Kinh tế Chính trị

Các ngân hàng tại Hàn Quốc tăng cường dịch vụ hướng đến khách hàng người nước ngoài

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)10:41 17-02-2025
Các ngân hàng tại Hàn Quốc đang cạnh tranh quyết liệt để thu hút khách hàng nước ngoài. Trong đó tăng cường nhiều dịch vụ hướng tới khách hàng ngoại quốc như mở rộng ngôn ngữ hỗ trợ, mở quầy tư vấn riêng với một số sản phẩm độc quyền hay tăng số lượng các chi nhánh chuyên biệt làm việc vào cả cuối tuần.
 
Chi nhánh dành riêng cho người nước ngoài đầu tiên của Ngân hàng Shinhan tại Seosang-dong thành phố Gimhae-si nơi có dịch vụ tư vấn tài chính ngay cả vào cuối tuần để nâng cao sự tiện lợi trong giao dịch cho khách hàng nước ngoài ẢnhShinhan Bank
Chi nhánh dành riêng cho người nước ngoài đầu tiên của Ngân hàng Shinhan tại Seosang-dong, thành phố Gimhae-si, nơi có dịch vụ tư vấn tài chính ngay cả vào cuối tuần để nâng cao sự tiện lợi trong giao dịch cho khách hàng nước ngoài. [Ảnh=Shinhan Bank]
Theo Viện Nghiên cứu Di trú Hàn Quốc, tính đến tháng 9/2024 Hàn Quốc có khoảng 2,61 triệu người nước ngoài (chiếm khoảng 5% tổng dân số) đang cư trú tại đây. Trong đó, những công dân nước ngoài cư trú lâu năm chiếm chiếm tới 1,96 triệu người. Theo đó, dự kiến ​​con số này sẽ vượt quá 3 triệu người trong vòng 5 năm tới.

Nắm bắt được tình hình, các ngân hàng tại Hàn Quốc đang mở rộng khu vực dịch vụ của mình bằng cách nhắm tới đối tượng là người nước ngoài đang cư trú tại Hàn Quốc như một nhóm khách hàng mới nhiều tiềm năng, đồng thời góp phần giảm bớt rào cản tài chính cho nhóm đối tượng khách hàng này bằng cách triển khai các dịch vụ dành riêng cho người nước ngoài.

Theo thông tin từ ngành tài chính, Tập đoàn tài chính JB (JB Financial Group Co.) mới đây đã ra mắt dịch vụ ‘Bravo Korea’, một nền tảng dành riêng cho người nước ngoài, cung cấp thông tin về lối sống và dịch vụ tài chính.

Ngân hàng Jeonbuk, công ty con của Tập đoàn tài chính JB, là một trong những ngân hàng đầu tiên thâm nhập vào thị trường dịch vụ chuyên biệt dành cho nước ngoài. Năm 2016, công ty đã ra mắt 'Sổ ngân hàng JB Bravo Korea' dành riêng cho khách hàng nước ngoài bao gồm cả các sản phẩm cho vay chuyên biệt.

Những nỗ lực nhằm cải thiện sự tiện lợi cho khách hàng nước ngoài vẫn được Ngân hàng Jeonbuk tiếp tục triển khai.

Tháng 9/2024, Ngân hàng Jeonbuk đã khai trương ‘Trung tâm khách hàng Bravo Korea’, một trung tâm khách hàng dành riêng cho người nước ngoài, hỗ trợ tổng cộng 17 ngôn ngữ.

Ngân hàng Gwangju, cũng là công ty con của Tập đoàn tài chính JB, gần đây đã hợp tác với Flitto, một công ty dữ liệu ngôn ngữ trí tuệ nhân tạo (AI), để cung cấp dịch vụ biên phiên dịch theo thời gian thực tại các chi nhánh của mình.

Dịch vụ này dịch các cuộc trò chuyện giữa khách hàng nước ngoài và nhân viên theo thời gian thực bằng máy tính bảng và micrô được cung cấp khi khách hàng nước ngoài đến cửa hàng. Tổng cộng có 38 ngôn ngữ được hỗ trợ bao gồm tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung, v.v..

