Đời sống Xã hội

Người dân Hàn Quốc lo lắng khi các "hố tử thần" trên đường ngày càng xuất hiện thường xuyên

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)15:08 25-09-2024
Trong những tháng gần đây tại Hàn Quốc, nhiều vụ tai nạn gây ra thương vong do "hố tử thần" đã xảy ra ở Seoul, Busan và Pyeongtaek (tỉnh Gyeonggi).

Trong bối cảnh lo lắng ngày càng tăng khi tai nạn xảy ra ở những nơi người dân đi lại hàng ngày, chính phủ Hàn Quốc và chính quyền địa phương đang nỗ lực đưa ra các biện pháp đối phó bao gồm cả việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

 
Lực lượng cứu hỏa đang kiểm tra phương tiện gặp tai nạn tại hiện trường vụ sụt hố xảy ra ở Yeonhui-dong Seodaemun-gu Seoul vào sáng ngày 2982024 ẢnhYonhap News
Lực lượng cứu hỏa đang kiểm tra phương tiện gặp tai nạn tại hiện trường vụ sụt hố xảy ra ở Yeonhui-dong, Seodaemun-gu, Seoul vào sáng ngày 29/8/2024. [Ảnh=Yonhap News]
◇ Ghi nhận 879 vụ sụt hố trong 4 năm 6 tháng

Theo thống kê của chính phủ Hàn Quốc, từ năm 2019 đến tháng 6/2023 đã có tổng cộng 879 vụ sụt hố ra trên khắp Hàn Quốc.

Xem xét theo từng năm, có 192 trường hợp vào năm 2019, 284 trường hợp vào năm 2020, 136 trường hợp vào năm 2021 và 177 trường hợp vào năm 2022. Điều này có nghĩa trong 4 năm 6 tháng vừa qua, cứ 1,9 ngày lại xảy ra một vụ tai nạn sụt hố.

Vào khoảng 8:45 sáng ngày 21/9, một "hố tử thần" quy mô lớn với chiều rộng 10 mét, dài 5 mét và sâu 8 mét đã xuất hiện trên một con đường ở Sasang-gu, thành phố Busan.

Hậu quả là xe của Sở cứu hỏa Busan và xe tải 5 tấn đi ngược chiều đều bị rơi xuống hố.

Không có tiệt hại về người do những người ở trên xe đã nhanh chóng thoát được ra ngoài khi xe rơi xuống hố sụt tuy nhiên đây vẫn là một khoảnh khắc vô cùng nguy hiểm suýt dẫn đến tai nạn lớn.

Cũng có trường hợp một "hố tử thần" xuất hiện ngay trung tâm thành phố Seoul giữa ban ngày, khiến người dân bị thương nặng.

Vào khoảng 11:26 ngày 29/8, một "hố tử thần" rộng 5 mét, dài 4 mét và sâu 2,5 mét đã xuất hiện trên con đường ở Yeonhui-dong, Seodaemun-gu (Seoul) khiến một xe ô tô con rơi vào đó. Vụ tai nạn này khiến tài xế và người đi cùng trên xe bị thương và được điều trị tại bệnh viện.

Đoạn video ghi lại hiện trường cho thấy cảnh ô tô đang chạy bình thường trên đường thì bất ngờ bị rơi vào hố sụt giữa đường khiến ô tô lập tức nghiêng sang trái.

Ngày 16/7, một hố sụt có chiều rộng 4 mét, dài 3 mét và sâu 3 mét cũng đã xuất hiện trên con đường đi dạo bộ gần một chung cư ở thành phố Sejong. Tuy không gây ra thương vong nhưng vì địa điểm xuất hiện hố sụt là nơi cư dân chung cư thường xuyên đi dạo nên rất dễ dẫn đến tai nạn nghiêm trọng hơn.

Trước đó, vào tháng 6, hiện tượng hố sụt sâu 1 mét, rộng 3 mét đã xảy ra trên một con đường ở Pyeongtaek, tỉnh Gyeonggi, tạo nên cảnh tượng như phim khi phần đầu chiếc taxi chúi xuống khi bị tụt xuống hố trong khi phần đuôi xe thì bị nâng lên cao so với mặt đường.

◇ Đường ống nước và nước thải cũ, mưa lớn, xây dựng yếu kém là một số lý do chính gây ra "hố tử thần"

Xem xét nguyên nhân gây ra tai nạn hố sụt được chính phủ Hàn Quốc công bố, "đường ống cống cũ/hư hỏng" chiếm 396 trong số 879 trường hợp, tương đương 45,1% tổng số. Trong đó, nước rò rỉ từ cống rãnh hoặc nước mưa chảy qua đường ống tạo thành lỗ thủng, sau đó do thường xuyên bị rung động và ảnh hưởng của tải trọng của các phương tiện giao thông dẫn đến hiện tượng sụt lún mặt đất.

Nguyên nhân thứ 2 là do đầm nén (san lấp mặt bằng) bị lỗi khi thi công với 153 trường hợp (17,4%).

52 trường hợp (5,9%) là do công tác đào không tốt, 45 trường hợp (5,1%) là do hư hỏng của các công trình bị chôn lấp khác và 32 trường hợp (3,6%) là do hư hỏng đường ống nước.

