Yonhap News, hãng thông tấn của Hàn Quốc, đánh giá khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ áp thuế đối với Trung Quốc, Mexico và Canada vào ngày đầu tiên nhậm chức, những bất ổn thương mại phát sinh từ chính quyền Trump 2.0 đang trở nên rõ ràng hơn. Trong đó dư luận đang chú ý đến khả năng các rào cản thương mại của chính quyền Trump 2.0 sẽ tác động không nhỏ đến Việt Nam, quốc gia đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng thâm hụt thương mại của Mỹ tính đến năm 2023, chỉ sau Trung Quốc và Mexico.
Theo Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) ngày 27, việc nhiều công ty Trung Quốc tiến vào Việt Nam trùng hợp với lệnh trừng phạt của chính quyền Trump (nhiệm kỳ đầu) đối với Trung Quốc.
Năm 2018, khi chính quyền Trump (nhiệm kỳ đầu) áp đặt mức thuế cao đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, rất nhiều công ty Trung Quốc đã tiến vào Việt Nam, nơi có thể dễ dàng xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ; hay nói cách khác là các công ty Trung Quốc chọn đi đường vòng qua Việt Nam để có thể xuất hàng sang thị trường Mỹ.
Các công ty tiêu biểu có thể kể đến TCL (sản xuất TV), Sunny Optical (sản xuất linh kiện thiết bị liên lạc quang và không dây), Luxshare (sản xuất linh kiện thiết bị liên lạc không dây) và Shenzhen H&T (sản xuất linh kiện thiết bị điện tử).
Điều này cũng được xác nhận bởi số liệu thống kê cho thấy tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc đã tăng lên kể từ năm 2018, khi Mỹ bắt đầu áp dụng thuế quan đối với Trung Quốc một cách nghiêm túc. Trong cùng thời kỳ đó, tỷ trọng nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam cũng tăng lên đáng kể.
Theo thống kê thương mại của Hệ thống thông tin thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc (UN Comtrade), tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc đã tăng 3,5 điểm phần trăm (%p) từ 20,4% vào năm 2017, khi chính quyền Trump đầu tiên ra mắt, lên 23,9% vào năm 2023.
Trong cùng thời kỳ, tỷ trọng nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam cũng tăng gần gấp đôi từ 2% lên 3,8%.
Mặt khác, tỷ trọng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc đã giảm 7,5%p từ 21,9% năm 2017 xuống 14,1% vào năm 2023.
Từ năm 2019, tỷ trọng hàng Trung Quốc xuất khẩu gián tiếp sang Mỹ thông qua Việt Nam tăng 40% so với năm trước đó.
Tính đến năm 2021, tỷ lệ hàng Trung Quốc sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đạt 33,9%.
KITA giải thích: "Lượng xuất khẩu gián tiếp các sản phẩm Trung Quốc sang Mỹ đã tăng đáng kể trong các lĩnh vực tuân theo Đạo luật ngăn chặn lao động cưỡng bức của người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur), bao gồm thiết bị quang điện, dệt may, gia công kim loại và sản xuất hóa chất".
Các chuyên gia Hàn Quốc cũng chỉ ra rằng khi hoạt động xuất khẩu sang Mỹ của các công ty Trung Quốc tại Việt Nam tăng lên, quy định nhập khẩu của Mỹ đối với Việt Nam dự kiến sẽ trở nên nghiêm ngặt hơn, do đó, các công ty Hàn Quốc cũng cần theo dõi xu hướng chính sách thương mại của Mỹ đối với Việt Nam.
Việt Nam là cơ sở sản xuất chính của các công ty Hàn Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, Hàn Quốc chiếm 17,9% số vốn đầu tư và 24,3% số dự án trong số 148 nước đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Nhiều công ty lớn của Hàn Quốc, bao gồm Samsung Electronics, LG Electronics và các chi nhánh, đối tác chính và phụ, POSCO, Doosan Enerbility, Hyosung, Hyundai Motors, Kia Motors, Lotte, GS và CJ, đang thâm nhập vào các ngành công nghiệp lớn tại Việt Nam.
Nếu Mỹ tăng cường các rào cản thương mại với Việt Nam nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc, có khả năng các công ty Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với gánh nặng chứng minh chuỗi cung ứng của mình, chẳng hạn như việc "quản lý xuất xứ".
Cựu Vụ trưởng Vụ Đàm phán thương mại Yoo Myung-hee cho biết tại một cuộc thảo luận của Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc (FKI) vào ngày 11: "Hơn 20% xuất khẩu ra nước ngoài của các công ty Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam là xuất khẩu sang Mỹ. Khi Hàn Quốc nhập khẩu nhiều linh kiện và nguyên liệu thô của Trung Quốc, có khả năng Mỹ sẽ thắt chặt các quy định của mình để xem có bao nhiêu sản phẩm Trung Quốc được đưa vào chuỗi cung ứng".
