài, họ sẽ đặt bàn trước ở những nhà hàng sang trọng và gọi những món ăn đặc biệt mà thường ngày chưa được trải nghiệm. Chính nhờ những hành vi tiêu dùng này mà các nhà hàng đắt tiền tại Hàn Quốc ngày càng trở nên phổ biến.
Gần đây, tại Seoul đã xuất hiện nhà hàng Trung Quốc nơi một bát mỳ tương đen, món ăn vốn được coi là bình dân với mức giá dao động trong khoảng 8.000~10.000 won (khoảng 150.000~180.000 VND), có giá bán lên tới 57.000 won (1,02 triệu VNĐ), cao gấp 5 lần giá bình thường.
Thậm chí với món đá bào xoài tươi được bán với giá lên tới 126.000 won (khoảng 2,3 triệu VNĐ) nhưng khách hàng cũng phải chờ hơn 1 tiếng đồng hồ mới có bàn để vào ăn.
Có thể thấy từ xu hướng vung tiền mua quần áo và phụ kiện cao cấp trong khi sử dụng các khoản vay và thẻ tín dụng để trang trải chi phí sinh hoạt trong thời điểm đại dịch, giới trẻ Hàn Quốc lại tiếp tục chạy theo xu hướng "bữa ăn vàng" với mức giá cao ngất ngưởng trong bối cảnh vật giá leo thang không ngừng nhằm tự xoa dịu tâm lý và giúp bản thân cảm thấy hạnh phúc dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi.
Trước đó, theo số liệu từ ngân hàng Morgan Stanley, Hàn Quốc là những khách hàng chi nhiều tiền nhất trên thế giới cho hàng xa xỉ (tính theo đầu người) trong năm 2022. Ngân hàng Morgan Stanley ước tính, tổng chi tiêu của Hàn Quốc cho hàng xa xỉ cá nhân đã tăng 24% vào năm 2022 lên 16,8 tỷ USD, tương đương khoảng 325 USD/người. Con số này được cho là cao hơn nhiều so với công dân Trung Quốc (55 USD) và Mỹ (280 USD).
Những người trẻ tuổi thích chi tiêu cho những "bữa ăn vàng" như thế này bình thường chỉ ăn 1 cuộn cơm hoặc mua cơm hộp chế biến sẵn ở cửa hàng tiện lợi để ăn cho qua bữa; tuy nhiên vào những hôm đi ăn ngoài, họ sẽ đặt bàn trước ở những nhà hàng sang trọng và gọi những món ăn đặc biệt mà thường ngày chưa được trải nghiệm. Chính nhờ những hành vi tiêu dùng này mà các nhà hàng đắt tiền tại Hàn Quốc ngày càng trở nên phổ biến.
Gần đây, tại Seoul đã xuất hiện nhà hàng Trung Quốc nơi một bát mỳ tương đen, món ăn vốn được coi là bình dân với mức giá dao động trong khoảng 8.000~10.000 won (khoảng 150.000~180.000 VND), có giá bán lên tới 57.000 won (1,02 triệu VNĐ), cao gấp 5 lần giá bình thường.
Thậm chí với món đá bào xoài tươi được bán với giá lên tới 126.000 won (khoảng 2,3 triệu VNĐ) nhưng khách hàng cũng phải chờ hơn 1 tiếng đồng hồ mới có bàn để vào ăn.
Có thể thấy từ xu hướng vung tiền mua quần áo và phụ kiện cao cấp trong khi sử dụng các khoản vay và thẻ tín dụng để trang trải chi phí sinh hoạt trong thời điểm đại dịch, giới trẻ Hàn Quốc lại tiếp tục chạy theo xu hướng "bữa ăn vàng" với mức giá cao ngất ngưởng trong bối cảnh vật giá leo thang không ngừng nhằm tự xoa dịu tâm lý và giúp bản thân cảm thấy hạnh phúc dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi.
Trước đó, theo số liệu từ ngân hàng Morgan Stanley, Hàn Quốc là những khách hàng chi nhiều tiền nhất trên thế giới cho hàng xa xỉ (tính theo đầu người) trong năm 2022. Ngân hàng Morgan Stanley ước tính, tổng chi tiêu của Hàn Quốc cho hàng xa xỉ cá nhân đã tăng 24% vào năm 2022 lên 16,8 tỷ USD, tương đương khoảng 325 USD/người. Con số này được cho là cao hơn nhiều so với công dân Trung Quốc (55 USD) và Mỹ (280 USD).
Trong thời gian này, các thương hiệu cao cấp cũng ghi nhận doanh số bán hàng tăng mạnh tại Hàn Quốc. Đồng thời, các thương hiệu này cũng nhanh chóng nắm bắt xu hướng và lần lượt mở rộng kinh doanh sang cả lĩnh vực nhà hàng tại thị trường Hàn Quốc.
Chẳng hạn như 'Gucci', thương hiệu thời trang cao cấp của Ý, đã khai trương nhà hàng phong cách Ý 'Gucci Osteria Seoul'; hay như 'Dior', thương hiệu thời trang xa xỉ của Pháp, cũng đã khai trương cửa hàng kết hợp quán cà phê 'Dior Seongsu'; và 'Louis Vuitton', thương hiệu thời trang cao cấp số 1 thế giới, đã khai trương nhà hàng pop-up 'Ikoyi at Louis Vuitton' ở Apgujeong (Gangnam) khu phố sầm uất bậc nhất Seoul. Điểm đặc biệt của những nhà hàng cao cấp này là đều được hợp tác với các đầu bếp Michelin để giới thiệu những món ăn với nguyên liệu hảo hạng và được trình bày đẹp mắt như một tác phẩm nghệ thuật.
Yeom Dong-chan, nhà nghiên cứu tại Korea Investment & Securities, cho biết: "Trong bối cảnh lạm phát tăng, lãi suất cũng tăng khiến năng lực chi tiêu suy giảm, người tiêu dùng cho thấy xu hướng ưu tiên chi tiêu vào những thứ có giá trị với bản thân hơn so với việc chỉ đơn thuần là tiêu thụ sản phẩm".
Chẳng hạn như 'Gucci', thương hiệu thời trang cao cấp của Ý, đã khai trương nhà hàng phong cách Ý 'Gucci Osteria Seoul'; hay như 'Dior', thương hiệu thời trang xa xỉ của Pháp, cũng đã khai trương cửa hàng kết hợp quán cà phê 'Dior Seongsu'; và 'Louis Vuitton', thương hiệu thời trang cao cấp số 1 thế giới, đã khai trương nhà hàng pop-up 'Ikoyi at Louis Vuitton' ở Apgujeong (Gangnam) khu phố sầm uất bậc nhất Seoul. Điểm đặc biệt của những nhà hàng cao cấp này là đều được hợp tác với các đầu bếp Michelin để giới thiệu những món ăn với nguyên liệu hảo hạng và được trình bày đẹp mắt như một tác phẩm nghệ thuật.
Yeom Dong-chan, nhà nghiên cứu tại Korea Investment & Securities, cho biết: "Trong bối cảnh lạm phát tăng, lãi suất cũng tăng khiến năng lực chi tiêu suy giảm, người tiêu dùng cho thấy xu hướng ưu tiên chi tiêu vào những thứ có giá trị với bản thân hơn so với việc chỉ đơn thuần là tiêu thụ sản phẩm".