Đời sống Xã hội

FDI Nhật Bản tập trung đổi hướng sang Việt Nam, đó cũng là một phần trong chính sách của chính phủ

Minh Tân (mintyni@ajunews.com)10:39 24-10-2019

[Ảnh = TTXVN]


Các chủ đề mới nhất trong nền kinh tế của Việt Nam gần đây là ‘FDI (vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài)’ và tư nhân hóa các công ty nhà nước. Lĩnh vực được chính phủ Việt Nam quan tâm nhiều nhất kể từ khi mở cửa đổi mới đó là thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Các luật về quan hệ FDI của Việt Nam đã nhiều lần được sửa đổi sau khi chính sách đổi mới được ban hành vào những năm 1987, 1990, 1992, 1996, 2005 vào 2014. Đặc biệt, luật đầu tư được sửa đổi năm 2014 đã hợp lý hóa các thủ tục khác nhau theo tiêu chuẩn quốc tế mà không phân biệt giữa đầu tư trực tiếp và gián tiếp sau khi gia nhập WTO.

Động lực thúc đẩy sự nổi lên bất ngờ của Việt Nam như một quốc gia mới phát triển đó là nhờ có FDI. Việt Nam đã thu hút được nhiều vốn FDI trong những năm qua so với các nước láng giềng ASEAN. Ngay cả quốc gia đối thủ trong khu vực là Thái Lan cũng đã tiến hành xây dựng một cơ sở sản xuất tại Việt Nam, thúc đẩy đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

Điểm đáng chú ý là nguồn FDI từ Nhật Bản. Hàn Quốc đã được xếp hạng là quốc gia đầu tư FDI vào Việt Nam nhiều nhất trong nhiều năm liền, tuy nhiên Nhật Bản đã một lần nữa vươn lên vị trí số 1 từ năm ngoái. Điều này không phải vì vốn đầu tư của Hàn Quốc giảm mạnh mà là vì nguồn vốn đầu tư của Nhật Bản đang tăng lên.

Theo một cuộc khảo sát do tạp chí Japan Times của Nhật Bản công bố vào năm ngoái, các doanh nghiệp Nhật Bản đã xếp hạng Việt Nam là nước đầu tư ưa thích của họ trong số những nước ASEAN. 83.8% trong số 938 doanh nghiệp được hỏi cho biết họ có định hướng đầu tư vào Việt Nam.

Việc tăng vốn đầu tư của Nhật Bản – nhà đầu tư lớn nhất của ASEAN dự kiến sẽ là một động lực lớn cho nền kinh tế của Việt Nam. Thái Lan cũng đang mở rộng phát triển kinh tế và vốn đầu tư của Nhật Bản là một sự trợ giúp lớn. Nhật Bản cũng đang dẫn đầu ngành công nghiệp sản xuất tại Thái Lan, nơi có nền kinh tế lớn nhất khu vực. Thái Lan đã nổi lên như một trong 10 nhà sản xuất ô tô lớn hàng đầu nhờ vào sự đầu tư từ ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản. Đây cũng là lý do tại sao các tác động sẽ rất lớn nếu vốn đầu tư FDI của Nhật Bản chuyển hướng sang Việt Nam.

Ngoài ra tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước cũng là một trong những mục tiêu lớn nhất của chính phủ Việt Nam. Vào năm 2011 chính phủ Việt Nam đã đề ra phương án tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước. Việt Nam đã tiến hành tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước một cách đều đặn từ năm 2011 và 478 doanh nghiệp quốc doanh đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Trước đó, Ngân hàng Thế giới đã tuyên bố trong Báo cáo Việt Nam năm 2035 rằng "Cách để Việt Nam trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình vào năm 2035 là giảm thương mại hóa nhà nước thông qua các doanh nghiệp nhà nước càng sớm càng tốt".

Việt Nam vẫn có hơn 60% thị phần trong các doanh nghiệp nhà nước trong hầu hết các ngành công nghiệp. Đặc biệt, thuốc lá, năng lượng điện, viễn thông, than, dầu thô, khí đốt tự nhiên, nông nghiệp và TV có cấu trúc độc quyền từ 90 - 100%.

Do đó, chính phủ Việt Nam tiếp tục thúc đẩy kế hoạch tổng thể tư nhân hóa giai đoạn 2016~2020 sau giai đoạn 2011~2015. Mục tiêu chính là tư nhân hóa tất cả các doanh nghiệp nhà nước, ngoại trừ 103 doanh nghiệp nhà nước cốt lõi thuộc sở hữu chiến lược của nhà nước, bao gồm quốc phòng, an ninh công cộng, điện hạt nhân và hàng không. Kết quả là 22 công ty đã được tư nhân hóa trong nửa đầu năm 2017.

Chính phủ Việt Nam có kế hoạch tăng tính minh bạch quốc gia đối với thâm hụt chính phủ kinh niên bằng cách tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, công ty có kế hoạch tổ chức lại cơ cấu công nghiệp và đảm bảo khả năng cạnh tranh bên ngoài, dẫn đầu là các doanh nghiệp nhà nước vững chắc.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기