Đời sống Xã hội

Ngân hàng Hàn Quốc sẽ chọn chính sách nào để vực dậy nền kinh tế đang bị trì trệ và lạm phát hiện nay?

응웬티탐 (Choiketu93@ajunews.com)10:33 22-10-2019
Nền kinh tế Hàn Quốc đang trải qua thời kì thực sự đen tối với mức tăng trưởng chậm và tỉ lệ lạm phát. Chính bởi lí do này mà những lo lắng của thống đốc Ngân hàng Hàn Quốc Ông Lee Joo-Yeol ngày càng sâu sắc. Việc vận hành chính sách tiền tệ truyền thống không làm nền kinh tế khó khăn được cải thiện. Lần đầu tiên, giới tài chính tín dụng đề cập đến "chính sách tiền tệ phi truyền thống".
 

Thống đốc Ngân hàng Hàn Quốc Ông Lee Joo-Yeol [Ảnh = Yonhap News]



Ông Lee Joo-Yeol đã tham gia vào một cuộc họp báo sau khi cuộc họp của Ủy ban tiền tệ tài chính được diễn ra vào thứ Sáu vừa rồi. Ông cho biết: "Nếu hiệu quả của các chính sách tiền tệ ngày càng không có tác dụng, chúng ta cần chuẩn bị gì, đưa ra các chính sắc gì liên quan đến lãi suất? Chúng tôi đang suy nghĩ sâu sắc về vấn đề này."

Ông nhấn mạnh "Đây vẫn chưa phải lúc để chúng ta xem xét có nên thực hiện bất kỳ biện pháp chính sách nào khác ngoài chính sách về lãi suất hay không".

Đây cũng là lần đầu tiên ông đề cập đến khả năng thực hiện một chính sách nới lỏng định lượng (Quantitative easing: QE).

Trong bối cảnh hiện nay, hiệu quả của việc thực hiện các chính sách giảm lãi suất cơ bản được dự đoán không còn nhiều. Giới hạn hiệu quả của các chính sách này chỉ còn đạt từ 0,75 ~ 1,00%. Nếu ngân hàng Hàn Quốc tiếp tục giảm lãi suất một 1 hoặc 2 lần nữa, hiệu quả của việc giảm lãi suất này được dự đoán là sẽ không còn ý nghĩa gì nữa.



Ông Lee cũng nhấn mạnh trong một cuộc họp báo ở Washington, DC, Hoa Kỳ vào ngày 18 rằng, "Lãi suất cơ bản ngân hàng hiện nay đang đạt giá trị thấp. Sẽ phát sinh một số vấn đề nếu chúng ta tiếp tục hạ lãi suất xuống 0%. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế phát sinh, ngân hàng trung ương là cơ quan cần di chuyển đầu tiên và đưa ra chính sách có hiệu lực."

Trong bối cảnh lạm phát và kinh tế trì trệ, lãi suất ngân hàng của Hàn Quốc được nhận định là đã giảm ở mức độ phù hợp. Nếu tiếp túc giảm thì chính sách này được dự đoán sẽ không hiệu quả cho việc ổn định tài chính và vật giá quốc gia.

Trong bối cảnh này, một chính sách tiền tệ được nhắc đến chính là chính nới lỏng định lượng (QE). Đây là một chính sách mà ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ do ngân hàng nắm giữ và trả tiền mặt thay thế. Trong khi đó, ngân hàng trung ương trực tiếp cung cấp vốn cho thị trường. Nhờ chính sách này, lãi suất thị trường có khả năng giảm trong thời gian dài hạn.
Tuy nhiên, việc áp dụng chính sách này có hiệu quả thực tế như nào thì chưa thể xác nhận được. Vì tiền won của Hàn Quốc không phải là tiền được sử dụng chung tại quốc tế, nên khi áp dụng chính sách này, việc giá đồng won giảm quá mức cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không tốt đến tài chính Hàn Quốc. Mặt khác khi tỉ giá đồng tiền biến động bất thường sẽ làm cho nền kinh tế biến động bất thường và khó lường.

Mặt khác, nhiều nhận định cho rằng vấn đề lớn nhất trong nền kinh tế Hàn Quốc hiện nay không phải là thiếu nguồn vốn, mà nó nằm chính ở việc tiêu dùng và đầu tư đang không được thực hiện, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.

Mặt khác, trước đó Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed), Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), cũng đã từng thực hiện chính sách 'nới lỏng định lượng', tuy nhiên về hiệu quả thì vẫn là một dấu chấm hỏi.

Một quan chức của ngành tài chính cho biết, "Còn quá sớm để thảo luận về tính khả thi chính sách nới lỏng định lượng. Chúng ta cần thời gian để đánh giá hiệu quả của chính sách này trước khi áp dụng. Bởi đồng won không phải là đồng tiền sử dụng quốc tế, chính vì vậy cần phải nghiên cứu tránh những tác dụng phụ khi áp dụng chính sách này".

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기