Các nền tảng thời trang trực tuyến lớn tại Hàn Quốc, vốn đã đạt mức tăng trưởng đáng kể hàng năm nhờ sức nóng của Làn sóng Hàn Quốc (Hallyu), hiện đang gấp rút chuẩn bị cho chu kỳ tăng trưởng tiếp theo.
Một số công ty đang tìm cách mở rộng từ nền tẳng online sang các cửa hàng ngoại tuyến bằng cách đảm bảo nguồn lực đầu tư vững chắc thông qua nhiều phương thức khác nhau, trong khi những công ty khác đang tích cực đẩy nhanh quá trình mở rộng kinh doanh ra thị trường nước ngoài.
Theo thông tin trong ngành vào ngày 19, ứng dụng mua sắm thời trang trực tuyến hàng đầu Hàn Quốc 'Musinsa' gần đây đã bán trụ sở mới của mình, 'Musinsa Campus E1' ở Seongsu-dong (Seoul) cho Mastern Investment Management thông qua phương thức "bán và tái thuê (sale & leaseback)" với giá bán là 111,5 tỷ won.
E1 là tòa nhà trụ sở mới của Musinsa vừa được hoàn thiện sau khi mua đất vào năm 2019.
Lý do Musinsa quyết định bán tòa nhà mới sau khi hoàn thành là để chuẩn bị cho những rủi ro trong tương lai bằng cách đảm bảo đủ thanh khoản tiền mặt trong tình hình thị trường ngày càng bất ổn, đồng thời đảm bảo nguồn lực đầu tư cho việc mở rộng kinh doanh sang các cửa hàng ngoại tuyến.
Trước đó, vào tháng 7/2023 Musinsa đã thu hút 200 tỷ won đầu tư từ Kohlberg Kravis Roberts (KKR), quỹ đầu tư tư nhân lớn nhất thế giới.
Nếu tính cả số tiền thu được từ việc bán tòa nhà văn phòng, chỉ tính riền trong năm nay số tiền mặt mà Musinsa đang nắm giữ thực tế là 311,5 tỷ won (khoảng 229,2 triệu USD).
Dựa vào đó, Musinsa có kế hoạch tích cực đẩy nhanh việc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tuyến của mình.
Musinsa Standard, thương hiệu riêng của Musinsa, đã mở cửa hàng thứ ba tại Dongseong-ro (thành phố Daegu) vào tháng 9/2023 và sẽ mở cửa hàng thứ tư tại Seongsu-dong (Seoul) vào ngày 27/10 tới. Bên cạnh đó, trong khoảng cuối năm, Musinsa cũng dự định mở 1 cửa hàng ở Seomyeon (Busan).
Được thành lập vào năm 2012, doanh thu của Musinsa trong năm ngoái (2022) là 708,4 tỷ won (khoảng 521 triệu USD), ghi nhận mức tăng trưởng nhanh chóng 560% so với năm 2018 (107,3 tỷ KRW). Trong cùng thời kỳ, lợi nhuận hoạt động củ công ty cũng tăng gấp đôi từ 25,7 tỷ won lên 54,2 tỷ won (khoảng 39,86 triệu USD).
Giá trị doanh nghiệp cũng tăng từ khoảng 2 nghìn tỷ won vào năm 2019 lên khoảng giữa 3,5 nghìn tỷ won trong năm nay. Số vốn từ các quỹ đầu tư tích lũy mà Musinsa đã thu hút được cho đến nay lên tới 430 tỷ won.
Một quan chức của Musinsa cho biết: "Sau khoảng thời gian dài dịch Covid-19 hoành hành, chúng tôi đang tập trung vào việc mở rộng trải nghiệm mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến của khách hàng. Chúng tôi dự định tăng cường hơn nữa hoạt động kinh doanh ngoại tuyến của mình dựa trên số tiền thu được từ việc bán tòa nhà trụ sở mới".
Ngoài Musinsa, một nền tảng thời trang khác của Hàn Quốc là 'Ably' cũng đang cho thấy nỗ lực trong việc chuẩn bị cho thời kỳ tăng trưởng tiếp theo bằng cách tích cực phát triển các hoạt động kinh doanh ra thị trường nước ngoài.
Ably đã thành công trong việc thu hút khoản đầu tư trị giá 50 tỷ won (khoảng 36,77 triệu USD) vào tháng 3/2023 bất chấp tình hình khó khăn chung khi các nhà đầu tư không mấy hào hứng với ngành thương mại điện tử. Khoản đầu tư tích lũy là 223 tỷ won, đây cũng là con số lớn nhất đối với nền tảng mua sắm dành cho phái nữ.
Ably, vốn tập trung vào việc tăng doanh số bán hàng đều đặn và tăng quy mô, đã duy trì thặng dư trong bốn tháng liên tiếp kể từ khi đạt được thặng dư hàng tháng đầu tiên vào tháng 3 vừa qua. Dựa trên hiệu quả hoạt động tại thị trường nội địa, công ty đang chuyển sự chú ý sang thị trường toàn cầu.
Đặc biệt, nền tảng mua sắm 'amood' được ra mắt nhắm vào thị trường Nhật Bản đang nhận được phản hồi vô cùng tích cực đến mức trở thành nền tảng mua sắm duy nhất do một công ty Hàn Quốc vận hành được xếp hạng trong 'top 5' lượt tải xuống ứng dụng mua sắm tại Nhật.
Ably có kế hoạch mở rộng sang các thị trường châu Á và Bắc Mỹ khác trong tương lai gần và xây dựng mạng lưới thời trang Hàn Quốc vững chắc trên toàn cầu.
Một nền tảng thời trang khác là 'Zigzag', do Kakao Style điều hành, lại lựa chọn phương hướng phát triển kinh doanh bằng cách tập trung vào thời trang và mở rộng sang lĩnh vực làm đẹp và phong cách sống.
Dựa trên sức mạnh tổng hợp với Kakao, công ty đã mua lại và sáp nhập ZigZag vào tháng 7 năm 2021, doanh số (101,8 tỷ KRW) và số lượng giao dịch (1,3 nghìn tỷ KRW) tính đến năm ngoái đã tăng lần lượt 155% và 73% so với năm 2020.
Zigzag đang đầu tư ổn định với mục tiêu sở hữu năng lực công nghệ vượt trội so với các công ty 'công nghệ lớn', đặc biệt là trong việc phát triển công nghệ tìm kiếm và đề xuất cá nhân hóa dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI).
Một quan chức của ZigZag cho biết: "Chúng tôi sẽ mở rộng hợp tác với Kakao và củng cố vị thế là một trong ba nền tảng thời trang và phong cách lớn ở Hàn Quốc."
Theo thông tin trong ngành vào ngày 19, ứng dụng mua sắm thời trang trực tuyến hàng đầu Hàn Quốc 'Musinsa' gần đây đã bán trụ sở mới của mình, 'Musinsa Campus E1' ở Seongsu-dong (Seoul) cho Mastern Investment Management thông qua phương thức "bán và tái thuê (sale & leaseback)" với giá bán là 111,5 tỷ won.
E1 là tòa nhà trụ sở mới của Musinsa vừa được hoàn thiện sau khi mua đất vào năm 2019.
Lý do Musinsa quyết định bán tòa nhà mới sau khi hoàn thành là để chuẩn bị cho những rủi ro trong tương lai bằng cách đảm bảo đủ thanh khoản tiền mặt trong tình hình thị trường ngày càng bất ổn, đồng thời đảm bảo nguồn lực đầu tư cho việc mở rộng kinh doanh sang các cửa hàng ngoại tuyến.
Trước đó, vào tháng 7/2023 Musinsa đã thu hút 200 tỷ won đầu tư từ Kohlberg Kravis Roberts (KKR), quỹ đầu tư tư nhân lớn nhất thế giới.
Nếu tính cả số tiền thu được từ việc bán tòa nhà văn phòng, chỉ tính riền trong năm nay số tiền mặt mà Musinsa đang nắm giữ thực tế là 311,5 tỷ won (khoảng 229,2 triệu USD).
Dựa vào đó, Musinsa có kế hoạch tích cực đẩy nhanh việc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tuyến của mình.
Musinsa Standard, thương hiệu riêng của Musinsa, đã mở cửa hàng thứ ba tại Dongseong-ro (thành phố Daegu) vào tháng 9/2023 và sẽ mở cửa hàng thứ tư tại Seongsu-dong (Seoul) vào ngày 27/10 tới. Bên cạnh đó, trong khoảng cuối năm, Musinsa cũng dự định mở 1 cửa hàng ở Seomyeon (Busan).
