Một cuộc khảo sát cho thấy trong số những người đã kết hôn ở Hàn Quốc, cứ 10 người thì có hơn 5 người ưu tiên kinh nghiệm khi thuê người giúp việc là người nước ngoài và có đánh giá tích cực về việc sẽ sử dụng dịch vụ người giúp việc ngoại quốc.
Công ty về dữ liệu Korea Data Network từ ngày 10~20/8 đã tiến hành khảo sát 1.044 người 19 tuổi trở lên và đã kết hôn tại Hàn Quốc, có ý định tham gia dự án thí điểm lao động giúp việc người nước ngoài về nhu cầu thực tế.
Theo kết quả khảo sát, khi được hỏi liệu dịch vụ giúp việc người nước ngoài có giúp ích trong việc giải quyết lý do không sử dụng dịch vụ người giúp việc hay không thì câu trả lời trung bình là 3,81 điểm (tính trên thang điểm 5).
Khi được hỏi về những điều kiện quan trọng nhất để quyết định thuê người giúp việc nước ngoài, câu trả lời phổ biến nhất (55,6%) là "kinh nghiệm (làm người giúp việc gia đình", "sở hữu bằng cấp liên quan đến công việc" (22,1%), "kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ với chủ người Hàn Quốc" (17,2%) và "trình độ học vấn’"(5,1%).
Cụ thể, người tham gia khảo sát mong muốn người giúp việc ngoại quốc phải có "trên 3 năm" kinh nghiệm, có "bằng tốt nghiệp cấp 3" trở lên. Không những thế, 78,2% số người được hỏi yêu cầu người giúp việc ngoại quốc phải có trình độ tiếng Hàn trung cấp trở lên; mặt khác 72,0% số người được hỏi yêu cầu trình độ tiếng Anh trung cấp trở lên.
Đối với nhu cầu theo dịch vụ cụ thể, 60,5% người khảo sát muốn thuê người giúp việc để "quản lý việc nhà như dọn dẹp, giặt giũ và nấu ăn"; tiếp theo là "dịch vụ kết hợp quản lý việc nhà và trông trẻ" (29,3%); "chăm sóc trẻ bao gồm cả trông nom và dạy dỗ" (10,2%).
Khi được hỏi về mức lương theo giờ mà họ sẵn sàng trả cho lao động nước ngoài làm giúp việc cho gia đình, câu trả lời phổ biến nhất (35,1%) là 10.000~12.000 won (khoảng 180.000~220.000 VNĐ), tiếp theo là 14.000~16.000 won (27,0%) và 12.000~14.000 won (25,9%).
Về lựa chọn quốc tịch của người giúp việc ngoại quốc, những người được khảo sát cho biết ưa thích người Philippines (37,4%), Việt Nam (30,3%), Thái Lan (14,8%) và Trung Quốc (9,1%).
Lý do cho việc lựa chọn một quốc gia cụ thể, 47,8% số người được hỏi trả lời rằng "đã quen thuộc với quốc gia đó vì có nhiều người đến từ quốc gia đó (ở Hàn Quốc)". Tuy nhiên cũng có một số người cho biết là "vì khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh cao" (28,6%), "vì nhiều người lao động từ quốc gia đó đã có kinh nghiệm đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài" (21,1%).
Trong số các vấn đề cần được xem xét nhằm thúc đẩy và nâng cao dịch vụ người giúp việc ngoại quốc, câu trả lời phổ biến nhất (52,4%) là "việc xác minh danh tính phải được tiến hành thật kỹ lưỡng". Tiếp theo, có ý kiến cho rằng "cần đào tạo nghề và ngoại ngữ trước (cho người lao động ngoại quốc) để đảm bảo chất lượng dịch vụ" (22,5%) và "phải có phản ứng và trách nhiệm rõ ràng trong trường hợp (khách hàng) không hài lòng về dịch vụ hoặc xảy ra sự cố" (17,0%).
Trước đó, Bộ Lao động Hàn Quốc đã đưa ra thông báo rằng họ có kế hoạch giới thiệu thí điểm 100 lao động giúp việc nước ngoài đến Seoul vào nửa cuối năm nay. Người giúp việc nước ngoài cũng sẽ nhận được mức lương tối thiểu giống như người giúp việc trong nước.
Ngườigiúp việc ngoại quốc sẽ làm việc ở Hàn Quốc với thị thực làm việc không chuyên nghiệp (E-9) thông qua Hệ thống Giấy phép Lao động.
Tuy nhiên, chỉ những người có kinh nghiệm, kiến thức về việc nhà, chăm sóc trẻ và nói được tiếng Hàn hoặc tiếng Anh mới được nhập cảnh, những người mắc bệnh tâm thần, nghiện ma túy hoặc tiền án sẽ không được chọn.
Lý do khiến việc tuyển dụng người giúp việc và chăm trẻ người nước ngoài đang được cân nhắc là do gánh nặng chăm sóc trẻ tiếp tục tăng nhưng số lượng người giúp việc người Hàn Quốc lại ngày một giảm.
