Kinh tế Chính trị

Giá trị thực của đồng won được cho là bị định giá thấp thứ 5 trong OECD

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)11:08 18-04-2024
Việc đồng đô la Mỹ mạnh cũng như tiền tệ của Nhật Bản và Trung Quốc cũng bị định giá thấp đáng kể đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị đồng won (KRW) của Hàn Quốc. Đánh giá của một cơ quan tài chính gần đây cho thấy đồng won đang được định giá thấp thứ 5 trong số các quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
 
Tỷ giá đô lawon là 13894 won theo Ngân hàng Hana hôm 1642024 ẢnhYonhap News
Tỷ giá đô la/won là 1.389,4 won (theo Ngân hàng Hana) hôm 16/4/2024. [Ảnh=Yonhap News]
Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) vào ngày 18, chỉ số tỷ giá hối đoái thực tế của Hàn Quốc ghi nhận 96,7 (2020 = 100) tính đến cuối tháng 2.

Tỷ giá hối đoái thực hiệu dụng (Real effective exchange rate·REER) là tỷ giá hối đoái cho biết sức mua thực sự của đồng tiền của một quốc gia này so với đồng tiền của quốc gia khác là bao nhiêu.

Đây là phương pháp đánh giá mức tỷ giá hối đoái tương đối giữa năm cơ sở và thời điểm hiện tại. Nếu con số vượt quá 100 thì được coi là định giá quá cao so với năm cơ sở còn thấp hơn 100 thì được coi là bị định giá thấp.

Với điểm số ghi nhận ở mức 96,7, có thể được hiểu là đồng won đang bước vào giai đoạn bị định giá thấp.

Trong số 37 quốc gia thành viên OECD được BIS thống kê, Hàn Quốc có điểm số thấp thứ 5, sau Nhật Bản (70,3), Thổ Nhĩ Kỳ (90,2), Na Uy (95,3) và Israel (95,6).

Trong số 20 nước lớn (G20), vị trí của đồng won Hàn Quốc cũng thấp thứ 4 sau tiền tệ của Nhật Bản, Turkmenistan và Trung Quốc (93,4).

Tỷ giá hối đoái thực hiệu dụng của Hàn Quốc đã giảm xuống 68,1 trong cuộc khủng hoảng ngoại hối và xuống 78,7 trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trước đó sau khi vượt mốc 100 thì tỷ giá hối đoái thực hiệu dụng đã dao động quanh mức trên dưới 90 trong khoảng thời gian từ tháng 10/2020 đến tháng 7/2021. Cụ thể, vào tháng 10/2022, khi tỷ giá vượt quá mức 1.400 won, điểm số tạm thời giảm xuống mức 90,7.

Moon Jeong-hee, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng KB Kookmin, cho biết: "Tính đến cuối tháng này, tỷ giá hối đoái thực tế sẽ còn thấp hơn. Đồng won đang bị định giá thấp khoảng 6-7% so với mức trung bình dài hạn. Nếu tỷ giá hối đoái ở mức cuối 1.200 won thì đó là mức phù hợp với tỷ giá hối đoái thực tế".

Trong khi đồng đô la tiếp tục mạnh lên nhờ nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ thì đồng yên Nhật (JPY) và đồng nhân dân tệ của Trung Quốc (CNY) đều suy yếu, đây được coi là nguyên nhân chính khiến giá trị đồng won sụt giảm.

Tỷ giá hối đoái thực hiệu dụng của Mỹ tương đối cao ở mức 108,1 tính đến cuối tháng 2. Mặt khác, Nhật Bản đã tụt xuống dưới mốc 80 kể từ tháng 4/2022 và Trung Quốc cũng ở dưới mốc 100 kể từ tháng 10/2022.

Liên quan đến vấn đề này, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc Lee Chang-yong đã chỉ ra trong cuộc họp báo ngày 12 rằng: "Sự mất giá của đồng yên Nhật là rất đáng kể và đồng nhân dân tệ của Trung Quốc cũng đang chịu áp lực giảm giá. Sau khi trở thành proxy (đại diện) cho các đồng tiền của các nước láng giềng, chúng tôi nghi ngờ rằng đồng won có thể đã bị mất giá quá mức so với các nguyên tắc đánh giá cơ bản của chúng ta".

Trong một cuộc phỏng vấn với báo chí nước ngoài một ngày trước đó, Thống đốc Ngân hàng Hàn Quốc cũng cho biết: "Không chỉ sức mạnh của đồng đô la mà cả căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông cũng đang ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Bên cạnh đó là tác động của sự suy yếu của đồng yên và đồng nhân dân tệ".

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기