Liên quan đến vụ tai nạn sụt hố xảy ra ở Yeonhui-dong, Seoul vào tháng trước, các chuyên gia phân tích rằng nó có thể xảy ra do hệ thống nước ngầm chồng lên nền đất yếu được hình thành từ bãi chôn lấp rác.

Cho Won-cheol, giáo sư danh dự về kỹ thuật dân dụng và môi trường tại Đại học Yonsei, giải thích: "Những nơi đã thực hiện thao tác nhân tạo khiến nước ngầm (bao gồm nước rò rỉ từ cống rãnh hoặc nước mưa) dễ chảy bao gồm các công trình cấp nước, cống rãnh và công trình tàu điện ngầm sẽ là những địa điểm có khả năng xuất hiện hố sụt. Bởi vì khi nước chảy, các lỗ được tạo; thêm vào đó các rung động cũng như tải trọng thường xuyên ảnh hưởng lên, khiến mặt đất bị võng xuống".

Trong năm nay đã có tới 8 lần xuất hiện các "hố tử thần" ở khu vực Sasang-gu, Busan nhưng nguyên nhân chính xác vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, do địa điểm xuất hiện các hố sụt gần với một công trường xây dựng đường sắt đô thị nên có khả năng việc xây dựng tàu điện ngầm đã có tác động.
 
Khoảng 845 sáng ngày 21 một hố sụt lớn rộng 10m dài 5m và sâu 8m đã xuất hiện trên một con đường ở Sasang-gu Busan khiến hai xe tải gồm 1 xe cứu hỏa bị mắc kẹt ẢnhYonhap News
Khoảng 8:45 sáng ngày 21, một hố sụt lớn rộng 10m, dài 5m và sâu 8m đã xuất hiện trên một con đường ở Sasang-gu, Busan, khiến hai xe tải (gồm 1 xe cứu hỏa) bị mắc kẹt. [Ảnh=Yonhap News]
◇ Mở rộng hỗ trợ thăm dò mặt đất và tăng tốc độ thay thế đường ống thoát nước cũ

Khi hiện tượng hố sụt tiếp tục xảy ra, chính phủ Hàn Quốc đã quyết định phân loại và chỉ định các khu vực có nguy cơ cao đồng thời tập trung vào công tác quản lý.

Điều này có nghĩa là các khu vực xung quanh đường ống thoát nước cũ, khu vực thường xuyên bị ngập lụt và khu vực có lượng mưa tập trung sẽ được kiểm tra thường xuyên hơn.

Ngoài ra, người ta đã quyết định phát triển 'mô hình tiêu chuẩn trí tuệ nhân tạo (AI) phân tích chung' để cải thiện phương pháp phân tích hiện tại, trong đó các chuyên gia có thể xác định trực quan các khoảng trống dưới lòng đất.

Ngoài ra, người ta đã quyết định chia sẻ thông tin về các lĩnh vực được quan tâm với Bộ Môi trường và đẩy nhanh việc thay thế các đường ống thoát nước cũ được coi là thủ phạm chính gây ra hiện tượng sụt lún đất.

Bộ trưởng Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Park Sang-woo cho biết tại cuộc họp chuyên gia thảo luận về cách cải thiện hệ thống quản lý an toàn dưới lòng đất vào ngày 13/9, "Việc thăm dò liên tục và khôi phục nhanh chóng các lỗ hổng được phát hiện là rất quan trọng để ngăn ngừa sụt lún mặt đất. Chúng ta cần thiết lập một hệ thống quản lý an toàn dưới lòng đất thông minh, tập trung vào dự đoán và phòng ngừa, thay vì phương pháp quản lý theo định hướng thăm dò và phục hồi hiện có".

Chính quyền các địa phương cũng đang nỗ lực ngăn chặn tình trạng sụt lún đất, chẳng hạn như tiến hành thăm dò chung bằng thiết bị hiện đại.

Thành phố Suwon, tỉnh Gyeonggi, đang tiến hành thăm dò bằng thiết bị xuyên đất (GPR) trên tất cả các con đường trong phạm vi quyền hạn của mình.

Thăm dò GPR phát hiện các lỗ hổng bằng cách bắn sóng điện từ vào lòng đất và diễn giải sóng vô tuyến phản xạ thành hình ảnh, giúp xác định các khu vực có thể xảy ra sụp lún mặt đất.

Thành phố Suwon sẽ phân tích kết quả thăm dò bằng hệ thống AI và sau đó tiến hành công việc khôi phục ở những khu vực được đánh giá là có nguy sụt lún.

Thành phố Cheongju ở tỉnh Chungbuk cũng mua thiết bị GPR vào năm 2022 và bắt đầu thăm dò để tìm các đường ống thoát nước bị hỏng ở những khu vực có lo ngại về xói mòn đất và tiến hành sửa chữa.

Seongdong-gu, Seoul cũng đã giới thiệu hệ thống quản lý an toàn không gian ngầm sử dụng công nghệ IoT vào năm 2017 và đã theo dõi rò rỉ nước bằng cách áp dụng hệ thống chẩn đoán rò rỉ nước không gian ngầm kể từ năm 2020.

Thành phố Iksan, Jeollabuk-do, đã bắt đầu sửa chữa các đường ống thoát nước cũ trong đó ưu tiên bảo trì ở những khu vực có có đường ống thoát nước trên 20 năm, có dấu hiệu biến dạng hoặc hư hỏng và có lo ngại về sụt lở.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기