Công ty phần mềm Hàn Quốc Hangeul and Computer (Hancom) công bố vào ngày 9 rằng họ đã ký thỏa thuận kinh doanh (MOU) với Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB) về đổi mới kinh doanh số dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI).

PSG.TS Lê Trung Thành (trái) Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN và ông Jin Sung-sik Giám đốc nghiên cứu của Hancom. [Ảnh=Hancom]
Theo thỏa thuận này, Hancom có kế hoạch triển khai thí điểm công cụ tạo văn bản dựa trên AI 'Hancom Assistant' và giải pháp hỏi đáp thông minh 'Hancom Pedia' cho giảng viên và cán bộ của UEB và cải tiến cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, hai bên cũng thảo luận về việc áp dụng các giải pháp chữ ký điện tử ‘Hancom Sign’ và ‘Hancom OCR’ để chuyển đổi kỹ thuật số nhiều tài liệu và chứng chỉ khác nhau.
Sau 8 tháng triển khai thí điểm, hai đơn vị dự kiến sẽ chính thức triển khai giải pháp AI tại UEB và trên cơ sở đó hợp tác mở rộng giải pháp cho các cơ quan hành chính và ngành giáo dục tại Việt Nam.
Jin Sung-sik, Giám đốc nghiên cứu (CRO) của Hancom, cho biết: "Sự hợp tác này sẽ là bước ngoặt quan trọng cho quá trình đổi mới kỹ thuật số đang được chính phủ Việt Nam thúc đẩy. Dựa trên công nghệ AI của mình, chúng tôi sẽ dẫn dắt thành công đổi mới kinh doanh số của trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN và từ đó mở rộng các giải pháp AI cho toàn bộ khu vực công, bao gồm cả hành chính và giáo dục tại Việt Nam".
Bên cạnh đó, hai bên cũng thảo luận về việc áp dụng các giải pháp chữ ký điện tử ‘Hancom Sign’ và ‘Hancom OCR’ để chuyển đổi kỹ thuật số nhiều tài liệu và chứng chỉ khác nhau.
Sau 8 tháng triển khai thí điểm, hai đơn vị dự kiến sẽ chính thức triển khai giải pháp AI tại UEB và trên cơ sở đó hợp tác mở rộng giải pháp cho các cơ quan hành chính và ngành giáo dục tại Việt Nam.
Jin Sung-sik, Giám đốc nghiên cứu (CRO) của Hancom, cho biết: "Sự hợp tác này sẽ là bước ngoặt quan trọng cho quá trình đổi mới kỹ thuật số đang được chính phủ Việt Nam thúc đẩy. Dựa trên công nghệ AI của mình, chúng tôi sẽ dẫn dắt thành công đổi mới kinh doanh số của trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN và từ đó mở rộng các giải pháp AI cho toàn bộ khu vực công, bao gồm cả hành chính và giáo dục tại Việt Nam".