Năm 2024, Ngân hàng Gwangju cũng đã ra mắt 'Sổ ngân hàng TOGETHER' dành cho khách hàng nước ngoài. Các dịch vụ đáng chú ý bao gồm miễn phí chuyển tiền ngoại tệ, áp dụng mức chênh lệch tỷ giá 50% cho chuyển tiền và đổi ngoại tệ (đô la Mỹ, euro, yên), v.v..

Bên cạnh đó, gần đây, các ngân hàng thương mại cũng đã cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau cho khách hàng nước ngoài.

Kể từ tháng 6/2024, Ngân hàng Kookmin đã cho phép khách hàng nước ngoài mở tài khoản và phát hành Giấy chứng nhận (financial certificate) KB Kookmin mà không cần phải làm việc trực tiếp với nhân viên tại quầy. Hiện, ngân hàng Kookmin hiện đang điều hành 8 chi nhánh dành riêng cho người nước ngoài trên khắp Hàn Quốc.

Ngân hàng Shinhan đã triển khai dịch vụ tư vấn qua video trên quầy giao dịch kỹ thuật số (digital lounge) tại 20 chi nhánh với nhiều khách hàng nước ngoài và hiện đang mở rộng dịch vụ.

Vào tháng 8/2024, Ngân hàng Shinhan cho biết đã là ngân hàng thương mại đầu tiên triển khai dịch vụ tư vấn trực quan mang tên 'Ngân hàng cho mọi người (Banking for Everyone)', sử dụng giải pháp STT (speak-to-text: chuyển giọng nói thành văn bản) dựa trên AI.

Đối với dịch vụ này, Ngân hàng Shinhan đã hợp tác với SK Telecom để giới thiệu giải pháp phiên dịch đồng thời dựa trên AI 'Trans Talker' và cung cấp dịch vụ tại 'Chi nhánh Sillim-dong', chi nhánh hướng được nhiều khách hàng lớn tuổi lui tới, và 'Chi nhánh Đại học Hanyang', nơi được nhiều sinh viên quốc tế lui tới.

Giải pháp này có thể phiên dịch bằng 5 ngôn ngữ, bao gồm tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Việt và tiếng Indonesia, giúp khách hàng nước ngoài, khách hàng khiếm thính và khách hàng cao tuổi giao tiếp dễ dàng.

Đối với Ngân hàng Hana, hiện có 16 chi nhánh hoạt động vào Chủ Nhật, hướng đến đối tượng là người lao động nước ngoài. và vận hành ứng dụng có tên 'Hana-EZ' dành riêng cho khách hàng nước ngoài.

Ngân hàng Woori đã lắp đặt ‘quầy giao dịch toàn cầu’ tại bốn chi nhánh bao gồm ▲Phòng kinh doanh tại Trụ sở chính (chuyên về Mỹ và Trung Quốc) ▲Trung tâm tài chính Gwanghui-dong (chuyên về Mông Cổ và Nga) ▲Trung tâm tài chính Uijeongbu (chuyên về Thái Lan và Campuchia) ▲Trung tâm tài chính Gimhae (chuyên về Indonesia) kể từ tháng 10/2024. Mỗi chi nhánh đều có nhân viên địa phương chuyên trách của từng khu vực/quốc gia để hỗ trợ công việc cho khách hàng.

Ngân hàng Nonghyup cũng hỗ trợ các dịch vụ tài chính như phân công thông dịch viên đến các chi nhánh, mở tài khoản lương và chuyển tiền ra nước ngoài để tăng thêm sự tiện lợi cho người lao động thời vụ nước ngoài.

Một quan chức ngân hàng cho biết: "Số lượng người nước ngoài cư trú tại Hàn Quốc gần đây vì những lý do như du học, nhập cư và làm việc ngày càng tăng nên các ngân hàng đang nỗ lực mở rộng dịch vụ của mình để giảm thiểu sự bất tiện cho khách hàng cũng như thu hút thêm nhiều khách hàng mới".

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기