Bắt đầu từ năm 2024, phí bảo hiểm xã hội tại Việt Nam đối với người lao động/công ty Hàn Quốc được phái cử đến Việt Nam sẽ được miễn trong vòng 5 năm.
Ngày 8, Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc thông báo đã chính thức ký thỏa thuận hành chính thực hiện hiệp định về bảo hiểm xã hội với chính phủ Việt Nam tại Khu liên hợp Sejong.
Thỏa thuận hành chính này nhằm mục đích thực hiện suôn sẻ Hiệp định Bảo hiểm xã hội Hàn Quốc-Việt Nam được ký vào tháng 12/2021. Hiện định này bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/1/2024.
Hiệp định bảo hiểm xã hội là một hiệp ước được ký kết giữa các quốc gia nhằm giải quyết vấn đề về hệ thống bảo hiểm xã hội, chẳng hạn như lương hưu, đang được áp dụng bất lợi cho người nước ngoài sống ở Hàn Quốc hoặc công dân Hàn Quốc sống ở nước ngoài.
Sau ngày hiệp định có hiệu lực, bắt đầu từ năm sau, người lao động/công ty Hàn Quốc được cử sang Việt Nam sẽ được miễn phí bảo hiểm xã hội tại Việt Nam trong vòng 5 năm, và có thể được gia hạn thêm tối đa 3 năm.
Ngược lại, người lao động/công ty Việt Nam được phái cử sang Hàn Quốc cũng sẽ nhận được những lợi ích tương tự.
Tính đến tháng 42022, đã có 14.303 công dân Hàn Quốc tham gia bảo hiểm xã hội của Việt Nam.
Ngoài ra, thông qua thỏa thuận này, nếu một công dân Hàn Quốc đã tham gia bảo hiểm xã hội (quỹ hưu trí) của Hàn Quốc mà vẫn đóng cả bảo hiểm xã hội của Việt Nam thì sẽ được cộng dồn thời gian của cả 2 bảo hiểm ở Hàn Quốc và Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc cơ hội nhận lương hưu sẽ tăng lên.
Ví dụ, theo luật hiện hành nếu người lao động đã đủ tuổi để nhận lương hưu, nhưng lại có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở Hàn Quốc là 9 năm và ở Việt Nam là 11 năm thì vẫn không thể nhận được lương hưu do chưa đáp ứng đủ thời gian đóng tối thiểu (10 năm ở Hàn Quốc và 20 năm ở Việt Nam).
Tuy nhiên, với thỏa thuận này, khi cộng dồn số thời gian người lao động đóng bảo hiểm xã hội ở cả Hàn Quốc và Việt Nam thì sẽ là 20 năm, đáp ứng đủ điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm tối thiểu và có thể nhận được lương hưu từ cả 2 quốc gia.
Lưu ý rằng các quy định liên quan đến việc cộng dồn thời gian đăng ký hiện chưa có hiệu lực ngay từ 1/1/2024 mà phải chờ luật pháp tại Việt Nam được sửa đổi, ban hành.
Kim Hye-jin, người đứng đầu Văn phòng Kế hoạch và Điều phối tại Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc cho biết "Chúng tôi sẽ tiếp tục ký các thỏa thuận về bảo hiểm xã hội với các quốc gia nơi có công dân Hàn Quốc làm việc và sinh sống. Chúng tôi sẽ tăng cường quyền nhận trợ cấp lương hưu bằng cách loại bỏ việc đóng hai lần phí bảo hiểm và cộng dồn thời gian đóng phí".
Mặt khác, Hàn Quốc đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội với tổng cộng 42 quốc gia, trong đó hiện đang có 38 hiệp định đang có hiệu lực.
Thỏa thuận hành chính này nhằm mục đích thực hiện suôn sẻ Hiệp định Bảo hiểm xã hội Hàn Quốc-Việt Nam được ký vào tháng 12/2021. Hiện định này bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/1/2024.
Hiệp định bảo hiểm xã hội là một hiệp ước được ký kết giữa các quốc gia nhằm giải quyết vấn đề về hệ thống bảo hiểm xã hội, chẳng hạn như lương hưu, đang được áp dụng bất lợi cho người nước ngoài sống ở Hàn Quốc hoặc công dân Hàn Quốc sống ở nước ngoài.
Sau ngày hiệp định có hiệu lực, bắt đầu từ năm sau, người lao động/công ty Hàn Quốc được cử sang Việt Nam sẽ được miễn phí bảo hiểm xã hội tại Việt Nam trong vòng 5 năm, và có thể được gia hạn thêm tối đa 3 năm.
Ngược lại, người lao động/công ty Việt Nam được phái cử sang Hàn Quốc cũng sẽ nhận được những lợi ích tương tự.
Tính đến tháng 42022, đã có 14.303 công dân Hàn Quốc tham gia bảo hiểm xã hội của Việt Nam.
Ngoài ra, thông qua thỏa thuận này, nếu một công dân Hàn Quốc đã tham gia bảo hiểm xã hội (quỹ hưu trí) của Hàn Quốc mà vẫn đóng cả bảo hiểm xã hội của Việt Nam thì sẽ được cộng dồn thời gian của cả 2 bảo hiểm ở Hàn Quốc và Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc cơ hội nhận lương hưu sẽ tăng lên.
Ví dụ, theo luật hiện hành nếu người lao động đã đủ tuổi để nhận lương hưu, nhưng lại có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở Hàn Quốc là 9 năm và ở Việt Nam là 11 năm thì vẫn không thể nhận được lương hưu do chưa đáp ứng đủ thời gian đóng tối thiểu (10 năm ở Hàn Quốc và 20 năm ở Việt Nam).
Tuy nhiên, với thỏa thuận này, khi cộng dồn số thời gian người lao động đóng bảo hiểm xã hội ở cả Hàn Quốc và Việt Nam thì sẽ là 20 năm, đáp ứng đủ điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm tối thiểu và có thể nhận được lương hưu từ cả 2 quốc gia.
Lưu ý rằng các quy định liên quan đến việc cộng dồn thời gian đăng ký hiện chưa có hiệu lực ngay từ 1/1/2024 mà phải chờ luật pháp tại Việt Nam được sửa đổi, ban hành.
Kim Hye-jin, người đứng đầu Văn phòng Kế hoạch và Điều phối tại Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc cho biết "Chúng tôi sẽ tiếp tục ký các thỏa thuận về bảo hiểm xã hội với các quốc gia nơi có công dân Hàn Quốc làm việc và sinh sống. Chúng tôi sẽ tăng cường quyền nhận trợ cấp lương hưu bằng cách loại bỏ việc đóng hai lần phí bảo hiểm và cộng dồn thời gian đóng phí".
Mặt khác, Hàn Quốc đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội với tổng cộng 42 quốc gia, trong đó hiện đang có 38 hiệp định đang có hiệu lực.