Jang Sang-sik, người đứng đầu bộ phận phân tích xu hướng tại KITA cho biết trong một cuộc điện thoại với Yonhap News, "Các công ty điện, điện tử hoặc dệt may ở Việt Nam đang cố gắng loại trừ linh kiện Trung Quốc càng nhiều càng tốt. Trong trường hợp áp dụng thuế quan phổ quát, tôi nghĩ sẽ có lợi ích tương đối nếu mức thuế thấp hơn của Trung Quốc".
Năm 2018, khi chính quyền Trump (nhiệm kỳ đầu) áp đặt mức thuế cao đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, rất nhiều công ty Trung Quốc đã tiến vào Việt Nam, nơi có thể dễ dàng xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ; hay nói cách khác là các công ty Trung Quốc chọn đi đường vòng qua Việt Nam để có thể xuất hàng sang thị trường Mỹ.
Các công ty tiêu biểu có thể kể đến TCL (sản xuất TV), Sunny Optical (sản xuất linh kiện thiết bị liên lạc quang và không dây), Luxshare (sản xuất linh kiện thiết bị liên lạc không dây) và Shenzhen H&T (sản xuất linh kiện thiết bị điện tử).
Điều này cũng được xác nhận bởi số liệu thống kê cho thấy tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc đã tăng lên kể từ năm 2018, khi Mỹ bắt đầu áp dụng thuế quan đối với Trung Quốc một cách nghiêm túc. Trong cùng thời kỳ đó, tỷ trọng nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam cũng tăng lên đáng kể.
Theo thống kê thương mại của Hệ thống thông tin thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc (UN Comtrade), tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc đã tăng 3,5 điểm phần trăm (%p) từ 20,4% vào năm 2017, khi chính quyền Trump đầu tiên ra mắt, lên 23,9% vào năm 2023.
Trong cùng thời kỳ, tỷ trọng nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam cũng tăng gần gấp đôi từ 2% lên 3,8%.
Mặt khác, tỷ trọng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc đã giảm 7,5%p từ 21,9% năm 2017 xuống 14,1% vào năm 2023.
Từ năm 2019, tỷ trọng hàng Trung Quốc xuất khẩu gián tiếp sang Mỹ thông qua Việt Nam tăng 40% so với năm trước đó.
Tính đến năm 2021, tỷ lệ hàng Trung Quốc sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đạt 33,9%.
KITA giải thích: "Lượng xuất khẩu gián tiếp các sản phẩm Trung Quốc sang Mỹ đã tăng đáng kể trong các lĩnh vực tuân theo Đạo luật ngăn chặn lao động cưỡng bức của người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur), bao gồm thiết bị quang điện, dệt may, gia công kim loại và sản xuất hóa chất".
Các chuyên gia Hàn Quốc cũng chỉ ra rằng khi hoạt động xuất khẩu sang Mỹ của các công ty Trung Quốc tại Việt Nam tăng lên, quy định nhập khẩu của Mỹ đối với Việt Nam dự kiến sẽ trở nên nghiêm ngặt hơn, do đó, các công ty Hàn Quốc cũng cần theo dõi xu hướng chính sách thương mại của Mỹ đối với Việt Nam.
Việt Nam là cơ sở sản xuất chính của các công ty Hàn Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, Hàn Quốc chiếm 17,9% số vốn đầu tư và 24,3% số dự án trong số 148 nước đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Nhiều công ty lớn của Hàn Quốc, bao gồm Samsung Electronics, LG Electronics và các chi nhánh, đối tác chính và phụ, POSCO, Doosan Enerbility, Hyosung, Hyundai Motors, Kia Motors, Lotte, GS và CJ, đang thâm nhập vào các ngành công nghiệp lớn tại Việt Nam.
Nếu Mỹ tăng cường các rào cản thương mại với Việt Nam nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc, có khả năng các công ty Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với gánh nặng chứng minh chuỗi cung ứng của mình, chẳng hạn như việc "quản lý xuất xứ".
Cựu Vụ trưởng Vụ Đàm phán thương mại Yoo Myung-hee cho biết tại một cuộc thảo luận của Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc (FKI) vào ngày 11: "Hơn 20% xuất khẩu ra nước ngoài của các công ty Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam là xuất khẩu sang Mỹ. Khi Hàn Quốc nhập khẩu nhiều linh kiện và nguyên liệu thô của Trung Quốc, có khả năng Mỹ sẽ thắt chặt các quy định của mình để xem có bao nhiêu sản phẩm Trung Quốc được đưa vào chuỗi cung ứng".
Jang Sang-sik, người đứng đầu bộ phận phân tích xu hướng tại KITA cho biết trong một cuộc điện thoại với Yonhap News, "Các công ty điện, điện tử hoặc dệt may ở Việt Nam đang cố gắng loại trừ linh kiện Trung Quốc càng nhiều càng tốt. Trong trường hợp áp dụng thuế quan phổ quát, tôi nghĩ sẽ có lợi ích tương đối nếu mức thuế thấp hơn của Trung Quốc".