Kinh tế Chính trị

Hội nghị các cơ quan nghiên cứu khu vực Đông Á lần thứ 14 : Hợp tác Đông Á trong giai giai đoạn bất ổn

Thanh Phương (thanhphuongdlu@ajunews.com)11:12 16-10-2018

[Ảnh = Viện nghiên cứu chính sách kinh tế Hàn Quốc cung cấp]


Ngày hôm qua 15 tháng 10, Hội nghị các Cơ quan nghiên cứu Đông Á đã được diễn ra tại Singapore với chủ đề ‘Hợp tác Đông Á trong giai đoạn bất ổn’.

Hội nghị các cơ quan nghiên cứu Đông Á được tổ chức thường niên kể từ năm 2005 giữa các nước ASEAN và Hàn, Trung, Nhật nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong các chính sách phát triển kinh tế và đảm bảo nền tảng hỗ trợ từ các nước. 

Tham gia hội nghị lần này, Viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách kinh tế đối ngoại Hàn Quốc Lee Jae-yeong cho biết, hội nghị là cơ hội để Hàn Quốc lắng nghe lập trường và ý tưởng của các nước tham gia, tạo tiền đề để Hàn Quốc thực hiện chính sách Phương Nam mới. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách phương Nam mới của chính phủ Hàn Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang ngày càng nghiêm trọng. Trên hết, ông hi vọng hội nghị sẽ đóng góp cho hòa bình và thịnh vượng chung của khu vực Đông Á.

Cũng trong hội nghị, học giả kinh tế cao cấp thuộc Ngân hàng phát triển Châu Á ông Yasuyuki Sawada trong bài phát biểu chính cho rằng, xét về mặt tổng thể, nền kinh tế của các nước đang phát triển ở Châu Á đạt mức tăng trưởng ổn định 6%, tuy nhiên căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang trở thành yếu tố rủi ro lớn nhất. Mặc dù Trung Quốc và một số quốc gia phát triển trong khu vực cũng đã có những cải thiện nhất định nhằm ổn định nền kinh tế, nhưng việc đồng USD tăng giá cộng với việc giá dầu biến động và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang trở thành những yếu tố rủi cho cho triển vọng kinh tế thế giới nói chung và khu vực Châu Á nói riêng.

Ở một khía cạnh khác, Học giả kinh tế ADB ông Aiko Kikkawa Takenaka đã nêu ra một trong những vấn đề của các nước Châu Á là tốc độ già hóa dân số đang diễn ra nhanh hơn so với những nước phát triển khác. Việc nguồn nhân lực có khả năng sản xuất đang ngày càng giảm, cộng với độ tuổi bình quân của dân số trong độ tuổi lao động ngày càng tăng cũng đang trở thành mối lo lớn của các nước Châu Á. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng với lợi thế về cấu trúc dân số đa dạng, Châu Á có thể phát huy khả năng di dời dân cư mang tính tương tác bổ sung và đào tạo nghề chung nhằm biến tiềm năng này thành cơ hội.

Liên quan đến Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP), ông Moon Jong-Cheol, Nghiên cứu viên thuộc Viện nghiên cứu công nghiệp Hàn Quốc cho rằng dù lợi ích mà Việt Nam đạt được thông qua hiệp định này là không lớn, nhưng đây là cơ hội để Việt Nam có được nhiều ưu đãi nếu số nước tham gia hiệp định tăng lên và Việt Nam đạt được những cải tổ kinh tế trong nước nhất định.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기