Đời sống Xã hội

Dân số Hàn Quốc bất ngờ ghi nhận tăng trưởng dương sau 3 năm bất chấp số lượng dân cư trong nước sụt giảm

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)18:21 30-07-2024
Năm ngoái, số lượng người Hàn Quốc tiếp tục giảm do tỷ lệ sinh thấp và tình trạng già hóa, nhưng số lượng người nước ngoài cư trú tại đây lại tăng đáng kể, giúp cho tổng dân số Hàn Quốc lần đầu tiên tăng trưởng dương trong vòng 3 năm trở lại đây.
 
ẢnhYonhap News
[Ảnh=Yonhap News]
Theo 'Kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2023' do Cục Thống kê Hàn Quốc công bố vào ngày 29, tổng dân số Hàn Quốc năm ngoái là 51,775 triệu người, tăng 82.000 người (0,2%) so với năm trước đó.

Kết quả của cuộc khảo sát này được chuẩn bị bằng cách sử dụng nhiều dữ liệu hành chính khác nhau như sổ đăng ký cư trú, sổ đăng ký người nước ngoài và sổ đăng ký tòa nhà tính đến 0h ngày 1 tháng 11 năm 2023.

Có thể thấy, tổng mức tăng dân số được thúc đẩy bởi người nước ngoài. Người nước ngoài được tính là dân số trong tổng điều tra dân số và nhà ở là những người đã ở Hàn Quốc trên 3 tháng hoặc nhập cảnh vào Hàn Quốc với mục đích lưu trú tối thiểu từ 3 tháng trở lên.

Năm ngoái, số lượng người nước ngoài cư trú tại Hàn Quốc là 1.935.000 người, tăng 183.000 người (10,4%) so với năm 2022.

Xét theo quốc tịch, người Trung Quốc (gốc Hàn Quốc) đông nhất với 532.000 người (27,5%), tiếp theo là người Việt Nam (247.000, 12,8%) và Trung Quốc (221.000, 11,4%). Théo đó, chỉ tính riêng người Trung Quốc và Việt Nam đã chiếm hơn 1 triệu người (51,7%).

Phân tích của Văn phòng Thống kê Quốc gia cho thấy sự gia tăng lượng khách đến và việc mở rộng hệ thống giấy phép lao động sau đại dịch COVID-19 đã có tác động dẫn đến kết quả này.

Mặt khác, số lượng cư dân người Hàn Quốc tiếp tục giảm trong nưm thứ 3 kể từ năm 2021. Con số này ghi nhận 49,94 triệu người vào năm 2022 và sau đó giảm thêm 100.000 xuống còn 49,839 triệu vào năm ngoái.

Xét theo độ tuổi, hiện tượng già hóa thể hiện rõ rệt khi dân số trẻ và dân số trong độ tuổi lao động giảm trong khi dân số già ngày càng tăng.

Dân số trong độ tuổi lao động từ 15~64 tuổi là 36.546.000 người (70,6%), giảm 140.000 người so với năm trước đó. Dân số trẻ em, thiếu niên từ 0~14 tuổi cũng giảm 241.000 người xuống còn 5.619.000 người.

Mặt khác, dân số cao tuổi từ 65 tuổi trở lên tăng 462.000 người lên 9,609 triệu người, tiến một bước gần hơn tới mốc 10 triệu người.

Do dân số già đi nên độ tuổi trung bình của người Hàn Quốc cũng tưng lên là 45,7 tuổi, tăng 0,6 tuổi so với năm 2022. Chỉ số già hóa, biểu thị số người cao tuổi trên 100 dân số thanh niên, là 171,0, tăng 57,1 so với năm 2018 (113,9).

Số trẻ em được hỗ trợ tính trên 100 người trong độ tuổi lao động là 15,4, giảm 0,6 so với năm 2022. Tỷ lệ phụ thuộc người cao tuổi đề cập đến người cao tuổi trên 100 người trong độ tuổi lao động tăng thêm 1,4 người lên thành 26,3 người.

Xét theo vùng, tổng dân số của vùng đô thị là 26,226 triệu người, chiếm 50,7% tổng dân số.

Xét theo tỉnh/thành phố, tỉnh có dân số cao nhất là Gyeonggi với 13,815 triệu (26,7%), tiếp theo là Seoul (9,385 triệu, 18,1%) và Busan (3,28 triệu, 6,3%).

Dân số tăng ở 8 tỉnh/thành phố, bao gồm Seoul, Chungnam, Chungbuk, Sejong, Gyeonggi, Daegu, Jeonnam và Jeju. Ngược lại dân số giảm ở 9 tỉnh/thành phố còn lại.

Năm ngoái, tổng số hộ gia đình là 22.728.000, tăng 345.000 hộ (1,5%) so với năm 2022.

Trong số đó, 22.073.000 hộ gia đình (97,1%) là hộ gia đình phổ thông và 655.000 hộ gia đình (2,9%) là hộ gia đình nhóm/người nước ngoài.

Trong số các hộ gia đình phổ thông, hộ họ hàng chiếm nhiều nhất với 13,699 triệu hộ (62,1%). Hộ độc thân chiếm 7.829.000 hộ (35,5%) và hộ không có họ hàng chiếm 545.000 hộ (2,5%).

So với năm 2022, hộ có họ hàng (-58.000 hộ) giảm, trong khi hộ độc thân (+327.000 hộ) và hộ không có họ hàng (+31.000 hộ) có mức gia tăng rõ rệt.

Xét theo số lượng thành viên hộ, tỷ trọng hộ độc thân cao nhất là 35,5%, tiếp theo là hộ hai người (28,8%), hộ ba người (19,0%), hộ bốn người (13,3%).

Mặt khác, hộ gia đình đa văn hóa tăng 4,1% (16.000 hộ) so với năm trước. Trong tổng số các hộ đa văn hóa, 43,1% là hộ gia đình nhập tịch, 37,0% là hộ gia đình nhập cư theo hôn nhân, 11,3% là hộ gia đình đa văn hóa có trẻ em và 8,6% là hộ gia đình thuộc mục khác. Đối tượng đa văn hóa tăng 3,7% (15.000 người) so với năm trước, trong đó người Trung (gốc Hàn Quốc) tăng 32,0%, người Việt tăng 22,2% và người Trung tăng 18,6%.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기