Số lượng hành khách trên các hãng hàng không giá rẻ (LCC) nội địa Hàn Quốc năm 2023 đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt quá số lượng hành khách của 2 hãng hàng không top đầu Hàn Quốc Korean Air và Asiana Airlines cộng lại.
Theo hệ thống cổng thông tin hàng không của Bộ Đất đai Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc ngày 8, tổng số hành khách đã sử dụng các đường bay quốc tế tại 9 hãng hàng không LCC (Low Cost Carier) nội địa Hàn Quốc (Jeju Air, Jin Air, T'way Air, Eastar Jet, Air Seoul, Air Busan, Air Premia, Aero K và Fly Gangwon) năm 2023 đã ghi nhận 24.194.155 lượt người.
Con số này nhiều hơn 1 triệu so với tổng số hành khách quốc tế của Korean Air và Asiana Airlines (23.007.405 lượt người), 2 hãng hàng không lớn (Full Service Carieer·FSC: hãng hàng không truyền thống). Đây là lần đầu tiên số lượng hành khách quốc tế đảo chiều như vậy kể từ năm 2003, khi hãng hàng không LCC nội địa Hàn đầu tiên ra mắt.
Năm 2022, số lượng hành khách quốc tế tại 9 hãng LCC là 4.512.237, chỉ bằng một nửa so với các hãng FSC (8.005.931). Chỉ sau một năm, tình thế đã đảo ngược hoàn toàn với số lượng hành khách sử dụng các hãng LCC đã tăng hơn bốn lần.
Điều này là do sở thích đi du lịch quãng đường trung bình và ngắn ngày càng tăng cũng như việc du khách cố gắng giảm gánh nặng chi phí đi lại do lạm phát cao và suy thoái kinh tế.
Ngoài ra, việc các LCC có thể đa dạng hóa các tuyến đường ngắn và trung bình, bao gồm cả các tuyến bay đến các thành phố nhỏ ở Nhật Bản, đồng thời giảm bớt gánh nặng chi phí đi lại do hiệu ứng đồng Yên thấp cũng được coi là một yếu tố tích cực.
Trên thực tế, đường bay số một của các hãng LCC năm ngoái là Nhật Bản, với 19.382.535 hành khách. Đường bay đến các nước Đông Nam Á đứng ở vị trí thứ hai, có mức độ phổ biến bùng nổ, trong đó có 8.744.474 lượt khách đến Việt Nam và 4.247.259 lượt khách du lịch Thái Lan.
Năm nay (2024), các hãng LCC có kế hoạch tăng cường các tuyến đường trung và ngắn thông qua việc nhập thêm tàu bay để có thể đáp ứng nhu cầu của du khách.
Cụ thể, Jin Air đã thuê 4 máy bay cỡ nhỏ B737-8 từ công ty mẹ Korean Air vào ngày 18/1. Trong 3 tháng tiếp theo (tháng 2~4), bốn máy bay nữa sẽ được Jin Air đưa vào hoạt động, nâng quy mô đội bay lên 31 chiếc.
Jeju Air, hiện có 42 máy bay và đứng đầu trong số các hãng LCC, dự kiến sẽ đưa thêm tổng cộng 5 máy bay vào hoạt động trong năm nay. Đặc biệt, kể từ năm ngoái, Jeju Air đã tăng tốc nỗ lực hiện đại hóa đội bay của mình đồng thời cải thiện cơ cấu chi phí bằng cách sử dụng máy bay thông qua mua trực tiếp thay vì đi thuê.
T'way Air, sẽ triển khai một số đường bay tới châu Âu, bắt đầu với Croatia kể từ năm nay. T'way Air cũng có kế hoạch tăng đội bay hiện tại từ 30 lên 37. Thêm vào đó, cho đến năm 2027 hãng cũng sẽ nâng số lượng máy bay tầm xa, bao gồm cả A330-300, lên thành tổng cộng 20 chiếc.
Một quan chức ngành hàng không cho biết: "Nhu cầu các chặng ngắn và trung bình dự kiến sẽ tiếp tục ổn định trong năm nay và chúng tôi sẽ nỗ lực phát triển các đường bay mới cũng như các dịch vụ bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng".
Con số này nhiều hơn 1 triệu so với tổng số hành khách quốc tế của Korean Air và Asiana Airlines (23.007.405 lượt người), 2 hãng hàng không lớn (Full Service Carieer·FSC: hãng hàng không truyền thống). Đây là lần đầu tiên số lượng hành khách quốc tế đảo chiều như vậy kể từ năm 2003, khi hãng hàng không LCC nội địa Hàn đầu tiên ra mắt.
Năm 2022, số lượng hành khách quốc tế tại 9 hãng LCC là 4.512.237, chỉ bằng một nửa so với các hãng FSC (8.005.931). Chỉ sau một năm, tình thế đã đảo ngược hoàn toàn với số lượng hành khách sử dụng các hãng LCC đã tăng hơn bốn lần.
Điều này là do sở thích đi du lịch quãng đường trung bình và ngắn ngày càng tăng cũng như việc du khách cố gắng giảm gánh nặng chi phí đi lại do lạm phát cao và suy thoái kinh tế.
Ngoài ra, việc các LCC có thể đa dạng hóa các tuyến đường ngắn và trung bình, bao gồm cả các tuyến bay đến các thành phố nhỏ ở Nhật Bản, đồng thời giảm bớt gánh nặng chi phí đi lại do hiệu ứng đồng Yên thấp cũng được coi là một yếu tố tích cực.
Trên thực tế, đường bay số một của các hãng LCC năm ngoái là Nhật Bản, với 19.382.535 hành khách. Đường bay đến các nước Đông Nam Á đứng ở vị trí thứ hai, có mức độ phổ biến bùng nổ, trong đó có 8.744.474 lượt khách đến Việt Nam và 4.247.259 lượt khách du lịch Thái Lan.
Năm nay (2024), các hãng LCC có kế hoạch tăng cường các tuyến đường trung và ngắn thông qua việc nhập thêm tàu bay để có thể đáp ứng nhu cầu của du khách.
Cụ thể, Jin Air đã thuê 4 máy bay cỡ nhỏ B737-8 từ công ty mẹ Korean Air vào ngày 18/1. Trong 3 tháng tiếp theo (tháng 2~4), bốn máy bay nữa sẽ được Jin Air đưa vào hoạt động, nâng quy mô đội bay lên 31 chiếc.
Jeju Air, hiện có 42 máy bay và đứng đầu trong số các hãng LCC, dự kiến sẽ đưa thêm tổng cộng 5 máy bay vào hoạt động trong năm nay. Đặc biệt, kể từ năm ngoái, Jeju Air đã tăng tốc nỗ lực hiện đại hóa đội bay của mình đồng thời cải thiện cơ cấu chi phí bằng cách sử dụng máy bay thông qua mua trực tiếp thay vì đi thuê.
T'way Air, sẽ triển khai một số đường bay tới châu Âu, bắt đầu với Croatia kể từ năm nay. T'way Air cũng có kế hoạch tăng đội bay hiện tại từ 30 lên 37. Thêm vào đó, cho đến năm 2027 hãng cũng sẽ nâng số lượng máy bay tầm xa, bao gồm cả A330-300, lên thành tổng cộng 20 chiếc.
Một quan chức ngành hàng không cho biết: "Nhu cầu các chặng ngắn và trung bình dự kiến sẽ tiếp tục ổn định trong năm nay và chúng tôi sẽ nỗ lực phát triển các đường bay mới cũng như các dịch vụ bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng".