Kinh tế Chính trị

Từ tủ lạnh cho đến robot…Doanh thu từ dịch vụ cho thuê sản phẩm định kỳ của LG Electronics dự kiến vượt 1.000 tỷ KRW

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)10:12 04-07-2024
Nhắm tới mục tiêu tăng số lượng người dùng, bên cạnh máy giặt, tủ lạnh, TV, dịch vụ cho thuê sản phẩm định kỳ của LG Electronics tiếp tục được mở rộng phạm vi sang cả các sản phẩm robot. Theo đó, doanh thu của dịch vụ này của LG Electronics dự kiến ​​sẽ vượt 1.000 tỷ won trong năm nay.
 
Các sản phẩm trong dịch vụ cho thuê định kỳ của LG Electronics ẢnhLG Electronics
Các sản phẩm trong dịch vụ cho thuê định kỳ của LG Electronics. [Ảnh=LG Electronics]
Theo thông tin trong ngành, bắt đầu từ tháng 7 LG Electronics sẽ ra mắt "dịch vụ cho thuê định kỳ robot". Theo đó, thông qua việc thuê định kỳ, robot phục vụ 'LG CLOi ServeBot' có thể được sử dụng trong các cửa hàng bán lẻ, khách sạn, bệnh viện.

LG Electronics cũng giới thiệu 'LG CLOi TuiiBot', được phát triển bởi một công ty khởi nghiệp nội bộ, dưới dạng dịch vụ cho thuê. 'TuiiBot' là robot nấu ăn chuyên dùng cho các món chiên, trong đó robot sẽ tự động cho các nguyên liệu vào chảo dầu chiên và nhấc ra khi các nguyên liệu đã được nấu chín đúng theo cài đặt của người dùng.

LG Electronics có kế hoạch tiếp tục mở rộng dịch vụ của mình trong tương lai, bao gồm bổ sung thêm nhiều sản phẩm robot khác nhau.

Hiện tại, LG Electronics đang vận hành dịch vụ cho thuê định kỳ với tổng cộng 22 loại sản phẩm bao gồm các thiết bị gia dụng như tủ lạnh và máy giặt, cũng như các thiết bị như TV và máy tính xách tay. Theo đó, dịch vụ cho thuê sản phẩm định kỳ đã trở thành hoạt động kinh doanh cốt lõi của LG Electronics.

Năm ngoái, doanh số của dịch vụ cho thuê sản phẩm định kỳ của LG Electronics đạt gần 1.000 tỷ KRW, tăng hơn 30% so với năm trước đó.

Chỉ tính trong quý I/2024, LG Electronics đã thu được 345,6 tỷ won doanh thu của dịch vụ cho thuê sản phẩm định kỳ. Qua đó, khả năng cao doanh thu của cả năm nay sẽ vượt 1.000 tỷ won.

Sau khi sử dụng dịch vụ này bằng cách trả phí thuê bao hàng tháng trong 3~6 năm, quyền sở hữu sản phẩm sẽ được chuyển cho người tiêu dùng. Do đó, 'hiệu ứng khóa (lock-in effect)' được cho là sẽ ràng buộc người tiêu dùng với các sản phẩm của LG Electronics trong ít nhất là vài năm.

Theo Viện nghiên cứu quản lý kinh tế KT, quy mô thị trường cho thuê (rental) của Hàn Quốc dự kiến ​​sẽ tăng từ 40 nghìn tỷ won vào năm 2020 lên 100 nghìn tỷ won vào năm tới. Các dịch vụ cho thuê đang cho thấy sự tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt là đối với nhóm khách hàng trẻ tuổi, vì gánh nặng về chi phí ban đầu để mua thiết bị gia dụng thường tương đối thấp.

Các chuyên gia trong ngành cho rằng việc LG Electronics bắt đầu "cho thuê máy lọc nước" từ năm 2009 là lý do giúp công ty chiếm ưu thế trong dịch vụ này. Đó là bởi vì LG Electronics có thể áp dụng hệ thống vững chắc và kinh nghiệm dày dặn được xây dựng đều đặn từ thời điểm đó vào dịch vụ cho thuê sản phẩm hiện tại.

Dịch vụ cho thuê sản phẩm định kỳ được coi là một lĩnh vực kinh doanh khó tham gia vì nó liên quan đến nhiều đối tác chẳng hạn như các phương thức thanh toán dài hạn, quy trình vận hành và quản lý, v.v.

Mặt khác, người ta đang chú ý đến việc liệu Samsung Electronics có bắt đầu kinh doanh dịch vụ cho thuê sản phẩm một cách nghiêm túc hay không.

Tháng 4 năm ngoái, Lim Seong-taek, Phó Chủ tịch Samsung Electronics, đã bóng gió về việc tham gia dịch vụ này khi đề cập rằng "(Dịch vụ cho thuê thiết bị gia dụng) đang tiến triển đến một mức độ nhất định".

Một quan chức trong ngành cho biết: "Với tình hình vật giá leo thang gần đây, dịch vụ thuê bao của LG Electronics dường như đang được hưởng lợi, đặc biệt là đối với thế hệ MZ và các cặp đôi mới cưới. Nếu Samsung nhảy vào thì miếng bánh thị trường có thể sẽ được mở rộng ra".

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기