Kinh tế Chính trị

Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến ngành thực phẩm Hàn Quốc

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)16:32 14-05-2024
Tuy nhiều doanh nghiệp thực phẩm của Hàn Quốc đã ghi nhận kết quả quý I/2024 tương đối tốt nhờ xuất khẩu tuy nhiên không giống với những tính toán của ngành, tình hình thực tế đàn có phần trở nên phức tạp hơn. Trong đó, các công ty có tỷ trọng xuất khẩu cao có thể cải thiện khả năng sinh lời nhờ tỷ giá hối đoái cao, còn các công ty có tỷ trọng nhu cầu tại Hàn Quốc cao có thể rơi vào tình huống ngược lại, lợi nhuận giảm sút do gánh nặng chi phí nguyên liệu thô tăng lên.
 
ẢnhYonhap News
[Ảnh=Yonhap News]
Theo thông tin từ ngành liên quan vào ngày 14, các công ty thực phẩm lớn của Hàn Quốc dự kiến ​​sẽ ghi nhận kết quả kinh doanh được cải thiện trong quý I năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.

Lotte Well Food và Dongwon F&B, đã công bố kết quả kinh doanh, lợi nhuận hoạt động của công ty tăng lần lượt 100,6% và 14,8% so với năm ngoái.

Đối với các công ty như CJ CheilJedang, Orion và Samyang Foods, nơi doanh số bán hàng ở nước ngoài chiếm hơn 50% tổng doanh thu, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hoạt động dự kiến ​​sẽ đạt từ hai đến ba chữ số.

Hầu hết các công ty thực phẩm được kỳ vọng sẽ hoạt động tốt đều có đặc điểm là có tỷ trọng xuất khẩu cao.

Bên cạnh khả năng sinh lời đã được cải thiện nhờ giá tiêu dùng tăng do giá nguyên liệu thô tăng, thì các công ty có tỷ trọng xuất khẩu cao còn đang được hưởng lợi nhờ đồng đô la mạnh.

Với cơn sốt ẩm thực Hàn Quốc (K-food) lan rộng khắp thế giới, bao gồm cả Mỹ, việc xuất khẩu thực phẩm chế biến sẵn như mì ăn liền, thực phẩm tiện lợi, kim chi, rượu và rong biển đang ngày càng tăng.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, các công ty thực phẩm Hàn Quốc đang gấp rút đảm bảo các cơ sở sản xuất địa phương ở nước ngoài, nhưng do phần lớn sản phẩm vẫn được sản xuất trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài nên tỷ suất lợi nhuận chắc chắn sẽ thay đổi tùy theo tỷ giá hối đoái.

Mặt khác, các công ty thực phẩm có tỷ trọng nhu cầu tại Hàn chiếm phần lớn đang lo lắng vì gánh nặng nguyên liệu thô có xu hướng tăng thêm.

Điều này là do chính phủ Hàn Quốc đang thúc đẩy sự ổn định giá cả an sinh do đó đưa ra các yêu cầu hạn chế giá thực phẩm và nhà hàng nên các công ty sẽ khó có thể tăng giá bán với lý do giá nguyên liệu thô tăng.

Gần đây, tỷ giá won-đô la liên tục cho thấy đà tăng, với mức dao động trong khoảng 1.370 đến 1.390 won. Đặc biệt Vào ngày 16/4, tỷ giá đã tăng lên 1.393,5 won, đạt gần 1.400 won.

Trong quá khứ, lần duy nhất tỷ giá won-đô la vượt quá 1.400 won là vào năm 1997 (khủng hoảng ngoại hối IMF), 2008 (khủng hoảng tài chính toàn cầu) và 2022 (khủng hoảng Legoland + tăng lãi suất ở Mỹ).

Mặc dù các công ty thực phẩm luôn có phương án dự trữ nguyên liệu thô nhập khẩu như lúa mì và dầu đậu nành trong ít nhất 3 đến 9 tháng, tuy nhiên, do đồng đô la tiếp tục mạnh lên liên tục trong 5 tháng kể từ đầu năm, nên có nhiều dự đoán cho rằng gánh nặng chi phí nguyên vật liệu do tỷ giá hối đoái tăng có thể sẽ được phản ánh vào giá tiêu dùng từ nửa cuối năm nay.

Một quan chức trong ngành thực phẩm cho biết: "Ngoài tỷ giá hối đoái tăng, giá các nguyên liệu thô chính như cacao, hạt cà phê, dầu ô liu và đường, những loại thường được các công ty thực phẩm sử dụng, cũng tiếp tục tăng, làm tăng gánh nặng chi phí. Nếu đà tăng tiếp tục kéo dài, giá tiêu dùng cũng sẽ phải tăng lên. Nhưng phản ứng của người tiêu dùng và cả chính phủ đều không mấy tích cực nên chúng tôi không còn cách nào khác là phải xem xét tình hình dư luận. Hiện tại, chúng tôi vẫn đang theo dõi sát sao tình hình".

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기