Kinh tế Chính trị

Không phải khách hàng trẻ tuổi?…Người tiêu dùng ở độ tuổi 50 và 60 đang thúc đẩy doanh số bán hàng tại các cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)11:08 23-10-2024
Trong hai năm qua, khi lạm phát tiếp tục tăng cao tại Hàn Quốc, lượng mua hàng tại cửa hàng tiện lợi của nhóm khách hàng lớn tuổi ở độ tuổi 50 và 60 đã tăng lên đáng kể, cao hơn nhiều so với những khách hàng trẻ tuổi, vốn được cho là tệp khách hàng chính của các cửa hàng tiện lợi.
 
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu tại các cửa hàng tiện lợi theo nhóm độ tuổi của khách hàng trong 2 năm qua đơn vị  ẢnhMarket Link
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu tại các cửa hàng tiện lợi theo nhóm độ tuổi của khách hàng trong 2 năm qua (đơn vị: %). [Ảnh=Market Link]
Theo cuộc khảo sát 'Xu hướng doanh thu tại cửa hàng tiện lợi trong nửa đầu năm 2024' của Market Link do Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) công bố vào ngày 23, doanh thu tại cửa hàng tiện lợi của khách hàng ở độ tuổi 20 trở xuống đã giảm 11,5% trong hai năm qua, ngược lại doanh thu từ nhóm khách hàng ở độ tuổi 50 tăng 18,3% và những người ở độ tuổi 60 tăng 21,4%. Những người ở độ tuổi 30 và 40 cũng tăng lần lượt 4,9% và 4,8%.

Tại Hàn Quốc, Khi số lượng hộ gia đình một hoặc hai người ở độ tuổi 50 hoặc 60 tăng lên, mô hình chỉ mua những thứ cần thiết với số lượng nhỏ tại các cửa hàng tiện lợi dường như cũng ngày một lan rộng.

Ok Kyung-young, giáo sư kinh tế tiêu dùng tại Đại học Nữ sinh Sookmyung, cho biết: "Gần đây, các công ty cửa hàng tiện lợi đã giới thiệu nhiều cửa hàng chuyên biệt với các loại thực phẩm tươi sống như trái cây, rau và thịt. Đồng thời đang thu hút nhu cầu từ các hộ gia đình có 1-2 người ở độ tuổi 50 và 60, những người coi trọng sự tiện lợi và khả năng tiếp cận hơn là giá cả".

Mức độ hài lòng với các cửa hàng tiện lợi cũng cao hơn ở những người ở độ tuổi 50 và 60 so với những người ở độ tuổi 20~40.

Khi được hỏi về mức độ hài lòng với cửa hàng tiện lợi, 89,4% những người ở độ tuổi 20, 90,2% ở độ tuổi 30 và 90,9% ở độ tuổi 40 trả lời là "có", nhưng tỷ lệ này ở khách hàng độ tuổi 50 và 60 lần lượt là 92,6% và 93,3%, cho thấy mức độ hài lòng cao hơn.

Khi gánh nặng về chi phí ăn ngoài tăng lên do lạm phát cao, các cửa hàng tiện lợi cung cấp bữa ăn tiện lợi với chi phí thấp dường như cũng trở thành một giải pháp thay thế cho nhu cầu đi ăn ngoài.

Theo phân tích của Market Link, doanh số bán các sản phẩm bữa ăn tiện lợi tại các cửa hàng tiện lợi đã tăng 17,6% trong hai năm qua. Trong cùng thời gian, tổng doanh số bán hàng tại cửa hàng tiện lợi chỉ tăng 3,6%.

Trong số các thực phẩm sản phẩm bữa ăn tiện lợi, tỷ lệ tăng doanh số bán hàng cao nhất là mì ăn liền (24,7%); súp, món hầm ăn liền (23,4%); cơm hộp và cơm ăn liền (21,6%). Các công ty cửa hàng tiện lợi lớn đang tích cực nhắm đến những khách hàng nhạy cảm với chi phí ăn ngoài đắt đỏ bằng cách tung ra các sản phẩm như cơm hộp cỡ lớn và mì ly dung tích lớn với giá thấp.

Trên thực tế, nhìn vào các sản phẩm cửa hàng tiện lợi mới ra mắt trong nửa đầu năm nay, sản phẩm cơm hộp và cơm ăn liền chiếm nhiều nhất với 9,6%. Tiếp theo là rượu vang (7,7%), món ăn phụ/ăn kèm (6,6%), văn phòng phẩm và đồ chơi (6,2%), bánh quy và snack (5,7%).

KCCI cho biết: "Khi gánh nặng chi phí thực phẩm tăng lên do giá cả tăng cao, ngày càng nhiều người tiêu dùng chọn ăn uống tại các cửa hàng tiện lợi thay vì nhà hàng. Nhờ cơn sốt gần đây của chương trình nấu ăn "Culinary class wars (tạm dịch: Cuộc chiến ẩm thực)" trên Netflix, cửa hàng tiện lợi đang trở thành kênh thay thế cho việc ăn uống ở ngoài, với đa dạng các sản phẩm đồ ăn sẵn mang phong cách nhà hàng được bày bán tại các cửa hàng tiện lợi".
 
ẢnhYonhap News
[Ảnh=Yonhap News]
 

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기