Được thành lập vào năm 2012, doanh thu của Musinsa trong năm ngoái (2022) là 708,4 tỷ won (khoảng 521 triệu USD), ghi nhận mức tăng trưởng nhanh chóng 560% so với năm 2018 (107,3 tỷ KRW). Trong cùng thời kỳ, lợi nhuận hoạt động củ công ty cũng tăng gấp đôi từ 25,7 tỷ won lên 54,2 tỷ won (khoảng 39,86 triệu USD).
Giá trị doanh nghiệp cũng tăng từ khoảng 2 nghìn tỷ won vào năm 2019 lên khoảng giữa 3,5 nghìn tỷ won trong năm nay. Số vốn từ các quỹ đầu tư tích lũy mà Musinsa đã thu hút được cho đến nay lên tới 430 tỷ won.
Một quan chức của Musinsa cho biết: "Sau khoảng thời gian dài dịch Covid-19 hoành hành, chúng tôi đang tập trung vào việc mở rộng trải nghiệm mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến của khách hàng. Chúng tôi dự định tăng cường hơn nữa hoạt động kinh doanh ngoại tuyến của mình dựa trên số tiền thu được từ việc bán tòa nhà trụ sở mới".
Ngoài Musinsa, một nền tảng thời trang khác của Hàn Quốc là 'Ably' cũng đang cho thấy nỗ lực trong việc chuẩn bị cho thời kỳ tăng trưởng tiếp theo bằng cách tích cực phát triển các hoạt động kinh doanh ra thị trường nước ngoài.
Ably đã thành công trong việc thu hút khoản đầu tư trị giá 50 tỷ won (khoảng 36,77 triệu USD) vào tháng 3/2023 bất chấp tình hình khó khăn chung khi các nhà đầu tư không mấy hào hứng với ngành thương mại điện tử. Khoản đầu tư tích lũy là 223 tỷ won, đây cũng là con số lớn nhất đối với nền tảng mua sắm dành cho phái nữ.
Ably, vốn tập trung vào việc tăng doanh số bán hàng đều đặn và tăng quy mô, đã duy trì thặng dư trong bốn tháng liên tiếp kể từ khi đạt được thặng dư hàng tháng đầu tiên vào tháng 3 vừa qua. Dựa trên hiệu quả hoạt động tại thị trường nội địa, công ty đang chuyển sự chú ý sang thị trường toàn cầu.
Đặc biệt, nền tảng mua sắm 'amood' được ra mắt nhắm vào thị trường Nhật Bản đang nhận được phản hồi vô cùng tích cực đến mức trở thành nền tảng mua sắm duy nhất do một công ty Hàn Quốc vận hành được xếp hạng trong 'top 5' lượt tải xuống ứng dụng mua sắm tại Nhật.
Ably có kế hoạch mở rộng sang các thị trường châu Á và Bắc Mỹ khác trong tương lai gần và xây dựng mạng lưới thời trang Hàn Quốc vững chắc trên toàn cầu.
Một nền tảng thời trang khác là 'Zigzag', do Kakao Style điều hành, lại lựa chọn phương hướng phát triển kinh doanh bằng cách tập trung vào thời trang và mở rộng sang lĩnh vực làm đẹp và phong cách sống.
Dựa trên sức mạnh tổng hợp với Kakao, công ty đã mua lại và sáp nhập ZigZag vào tháng 7 năm 2021, doanh số (101,8 tỷ KRW) và số lượng giao dịch (1,3 nghìn tỷ KRW) tính đến năm ngoái đã tăng lần lượt 155% và 73% so với năm 2020.
Zigzag đang đầu tư ổn định với mục tiêu sở hữu năng lực công nghệ vượt trội so với các công ty 'công nghệ lớn', đặc biệt là trong việc phát triển công nghệ tìm kiếm và đề xuất cá nhân hóa dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI).
Một quan chức của ZigZag cho biết: "Chúng tôi sẽ mở rộng hợp tác với Kakao và củng cố vị thế là một trong ba nền tảng thời trang và phong cách lớn ở Hàn Quốc."