Một khách hàng có tên là Kim Ju-yeong (35 tuổi, nội trợ) đã ghé cửa hàng thiết bị mát xa của hãng A để mua ghế mát xa tặng cho mẹ, và được nhân viên bán hàng giới thiệu chiếc ghế mát xa đời mới nhất với mức giá khoảng 3 triệu won, đồng thời nhân viên này cũng nhấn mạnh thêm nếu trả thêm 5 trăm ngàn won thì khách hàng sẽ được tham gia chương trình khuyến mãi mua 1 tặng 1.
Mặc dù khá do dự vì phải trả thêm tới 1 triệu won so với mức giá dự kiến ban đầu, tuy nhiên đứng trước lời mời chào hấp dẫn và nghĩ đến việc chồng cô cũng thường phàn nàn về việc đau vai, cô đã quyết định rút ví mua sản phẩm khuyến mãi 1+1 nói trên. Tuy nhiên, sau khi mua hàng được 1 tháng, giá của sản phẩm đời mới này đã hạ xuống, và cô cũng biết được sự thật sản phẩm ghế mát xa được tặng kèm cùng sản phẩm chính lại là một mẫu giá rẻ. Và tính ra, số tiền Kim bỏ ra là giá của 2 sản phẩm chứ không thể xem là khuyến mãi 1+1 được. Vậy liệu cô Kim có thể yêu cầu doanh nghiệp A chịu trách nhiệm về mặt luật pháp hay không?
Ở một trường hợp tương tự, tòa án tối cao đã có phán quyết cho rằng việc chuỗi siêu thị Emart bán giá của 2 sản phẩm dưới hình thức khuyến mãi mua một tặng một là thuộc hành vi quảng cáo lừa dối và khoa trương. Bởi trên thực tế, người tiêu dùng không hề được lợi ích về mặt kinh tế nhưng nhà sản xuất lại quảng cáo giống như người tiêu dùng có được lợi ích về kinh tế, đây chính là điểm vi phạm pháp luật.
Tại phiên tái thẩm, tòa án đã bác bỏ đơn khiếu nại của Emart khi doanh nghiệp này khởi kiện yêu cầu hủy bỏ lệnh điều chỉnh và trả hồ sơ vụ án về tòa án Seoul. Hệ thống siêu thị Emart từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015 đã lừa dối người tiêu dùng bằng cách nâng giá của một số sản phẩm lên cao hơn nhiều so với giá thật và thực hiện chương trình khuyến mãi mua 1 tặng 1 thông qua các hình thức quảng cáo như báo chí và tờ rơi.
Mặc dù khá do dự vì phải trả thêm tới 1 triệu won so với mức giá dự kiến ban đầu, tuy nhiên đứng trước lời mời chào hấp dẫn và nghĩ đến việc chồng cô cũng thường phàn nàn về việc đau vai, cô đã quyết định rút ví mua sản phẩm khuyến mãi 1+1 nói trên. Tuy nhiên, sau khi mua hàng được 1 tháng, giá của sản phẩm đời mới này đã hạ xuống, và cô cũng biết được sự thật sản phẩm ghế mát xa được tặng kèm cùng sản phẩm chính lại là một mẫu giá rẻ. Và tính ra, số tiền Kim bỏ ra là giá của 2 sản phẩm chứ không thể xem là khuyến mãi 1+1 được. Vậy liệu cô Kim có thể yêu cầu doanh nghiệp A chịu trách nhiệm về mặt luật pháp hay không?
Ở một trường hợp tương tự, tòa án tối cao đã có phán quyết cho rằng việc chuỗi siêu thị Emart bán giá của 2 sản phẩm dưới hình thức khuyến mãi mua một tặng một là thuộc hành vi quảng cáo lừa dối và khoa trương. Bởi trên thực tế, người tiêu dùng không hề được lợi ích về mặt kinh tế nhưng nhà sản xuất lại quảng cáo giống như người tiêu dùng có được lợi ích về kinh tế, đây chính là điểm vi phạm pháp luật.
Tại phiên tái thẩm, tòa án đã bác bỏ đơn khiếu nại của Emart khi doanh nghiệp này khởi kiện yêu cầu hủy bỏ lệnh điều chỉnh và trả hồ sơ vụ án về tòa án Seoul. Hệ thống siêu thị Emart từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015 đã lừa dối người tiêu dùng bằng cách nâng giá của một số sản phẩm lên cao hơn nhiều so với giá thật và thực hiện chương trình khuyến mãi mua 1 tặng 1 thông qua các hình thức quảng cáo như báo chí và tờ rơi.
Ban bồi thẩm cho rằng: “Đứng trên quan điểm của người tiêu dùng, họ sẽ cho rằng nếu mua các sản phẩm khuyến mãi 1+1 thì sẽ có lợi hơn về mặt kinh tế”, đồng thời chỉ ra rằng “Mặc dù khách hàng không hề có được bất cứ lợi ích kinh tế nào nhưng Emart lại nhấn mạnh chương trình khuyến mãi 1+1 hơn so với các sản phẩm khác, điều này vi phạm đến luật quảng cáo”. Luật quảng cáo quy định rằng, việc quảng cáo sai sự thật hoặc quảng cáo thổi phồng một cách thái quá để lừa dối người tiêu dùng là hành vi xâm phạm quy tắc giao dịch công bằng.
Luật sư Jo Ye-jin cho rằng, “Đối với việc cung cấp sản phẩm miễn phí hoặc dịch vụ miễn phí, khi doanh nghiệp không thể hiện tỷ lệ hạ giá lên sản phẩm một cách trực tiếp thì không thể xem chương trình khuyến mãi mua 1 tặng 1 là lừa dối và khoa trương. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp ghi giá cao hơn so với giá bán đã được áp dụng trước đó và người tiêu dùng gần như phải chi trả cho cả giá thực tế của sản phẩm được xem là tặng kèm thì sẽ xem là quảng cáo có tính lừa dối và khoa trương.