Theo Bộ Lao động, số lượng người Hàn Quốc lựa chọn làm nghề giúp việc và chăm sóc trẻ em đã giảm 26,9% từ 156.000 người năm 2019 xuống còn 114.000 người vào năm 2022. Xét rằng 92,3% số lao động còn lại ở độ tuổi từ 50 trở lên, xu hướng giảm dự kiến sẽ còn tiếp tục diễn ra.
Theo kết quả khảo sát, khi được hỏi liệu dịch vụ giúp việc người nước ngoài có giúp ích trong việc giải quyết lý do không sử dụng dịch vụ người giúp việc hay không thì câu trả lời trung bình là 3,81 điểm (tính trên thang điểm 5).
Khi được hỏi về những điều kiện quan trọng nhất để quyết định thuê người giúp việc nước ngoài, câu trả lời phổ biến nhất (55,6%) là "kinh nghiệm (làm người giúp việc gia đình", "sở hữu bằng cấp liên quan đến công việc" (22,1%), "kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ với chủ người Hàn Quốc" (17,2%) và "trình độ học vấn’"(5,1%).
Cụ thể, người tham gia khảo sát mong muốn người giúp việc ngoại quốc phải có "trên 3 năm" kinh nghiệm, có "bằng tốt nghiệp cấp 3" trở lên. Không những thế, 78,2% số người được hỏi yêu cầu người giúp việc ngoại quốc phải có trình độ tiếng Hàn trung cấp trở lên; mặt khác 72,0% số người được hỏi yêu cầu trình độ tiếng Anh trung cấp trở lên.
Đối với nhu cầu theo dịch vụ cụ thể, 60,5% người khảo sát muốn thuê người giúp việc để "quản lý việc nhà như dọn dẹp, giặt giũ và nấu ăn"; tiếp theo là "dịch vụ kết hợp quản lý việc nhà và trông trẻ" (29,3%); "chăm sóc trẻ bao gồm cả trông nom và dạy dỗ" (10,2%).
Khi được hỏi về mức lương theo giờ mà họ sẵn sàng trả cho lao động nước ngoài làm giúp việc cho gia đình, câu trả lời phổ biến nhất (35,1%) là 10.000~12.000 won (khoảng 180.000~220.000 VNĐ), tiếp theo là 14.000~16.000 won (27,0%) và 12.000~14.000 won (25,9%).
Về lựa chọn quốc tịch của người giúp việc ngoại quốc, những người được khảo sát cho biết ưa thích người Philippines (37,4%), Việt Nam (30,3%), Thái Lan (14,8%) và Trung Quốc (9,1%).
Lý do cho việc lựa chọn một quốc gia cụ thể, 47,8% số người được hỏi trả lời rằng "đã quen thuộc với quốc gia đó vì có nhiều người đến từ quốc gia đó (ở Hàn Quốc)". Tuy nhiên cũng có một số người cho biết là "vì khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh cao" (28,6%), "vì nhiều người lao động từ quốc gia đó đã có kinh nghiệm đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài" (21,1%).
Trong số các vấn đề cần được xem xét nhằm thúc đẩy và nâng cao dịch vụ người giúp việc ngoại quốc, câu trả lời phổ biến nhất (52,4%) là "việc xác minh danh tính phải được tiến hành thật kỹ lưỡng". Tiếp theo, có ý kiến cho rằng "cần đào tạo nghề và ngoại ngữ trước (cho người lao động ngoại quốc) để đảm bảo chất lượng dịch vụ" (22,5%) và "phải có phản ứng và trách nhiệm rõ ràng trong trường hợp (khách hàng) không hài lòng về dịch vụ hoặc xảy ra sự cố" (17,0%).
Trước đó, Bộ Lao động Hàn Quốc đã đưa ra thông báo rằng họ có kế hoạch giới thiệu thí điểm 100 lao động giúp việc nước ngoài đến Seoul vào nửa cuối năm nay. Người giúp việc nước ngoài cũng sẽ nhận được mức lương tối thiểu giống như người giúp việc trong nước.
Ngườigiúp việc ngoại quốc sẽ làm việc ở Hàn Quốc với thị thực làm việc không chuyên nghiệp (E-9) thông qua Hệ thống Giấy phép Lao động.
Tuy nhiên, chỉ những người có kinh nghiệm, kiến thức về việc nhà, chăm sóc trẻ và nói được tiếng Hàn hoặc tiếng Anh mới được nhập cảnh, những người mắc bệnh tâm thần, nghiện ma túy hoặc tiền án sẽ không được chọn.
Lý do khiến việc tuyển dụng người giúp việc và chăm trẻ người nước ngoài đang được cân nhắc là do gánh nặng chăm sóc trẻ tiếp tục tăng nhưng số lượng người giúp việc người Hàn Quốc lại ngày một giảm.
Theo Bộ Lao động, số lượng người Hàn Quốc lựa chọn làm nghề giúp việc và chăm sóc trẻ em đã giảm 26,9% từ 156.000 người năm 2019 xuống còn 114.000 người vào năm 2022. Xét rằng 92,3% số lao động còn lại ở độ tuổi từ 50 trở lên, xu hướng giảm dự kiến sẽ còn tiếp tục diễn ra.