Ngay cả khi tranh chấp thương mại Mỹ-Trung đã trở thành một cuộc cạnh tranh bá quyền và áp lực đối với các công ty Hàn Quốc đã trở nên rõ ràng, chính phủ vẫn duy trì cái gọi là chiến thuật ngoại giao thận trọng (Low key) - một chiến lược mơ hồ đã tồn tại trong nhiều thập kỷ.
Cộng đồng ngoại giao đã tỏ ra lo ngại và cho rằng chính phủ không nên tiếp tục phản ứng dựa trên các nguyên tắc trong quá khứ như "an ninh - Hoa Kỳ và kinh tế - Trung Quốc". Họ chỉ ra rằng kinh nghiệm vấp phải với THAAD (hệ thống phòng thủ tên lửa cấp cao) là một ví dụ tiêu biểu cho hậu quả của việc theo đuổi chính sách như trong quá khứ và khuyên rằng nên lưu ý đến ví dụ trên khi bổ sung chính sách.
Lee Seong-hyun, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc tại Viện Sejong, cho biết trong một bình luận gần đây: "Chính phủ Hàn Quốc dường như có thể đối phó với mọi tình huống khó khăn nào mà không cần Mỹ hay Trung Quốc”, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu chiến lược này có hiệu quả không.
Điều đó có nghĩa là phản ứng khôn ngoan nhất khi bị kẹp giữa Mỹ và Trung Quốc là “giữ thái độ trung lập một cách máy móc” và xem xét loại “tín hiệu ngoại giao” nào mà Hàn Quốc nên theo đuổi để bảo vệ lợi ích quốc gia trong đối ngoại với cả hai bên. Shin Bum-cheol, giám đốc Viện nghiên cứu chính sách Asan, nói: "Tranh chấp Mỹ-Trung có tác động rất lớn đến tất cả các lĩnh vực chính trị và kinh tế của Hàn Quốc.
Tuy nhiên, rõ ràng là trong tình huống này, Chính phủ vẫn tỏ ra khá lúng túng”. Rõ ràng Hàn Quốc chứng kiến các công ty của mình đang phải chịu áp lực như thế nào và dự đoán được mức độ thiệt hại. Điều cần làm là phải tạo ra một chính sách có lợi cho các công ty và đảm bảo năng lực cạnh tranh của họ.
Tuy nhiên, vẫn chưa có cuộc thảo luận nào về vấn đề này được thực hiện. Vào ngày 30 tháng 5, chính phủ đã thành lập một đội đặc nhiệm (TF) để chuẩn bị chiến lược đối phó toàn diện cho các tranh chấp Mỹ-Trung, nhưng ngay cả hệ thống phòng ban cũng bị chỉ trích vì phản ứng chậm chạp.
Cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu từ đầu năm và các doanh nghiệp Hàn Quốc đã chịu áp lực từ phía Trung Quốc nhưng chính phủ vẫn chưa đưa ra một hướng dẫn nào. Trong ngành công nghiệp, người ta than phiền rằng Chính phủ vẫn đang lơ là và chưa có động thái gì ngoài chiến lược mơ hồ. Shin nói: "Xét về khía cạnh chính trị, chúng ta phải hỗ trợ Hoa Kỳ. Trong khi đó, chiến lược thận trọng mơ hồ không dẫn đến bất cứ một kết quả thiết thực nào trước áp lực của Trung Quốc”.
Ông giải thích rằng chính phủ Hàn Quốc nên ủng hộ "Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương", và nên đứng về phía Hoa Kỳ do vấn đề chính trị và thực hiện chiến lược thận trọng đối với Trung Quốc ở những lĩnh vực mà nó có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của Hàn Quốc. Vừa qua, Trung Quốc đã gọi điện để gây áp lực đối với các công ty toàn cầu, trong đó có Samsung Electronics, SK Hynix và một số công ty Hàn Quốc khác.