VIỆT NAM

Hồ Chí Minh - giấc mơ trở thành ‘Trung tâm tài chính toàn cầu’

Minh Tân (mintyni@ajunews.com)15:22 23-10-2019

[Ảnh = Minh Tân]

 
Thành phố Hồ Chí Minh – thành phố lớn nhất Việt Nam đã đặt mục tiêu đầy tham vọng đó là “Bước nhảy vọt trở thành trung tâm tài chính toàn cầu”. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam sẽ xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại khu phát triển mới ở Hồ Chí Minh và kỳ vọng sẽ sớm sánh vai với các thủ đô vượt trội trên thế giới như Shanghai, Dubai…

Tháng 7 vừa qua, Tổng bí thư Nguyễn Thiện Nhân đã phát biểu tại Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh rằng “Không có thời điểm nào thích hợp hơn thời điểm hiện tại để xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế” và làm rõ quan điểm “Bắt đầu từ năm sau sẽ khởi công dự án xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế để cải tạo khu vực Thủ Thiêm thuộc quận 2 thành Landmark của Hồ Chí Minh”.

Ông nhấn mạnh rằng “Bước nhảy vọt của thành phố Hồ Chí Minh lên khu vực trung tâm tài chính quốc tế đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội trong khu vực và quốc gia, đóng góp 45% vào tổng sản phẩm quốc nội”

Theo Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, sẽ tiến hành đầu tư 4.900 tỷ đồng (210 triệu USD) vào lô đất 14,500㎡ trong khu vực Thủ Thiêm ở quận 2 thành phố Hồ Chí Minh và sẽ khởi công vào tháng 6 năm sau. Bản báo cáo nghiên cứu tính khả thi về dự án Trung tâm tài chính quốc tế đã được nộp cho Ủy ban nhân dân cho đến cuối năm.

Trước đó, thành phố Hồ Chí Minh đã được đưa vào là một trong 9 dịch vụ cốt lõi trong lĩnh vực tài chính vào năm 2011. Tính đến năm ngoái, lĩnh vực tài chính đã tăng lên 8.8% vượt hơn hẳn 7% tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và tổng sản lượng quốc nội khu vực (GDP) cũng được dự kiến sẽ tăng từ 5.7% lên 7% trong năm nay.

Hiện tại có rất nhiều công ty liên quan đến tín dụng tiến vào thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Không những nắm vị trí trong các ngân hàng trọng điểm của Việt Nam như Vịetin, Vietcom, Agribank, MB bank mà còn trong các trụ sở của các doanh nghiệp tài chính nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ngân hàng HSBC, Citigroup, thì nhiều ngân hàng Hàn Quốc khác như Ngân hàng Shinhan, Ngân hàng Woori, Ngân hàng Hana, Ngân hàng doanh nghiệp IBK cũng đưa ra các hoạt động kinh doanh đồng thuận.

Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là có đủ khả năng nhảy vọt phát triển thành Quỹ tiền tệ. Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, giáo sư Đại học Fulbright, thành viên Nhóm cố vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết “Thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm 9,36% và 0,6% tổng dân số và diện tích của Việt Nam, nhưng chiếm 14% kim ngạch xuất khẩu, 27% thu nhập trong ngân sách quốc gia, 14,1% tổng đầu tư nước ngoài” và “Vị trí của Hồ Chí Minh rất phù hợp để trở thành một Trung tâm tài chính toàn cầu”.
Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập “Công ty đầu tư tài chính Thành phố Hồ Chí Minh” để tiến hành nghiên cứu về các trung tâm tài chính lớn trên thế giới hợp tác với Đại học Fulbright Việt Nam, để xây dựng một Trung tâm tài chính quốc tế thành công và vươn lên toàn cầu.

Ngoài ra, thành phố Hồ Chí Minh cũng dự kiến sẽ báo cáo lên Thủ tướng chính phủ chính sách ưu đãi đặc biệt về Dự án Trung tâm tài chính quốc tế. Sau khi đề xuất chính sách ưu đãi đặc biệt, chính phủ Việt Nam sẽ bắt đầu hỗ trợ nguồn vốn cho Khu tài chính đặc biệt của Hồ Chí Minh.

Quá trình tăng trưởng của các thành phố tài chính trên thế giới đầu bắt đầu từ việc thành lập Trung tâm tài chính. Tháp tài chính quốc tế Hồng Kông vốn đã nổi tiếng nay đã phát triển lên thành Trung tâm tài chính Quốc tế của Hồng Kông. Thượng Hải cũng đang đẩy nhanh kế hoạch thành lập một Trung tâm tài chính quốc tế tại quận Pudong và thúc đẩy phát triển Thượng Hải thành một trung tâm tài chính quốc tế vào năm 2020.

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh nhấn mạnh “Thành phố Hồ Chí Minh cần phải có một hệ thống tài chính hoàn chỉnh, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quốc tế để có thể cạnh tranh với Hồng Kông và Thượng Hải”, ông cũng phát biểu thêm “Trung tâm tài chính quốc tế phải có khả năng thực hiện các giao dịch tài chính xuyên biên giới và phải sở hữu một lượng sản phẩm tài chính đa dạng”.

Ông Nguyễn Thành Phong – Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu: “Cần phải có chiến lược dài hạn để lập kế hoạch thu hút các nhà đầu tư, công ty và các tổ chức tài chính lớn” và ông cũng nêu rõ “Cần phải đưa ra các chính sách táo bạo mới, bao gồm đưa ra các biện pháp để giải quyết vấn đề thiếu hụt lực lượng lao động có tay nghề”.

Tại diễn đàn kinh tế Hồ Chí Minh lần thứ 2, Tổng Bí thư Nguyễn Thiện Nhân phát biểu “Tôi hy vọng Diễn đàn kinh tế lần này sẽ giúp ích nhiều trong việc khuyến khích thảo luận bàn bạc nhiều hơn về Trung tâm tài chính quốc tế Hồ Chí Minh”, ông cũng nói rõ “Mỗi phiên họp tài chính tại diễn đàn sẽ thảo luận về các kế hoạch và cách thức cụ thể để thúc đẩy Trung tâm tài chính toàn cầu ở thành phố Hồ Chí Minh”.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기