Theo kết quả 'phân tích tình trạng sử dụng thương mại điện tử năm 2023 và thiệt hại của người tiêu dùng' được Chính quyền Thành phố Seoul công bố vào ngày 24, thực phẩm là mặt hàng được người dân Seoul mua nhiều nhất trên các trung tâm mua sắm trực tuyến.
Theo khảo sát với 2.000 người tiêu dùng thương mại điện tử, mặt hàng được mua trực tuyến thường xuyên nhất là thực phẩm (65,5%, nhiều phản hồi).
Đây là lần đầu tiên thực phẩm chiếm vị trí đầu tiên, vượt qua quần áo và hàng thời trang (58,5%), hàng gia dụng (46,7%), mỹ phẩm (19,9%) và nông-thủy sản (17,9%).
Thông thường người tiêu dùng nói chung và người dân Seoul nói riêng có thói quen mua thực phẩm trực tiếp tại các siêu thị tuy nhiên gần đây các trang thương mại điện tử (open market: chợ mở là thương mại điện tử cho phép bán sản phẩm cho người tiêu dùng muốn mua chúng thông qua các cửa hàng do cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ mở trực tuyến), các trang buôn bán chuyên về thực phẩm cũng như các ứng dụng giao hàng đều đồng loạt cung cấp nhiều dịch vụ giao hàng nhanh (giao hàng trong ngày hoặc giao hàng sáng sớm) giúp khách hành thuận tiện hơn trong việc mua sắm và góp phần thúc đẩy lượng mua hàng.
Theo kết quả khảo sát, số tiền trung bình mà người dân Seoul chi cho mỗi lần mua sắm là 66.500 won (khoảng 1,23 triệu VNĐ), cụ thể nam giới là 68.900 won (khoảng 1,27 triệu VNĐ) và nữ giới là 65.200 won (khoảng 1,2 triệu VNĐ).
Xét theo nhóm tuổi, những người ở độ tuổi 20 thường chi tiêu nhiều nhất với hóa đơn trung bình là 69.400 won (khoảng 1,28 triệu VNĐ).
Về tần suất mua sắm, 34,3% số người được hỏi cho biết họ mua sắm trực tuyến nhiều hơn 2 lần/tuần.
Khi nói đến phương thức mua sắm, phần lớn người được hỏi (46,5%) cho biết họ tìm kiếm giá sản phẩm, dịch vụ trên các cổng thông tin, trang so sánh giá và sau đó sẽ quyết định mua ở trung tâm mua sắm có giá thấp nhất.
24,3% số người được hỏi cho biết họ mua hàng từ các trung tâm mua sắm dành cho thành viên trả phí, nơi người dùng phải trả phí thành viên hàng tháng.
Các loại hình trung tâm mua sắm được sử dụng nhiều nhất là chợ mở (89,4%, nhiều phản hồi), ứng dụng giao hàng (87,8%), trung tâm mua sắm tổng hợp (76,9%), trung tâm mua sắm đặc biệt (62,2%) và nền tảng du lịch (58,4%).
Ngoài ra, số lượng tư vấn về thiệt hại của người tiêu dùng nhận được tại Trung tâm Thương mại Điện tử Seoul năm ngoái là 6.460, giảm khoảng 26% so với năm trước (8.723 trường hợp).
Loại thiệt hại phổ biến nhất là hủy hợp đồng, trả lại hàng và chậm hoàn tiền, chiếm 34,3%. Tiếp theo là gian lận và giả mạo (17,8%) và giao hàng chậm trễ (16,2%).
Trong đó, số vụ lừa đảo, tống tiền (1.149 vụ) và thiệt hại về dịch vụ đặt mua·đặt chỗ trước (364 vụ) tăng lần lượt 2,7 và 2,4 lần so với năm trước đó.
Các mặt hàng bị hư hỏng bao gồm quần áo (23,3%), giày dép, túi xách, phụ kiện thời trang và trang sức (16,7%), hàng hóa giải trí, văn hóa và thần tượng (13,6%).
