VIỆT NAM

​Các cột mốc quan trọng cho khởi đầu mới: “Đổi mới”

Minh Tân (mintyni@ajunews.com)10:21 24-10-2019

[Ảnh = Internet]


Khi nói đến nền kinh tế của Việt Nam không thể không nhắc đến sự đổi mới. Chính sách đổi mới bắt đầu được tiến hành vào năm 1987, hiện là từ khóa chính để tìm hiểu về sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Cụm từ đổi mới được kết hợp từ động từ “Đổi” và tính từ “Mới”. Nói cách khác, Slogan chính sách có nghĩa là để đáp ứng nhu cầu phát triển, khắc phục tình trạng trì trệ, trở nên tiến bộ hơn và thay đổi cách thức trước đây.

Khi đổi mới vào đầu những năm 1980, thống kê quốc gia của Việt Nam cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế là 1.9% mỗi năm trong khi dân số tăng 2.4% đã làm cho tình trạng thiếu lương thực trở nên trầm trọng. Tình trạng nghiêm trọng đến nỗi ngay cả Thủ đô Hà Nội cũng xảy ra nạn thiếu lương thực. Vào thời điểm đó, người dân Hà Nội cũng trở nên nổi tiếng với những câu châm biếm như: “밤이되면 온 집안이 물 걱정을 하고 아침이 되면 온 나라가 집안 걱정을 한다”. Ở Việt Nam, danh từ “nước” (nước uống) và “nước” (đất nước) có ý nghĩa giống như nhau.

Sau khi nhà kinh tế học Nguyễn Đức Kiên soạn thảo chính sách đổi mới, Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Văn Linh đã chính thức tuyên bố “Đổi mới” và dốc sức cải cách nền kinh tế trì trệ của nước nhà.

Ngay sau khi lựa chọn và áp dụng chính sách “Đổi mới”, nông nghiệp là lĩnh vực nhận được nhiều đãi ngộ nhất. Theo Nghị quyết số 10 của Bộ chính trị Đảng năm 1988, việc cung cấp đất nông nghiệp lâu dài áp dụng cho nông dân được đánh giá là “giải phóng năng lực sản xuất của khu vực nông thôn”.

Nhờ vào thành công này, Việt Nam – quốc gia bị rơi vào nạn thiếu lương thực trầm trọng vào thời điểm đó đã nhập 450.000 tấn gạo vào năm 1988 và chỉ sau 10 năm đã xuất khẩu 3,5 triệu tấn gạo vào năm 2000, trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới.

Tuy nhiên đến giữa những năm 2000, trừ nông nghiệp, các lĩnh vực như công nghiệp và dịch vụ không có sự tăng trưởng đáng kể. Mặc dù cũng đã phát triển hệ thống riêng bằng cách áp dụng hệ thống sở hữu và nguyên tắc kinh tế thị trường nhưng do thiếu kĩ thuật công nghệ so với tiêu chuẩn thế giới và thiếu cả sự đầu tư để phát triển.

Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007, Chính sách kinh tế Đổi mới lần 2 đã có một bước ngoặt lớn. Theo các khuyến nghị của WTO, các tiêu chuẩn quốc tế được đưa ra để bãi bỏ các dự thảo luật và chế độ khác nhau. Từ đó, các khoản đầu tư của các doanh nghiệp tầm cỡ thế giới đã bắt đầu sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, vượt qua ngành nông nghiệp, sự phát triển của ngành dịch vụ đã tăng tốc.

Điểm đáng chú ý trong mô hình mở cửa của chính sách Đổi mới lần thứ hai là Việt Nam đã tìm thấy những giải pháp kinh tế không chỉ nhờ vào nguồn đầu tư nước ngoài mà còn bằng nhiều cách khác như Liên minh Hải quan Asean, viện trợ cho các tổ chức tài chính quốc tế. Chính phủ Việt Nam đã đặt nền móng cho sự tăng trưởng kinh tế bằng cách tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng (SOC) như đường sá hay điện lực.

Trong nội bộ, sự đổi mới chính sách thuế, cải cách tài chính và tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước cũng được nhà nước tiến hành thực hiện. Do đó các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam, vốn là 12.804 doanh nghiệp trong những năm 1990 đã giảm xuống mức 500 trong năm 2018.

Ngoài ra chế độ tièn lương cũng đã được cải cách. Khi chính sách tiền lương được đưa ra dựa trên sự phù hợp với tình hình thị trường thì thu nhập thực tế của người dân cũng đã tăng lên. Với trường hợp giá cả ở thị trường, hệ thống giá kép do chính phủ quy định không tồn tại. Về lĩnh vực tài chính, tuy bị nhà nước nắm độc quyền vào thời điểm bấy giờ nhưng các ngân hàng nước ngoài đã liên tục tham gia vào thị trường và nâng chất lượng của ngành tài chính đến một bước ngoặt mới.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기