Bắt đầu từ 3/7, người nước ngoài có thể khai báo tình trạng khẩn cấp hoặc trình báo tội phạm trực tiếp tới 112 bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc.
Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc đưa ra thông báo về việc triển khai "Dịch vụ thông dịch cuộc gọi 112 cho người nước ngoài" để giúp thông dịch trực tiếp và ngay lập tức cho những người nước ngoài đang cư trú tại Hàn Quốc với mục tiêu xử lý các báo cáo khẩn cấp từ người nước ngoài một cách kịp thời và hiệu quả.
112 là số điện thoại hỗ trợ khẩn cấp hoạt động 24h/ngày, tất cả các ngày trong tuần của cảnh sát tại Hàn Quốc, chuyên xử lý các tình huống liên quan đến bạo lực gia đình, xâm hại tình dục, bạo lực học đường và các vấn đề liên quan đến tội phạm.
Mặc dù an ninh công cộng của Hàn Quốc được công nhận trên toàn thế giới về sự an toàn và xuất sắc, nhưng vẫn có nhiều ý kiến chỉ ra rằng trên thực tế du khách nước ngoài đến Hàn Quốc hay thậm chí người nước ngoài đang cư trú tại Hàn cũng không dễ dàng báo cáo tội phạm do vấn đề ngôn ngữ hoặc không có kinh nghiệm trong các thủ tục khai báo.
Điển hình là trong vụ giẫm đạp ở Itaewon vào cuối tháng 10/2022, người ta nhận thấy người nước ngoài gặp khó khăn nhất định trong việc quay số 112 để gọi cảnh sát. Có tới 26 nạn nhân là người nước ngoài trong vụ thảm sát Itaewon, tuy nhiên trong số tổng cộng 93 cuộc gọi thông báo tới 112 mà cảnh sát nhận được trước khi sự cố xô đẩy khiến nhiều người thiệt mạng xảy ra, không có một cuộc gọi nào từ người nước ngoài. Các phân tích được đưa ra đó là vì người nước ngoài không biết hoặc còn yếu tiếng Hàn nên khó có thể giao tiếp trôi chảy với cảnh sát ngay cả khi họ gọi 112, nên họ thường có xu hướng ngại gọi cảnh sát trong trường hợp khẩn cấp.
Theo Cơ quan Cảnh sát Hàn Quốc, vào năm ngoái (2022) trung bình mỗi tháng có 363 cuộc gọi do người nước ngoài gọi đến số 112, còn tính đến tháng 6/2023 số lượng cuộc gọi đã tăng lên 500 cuộc/tháng, tương đương mức tăng 38%.
Xét theo loại hình, ngoài các cuộc gọi mang tính chất hỏi đáp thông tin, tư vấn (23,6%) còn có nhiều loại khác nhau như cuộc gọi thông báo nhằm phòng chống rủi ro, nguy hiểm (6,3%); cuộc gọi thông báo về bạo lực (5,4%), cuộc gọi khai báo nhặt được đồ thất lạc (4,3%); thông báo về tai nạn giao thông (3,7%); khai báo bạo lực gia đình (2,6%). Xét theo ngôn ngữ, cuộc gọi tới 112 với việc người gọi sử dụng tiếng Anh để giao tiếp chiếm 51,7% nhiều nhất, tiếp theo là tiếng Trung (34,5%), tiếng Nhật (3,6%), tiếng Nga (3,3%), tiếng Việt (3,1%).
Trước đây, khi người nước ngoài gọi 112, người nước ngoài sẽ nhận được sự trợ giúp phiên dịch thông qua cuộc gọi ba chiều giữa người gọi, cơ quan cảnh sát và một bên thứ 3 đảm nhận nhiệm vụ phiên dịch chẳng hạn như Tổng cục Du lịch Hàn Quốc. Theo đó, trong nhiều trường hợp sẽ phát sinh vấn đề bao gồm phía hỗ trợ phiên dịch chưa phản ánh đúng được tính cấp thiết và rủi ro của cuộc gọi khai báo hoặc gặp vướng mắc trong các thuật ngữ pháp lý.
