THẾ GIỚI

Luật dẫn độ 'đã chết', đoàn biểu tình Hồng Kông vẫn tiếp tục diễn ra nhằm kêu gọi sự hỗ trợ và đồng thuận từ cộng đồng quốc tế.

응웬티탐 (Choiketu93@ajunews.com)10:21 09-09-2019
Đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Ram) tuyên bố bãi bỏ luật dẫn độ (luật hồi hương). Tuy nhiên các cuộc biểu tình ở Hồng Kông vẫn tiếp tục trong 14 tuần qua. Mặc dù quy mô của các cuộc biểu tình đã giảm nhưng sự căng thẳng của các cuộc biểu tình này ngày cảng trở nên dữ dội hơn. Mối lo lắng của Trung Quốc và cộng đồng quốc tế do các cuộc biểu tình đang ngày càng gia tăng.

 

Biểu tình diễn ra tại Hồng Kông[Ảnh= Yonhap News]


◆ Cuộc biểu tình tăng cao, dự đoán có người tử vong do đoàn người biểu tình đụng độ và xung đột với cảnh sát.

Theo tờ Hồng Kông South China Morning Post (SMCP) vào ngày 8, hàng trăm người biểu tình mặc đồ đen bắt đầu tụ tập trước ga tàu điện ngầm Prince Edward ở Mongkok từ khoảng đầu giờ tối. Họ chiếm đóng trên các tuyến đường lân cận tại khu vực đồn cảnh sát Mong Kok, sau đó tổ chức các cuộc biểu tình trên đường phố, đốt lửa trên các đường phố.

Mặc dù không có cuộc biểu tình nào rầm rộ và quy mô lớn như các cuộc biểu tình diễn ra trước đó vào tuần trước, nhưng các cuộc biểu tình lẻ tẻ vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi trong thành phố tập trung vào ga tàu điện ngầm Prince Edward.

Sự phẫn nộ của công dân Hồng Kông vẫn trở nên cao trào ngay cả sau khi luật hồi hương được tuyên bố hủy bỏ, cuộc đàn áp bạo lực xảy ra khi cảnh sát bắt giữ 63 người biểu tình cùng lúc với cảnh sá. Trong đoạn video quay cảnh bạo loạn của cảnh sát vào thời điểm đó, cảnh sát đã xâm nhập vào tận bên trong tàu điện ngầm và dùng dùi cui để đàn áp các đoàn biểu tình.

Việc vận chuyển người bị thương đến bệnh viện lúc đó cũng không được tiến hành nhanh chóng. Người biểu tình cho biết cảnh sát từ chối điều trị cho những người bị thương, và thậm chí ngay cả trong trường hợp bị thương nặng, việc vận chuyển đến bệnh viện để tiến hành cấp cứu cũng phải mất đến ba giờ đồng hồ.

Thêm vào đó, các tin đồn lan truyền rằng đã có ba người trong đoàn biểu tình thiệt mạng trong cuộc các cuộc đụng độ với cảnh sát khiến cho sự phẫn nộ của các đoàn biểu tình ngày càng tăng cao. Các đoàn biểu tình chuẩn bị địa điểm biểu tình ngay tại các khu ga. Đây là lý do tại sao ga tàu điện ngầm Prince Edward được nổi lên như một trung tâm tập trung các cuộc biểu tình mới.

Do đó, chính phủ Hồng Kông đã triệu tập một cuộc họp báo và bác bỏ những tin đồn có người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình kể từ tháng 6 vừa rồi.

Tuy nhiên, các cuộc biểu tình trong tuần này có quy mô nhỏ hơn đáng kể so với tuần trước. Sau tuyên bố bãi bỏ luật dẫn độ của chính phủ Hồng Kông hôm thứ Hai, một số đoàn biểu tình đang theo dõi các động thái mới từ chính phủ Hồng Kông.

Nhưng những người biểu tình ở Hồng Kông nói rằng họ sẽ tiếp tục phản đối cho đến khi tất cả năm yêu cầu, bao gồm cả việc rút luật hồi hương được đáp ứng. Năm yêu cầu của người biểu tình ở Hồng Kông là: hủy bỏ chính thức luật hồi hương ▲ Tiến hành điều tra công khai các cảnh sát đã thực hiện các hành động bạo lực nhằm đàn áp các đoàn biểu tình ▲ Yêu cầu phá bỏ hành động bạo lực nhằm đàn áp các cuộc 'biểu tình' ▲ phóng thích vô điều kiện những người biểu tình bị bắt giữ ▲ Chế độ bầu cử trực tiếp bộ trưởng hành chính.

◆ Người biểu tình Hồng Kông tuần hành trước Đại sứ quán Mỹ nhằm kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng thế giới.

Cộng đồng quốc tế và Trung Quốc tiếp tục xung đột xoay quanh những cuộc biểu tình kéo dài từ Hồng Kông. Theo Reuters, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper, người đã tới châu Âu, cảnh báo chính phủ Trung Quốc không được can thiệp vào các cuộc biểu tình ở Hồng Kông tại một cuộc họp báo ở Paris, Pháp.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, người cũng đang có chuyến thăm tại Trung Quốc cũng bày tỏ quan điểm của mình trong cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường rằng "Các quyền và tự do của công dân Hồng Kông cần được đảm bảo."

Phía Trung Quốc phản đối sự can thiệp vào cộng đồng quốc tế của vào các cuộc biểu tình ở Hồng Kông. Trong một cuộc họp ngắn trước Hội đồng Nhân quyền Geneva, phái đoàn Trung Quốc tại trụ sở của Liên Hợp Quốc tại Geneva đã nói: "Biểu tình ở Hồng Kông là một vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không dung thứ cho bất kỳ lực lượng bên ngoài nào can thiệp vào vấn đề này."

Phái đoàn này còn khẳng định: "Đó là sự đồng thuận và lời kêu gọi mạnh mẽ nhất từ ​​khắp Hồng Kông để ngăn chặn bạo lực và lập lại trật tự."

Tuy nhiên, động thái của đoàn biểu tình hoàn toàn trái ngược. Các đoàn biểu tình Hồng Kông đang kêu gọi sự chú ý và đồng thuận của cộng đồng quốc tế. Những người biểu tình đã tuần hành trước Đại sứ quán Mỹ và kêu gọi chính quyền Mỹ thông qua 'Dự luật Dân chủ Nhân quyền Hồng Kông'. Luật này bao gồm quy định và biện pháp của Mỹ nhằm trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc hoặc Hồng Kông đã phá vỡ dân chủ hóa và nhân quyền của Hồng Kông thông qua những ảnh hưởng đến thương mại của Hồng Kông.

Một trong những người biểu tình tuần hành đã trả lời trên tờ báo SCMP. Người này kêu gọi sự ủng hộ từ Mỹ và các cộng đồng quốc tế: "Hồng Kông đang đấu tranh với Trung Quốc. Xin hãy giúp đỡ chúng tôi".

Một số phân tích cho rằng các cuộc biểu tình ở Hồng Kông sẽ tiếp tục kéo dài sau lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Trung Quốc vào ngày 1 tháng 10, sự kiện lớn nhất ở Trung Quốc trong năm nay.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기