Trung tâm đã trả lại tổng cộng 736,87 triệu won cho người tiêu dùng thông qua hoạt động hỗ trợ tích cực cho 2.424 trường hợp, tương đương 37,5% số lượt tư vấn thiệt hại nhận được vào năm ngoái.
Đây là lần đầu tiên thực phẩm chiếm vị trí đầu tiên, vượt qua quần áo và hàng thời trang (58,5%), hàng gia dụng (46,7%), mỹ phẩm (19,9%) và nông-thủy sản (17,9%).
Thông thường người tiêu dùng nói chung và người dân Seoul nói riêng có thói quen mua thực phẩm trực tiếp tại các siêu thị tuy nhiên gần đây các trang thương mại điện tử (open market: chợ mở là thương mại điện tử cho phép bán sản phẩm cho người tiêu dùng muốn mua chúng thông qua các cửa hàng do cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ mở trực tuyến), các trang buôn bán chuyên về thực phẩm cũng như các ứng dụng giao hàng đều đồng loạt cung cấp nhiều dịch vụ giao hàng nhanh (giao hàng trong ngày hoặc giao hàng sáng sớm) giúp khách hành thuận tiện hơn trong việc mua sắm và góp phần thúc đẩy lượng mua hàng.
Theo kết quả khảo sát, số tiền trung bình mà người dân Seoul chi cho mỗi lần mua sắm là 66.500 won (khoảng 1,23 triệu VNĐ), cụ thể nam giới là 68.900 won (khoảng 1,27 triệu VNĐ) và nữ giới là 65.200 won (khoảng 1,2 triệu VNĐ).
Xét theo nhóm tuổi, những người ở độ tuổi 20 thường chi tiêu nhiều nhất với hóa đơn trung bình là 69.400 won (khoảng 1,28 triệu VNĐ).
Về tần suất mua sắm, 34,3% số người được hỏi cho biết họ mua sắm trực tuyến nhiều hơn 2 lần/tuần.
Khi nói đến phương thức mua sắm, phần lớn người được hỏi (46,5%) cho biết họ tìm kiếm giá sản phẩm, dịch vụ trên các cổng thông tin, trang so sánh giá và sau đó sẽ quyết định mua ở trung tâm mua sắm có giá thấp nhất.
24,3% số người được hỏi cho biết họ mua hàng từ các trung tâm mua sắm dành cho thành viên trả phí, nơi người dùng phải trả phí thành viên hàng tháng.
Các loại hình trung tâm mua sắm được sử dụng nhiều nhất là chợ mở (89,4%, nhiều phản hồi), ứng dụng giao hàng (87,8%), trung tâm mua sắm tổng hợp (76,9%), trung tâm mua sắm đặc biệt (62,2%) và nền tảng du lịch (58,4%).
Ngoài ra, số lượng tư vấn về thiệt hại của người tiêu dùng nhận được tại Trung tâm Thương mại Điện tử Seoul năm ngoái là 6.460, giảm khoảng 26% so với năm trước (8.723 trường hợp).
Loại thiệt hại phổ biến nhất là hủy hợp đồng, trả lại hàng và chậm hoàn tiền, chiếm 34,3%. Tiếp theo là gian lận và giả mạo (17,8%) và giao hàng chậm trễ (16,2%).
Trong đó, số vụ lừa đảo, tống tiền (1.149 vụ) và thiệt hại về dịch vụ đặt mua·đặt chỗ trước (364 vụ) tăng lần lượt 2,7 và 2,4 lần so với năm trước đó.
Các mặt hàng bị hư hỏng bao gồm quần áo (23,3%), giày dép, túi xách, phụ kiện thời trang và trang sức (16,7%), hàng hóa giải trí, văn hóa và thần tượng (13,6%).
Trung tâm đã trả lại tổng cộng 736,87 triệu won cho người tiêu dùng thông qua hoạt động hỗ trợ tích cực cho 2.424 trường hợp, tương đương 37,5% số lượt tư vấn thiệt hại nhận được vào năm ngoái.