Do đó, để triển khai "Dịch vụ thông dịch cuộc gọi 112 cho người nước ngoài", Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc đã bố trí tổng cộng 4 phiên dịch viên chuyên nghiệp tiếng Anh (2 người) và tiếng Trung (2 người) tại Phòng tình huống để xử lý các báo cáo khẩn cấp từ người nước ngoài một cách kịp thời và hiệu quả theo thời gian thực.
Những phiên dịch viên chuyên nghiệp này đã được huấn luyện thông qua các khóa đào tạo nghiệp vụ liên quan đến tố giác tội phạm, chẳng hạn như cách tiếp nhận cuộc gọi 112, các điều khoản pháp lý và cách trả lời các khiếu nại dân sự.
Trước đó, vào tháng 6 dịch vụ thông dịch này đã được thử nghiệm tại Seoul và cho kết quả vô cùng tích cực. Theo cảnh sát, trung bình mất 6 phút 13 giây để người nước ngoài thực hiện một cuộc gọi khai báo, báo cáo tình huống khẩn cấp tới 112 thông qua phiên dịch do Tổng cục Du lịch Hàn Quốc cung cấp. Tuy nhiên khi dịch vụ thông dịch 112 được đưa vào thử nghiệm, thời gian tiếp nhận báo cáo của người nước ngoài trung bình là 3 phút 52 giây, rút ngắn 2 phút 21 giây so với trước đây.
Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc cho biết, "Sự khác biệt của "Dịch vụ thông dịch cuộc gọi 112 cho người nước ngoài" so với dịch vụ thông dịch hiện có là các thông dịch viên của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia đã hoàn thành khóa đào tạo chuyên ngành về báo cáo tội phạm, do đó có thể rút ngắn thời gian tiếp nhận cuộc gọi nhờ vào việc giao tiếp suôn sẻ với người khai báo nước ngoài".
Phía Cơ quan Cảnh sát cũng cho biết có kế hoạch mở rộng ngôn ngữ hỗ trợ và nhân lực trong tương lai sau khi phân tích hiệu quả dịch vụ thông dịch 112 và nhu cầu phiên dịch của người sử dụng.
112 là số điện thoại hỗ trợ khẩn cấp hoạt động 24h/ngày, tất cả các ngày trong tuần của cảnh sát tại Hàn Quốc, chuyên xử lý các tình huống liên quan đến bạo lực gia đình, xâm hại tình dục, bạo lực học đường và các vấn đề liên quan đến tội phạm.
Mặc dù an ninh công cộng của Hàn Quốc được công nhận trên toàn thế giới về sự an toàn và xuất sắc, nhưng vẫn có nhiều ý kiến chỉ ra rằng trên thực tế du khách nước ngoài đến Hàn Quốc hay thậm chí người nước ngoài đang cư trú tại Hàn cũng không dễ dàng báo cáo tội phạm do vấn đề ngôn ngữ hoặc không có kinh nghiệm trong các thủ tục khai báo.
Điển hình là trong vụ giẫm đạp ở Itaewon vào cuối tháng 10/2022, người ta nhận thấy người nước ngoài gặp khó khăn nhất định trong việc quay số 112 để gọi cảnh sát. Có tới 26 nạn nhân là người nước ngoài trong vụ thảm sát Itaewon, tuy nhiên trong số tổng cộng 93 cuộc gọi thông báo tới 112 mà cảnh sát nhận được trước khi sự cố xô đẩy khiến nhiều người thiệt mạng xảy ra, không có một cuộc gọi nào từ người nước ngoài. Các phân tích được đưa ra đó là vì người nước ngoài không biết hoặc còn yếu tiếng Hàn nên khó có thể giao tiếp trôi chảy với cảnh sát ngay cả khi họ gọi 112, nên họ thường có xu hướng ngại gọi cảnh sát trong trường hợp khẩn cấp.
Theo Cơ quan Cảnh sát Hàn Quốc, vào năm ngoái (2022) trung bình mỗi tháng có 363 cuộc gọi do người nước ngoài gọi đến số 112, còn tính đến tháng 6/2023 số lượng cuộc gọi đã tăng lên 500 cuộc/tháng, tương đương mức tăng 38%.
Xét theo loại hình, ngoài các cuộc gọi mang tính chất hỏi đáp thông tin, tư vấn (23,6%) còn có nhiều loại khác nhau như cuộc gọi thông báo nhằm phòng chống rủi ro, nguy hiểm (6,3%); cuộc gọi thông báo về bạo lực (5,4%), cuộc gọi khai báo nhặt được đồ thất lạc (4,3%); thông báo về tai nạn giao thông (3,7%); khai báo bạo lực gia đình (2,6%). Xét theo ngôn ngữ, cuộc gọi tới 112 với việc người gọi sử dụng tiếng Anh để giao tiếp chiếm 51,7% nhiều nhất, tiếp theo là tiếng Trung (34,5%), tiếng Nhật (3,6%), tiếng Nga (3,3%), tiếng Việt (3,1%).
Trước đây, khi người nước ngoài gọi 112, người nước ngoài sẽ nhận được sự trợ giúp phiên dịch thông qua cuộc gọi ba chiều giữa người gọi, cơ quan cảnh sát và một bên thứ 3 đảm nhận nhiệm vụ phiên dịch chẳng hạn như Tổng cục Du lịch Hàn Quốc. Theo đó, trong nhiều trường hợp sẽ phát sinh vấn đề bao gồm phía hỗ trợ phiên dịch chưa phản ánh đúng được tính cấp thiết và rủi ro của cuộc gọi khai báo hoặc gặp vướng mắc trong các thuật ngữ pháp lý.
Do đó, để triển khai "Dịch vụ thông dịch cuộc gọi 112 cho người nước ngoài", Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc đã bố trí tổng cộng 4 phiên dịch viên chuyên nghiệp tiếng Anh (2 người) và tiếng Trung (2 người) tại Phòng tình huống để xử lý các báo cáo khẩn cấp từ người nước ngoài một cách kịp thời và hiệu quả theo thời gian thực.
Những phiên dịch viên chuyên nghiệp này đã được huấn luyện thông qua các khóa đào tạo nghiệp vụ liên quan đến tố giác tội phạm, chẳng hạn như cách tiếp nhận cuộc gọi 112, các điều khoản pháp lý và cách trả lời các khiếu nại dân sự.
Trước đó, vào tháng 6 dịch vụ thông dịch này đã được thử nghiệm tại Seoul và cho kết quả vô cùng tích cực. Theo cảnh sát, trung bình mất 6 phút 13 giây để người nước ngoài thực hiện một cuộc gọi khai báo, báo cáo tình huống khẩn cấp tới 112 thông qua phiên dịch do Tổng cục Du lịch Hàn Quốc cung cấp. Tuy nhiên khi dịch vụ thông dịch 112 được đưa vào thử nghiệm, thời gian tiếp nhận báo cáo của người nước ngoài trung bình là 3 phút 52 giây, rút ngắn 2 phút 21 giây so với trước đây.
Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc cho biết, "Sự khác biệt của "Dịch vụ thông dịch cuộc gọi 112 cho người nước ngoài" so với dịch vụ thông dịch hiện có là các thông dịch viên của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia đã hoàn thành khóa đào tạo chuyên ngành về báo cáo tội phạm, do đó có thể rút ngắn thời gian tiếp nhận cuộc gọi nhờ vào việc giao tiếp suôn sẻ với người khai báo nước ngoài".
Phía Cơ quan Cảnh sát cũng cho biết có kế hoạch mở rộng ngôn ngữ hỗ trợ và nhân lực trong tương lai sau khi phân tích hiệu quả dịch vụ thông dịch 112 và nhu cầu phiên dịch của người sử dụng.