Đời sống Xã hội

Bộ Ngoại giao·Cơ quan công quyền tại nước ngoài của Hàn Quốc là đối tượng của nhiều vụ hack

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)08:43 08-10-2020
Trong năm nay, hơn 3.000 vụ tấn công mạng (hack) đã được thực hiện nhằm đánh cắp bí mật ngoại giao từ trụ sở Bộ Ngoại giao và các cơ quan ngoại giao của Hàn Quốc ở nước ngoài.
 

Trung tâm đối ứng tấn công mạng [Ảnh=Yonhap News]

Theo số liệu nhận được từ Bộ Ngoại giao bởi Lee Tae-gyu, thành viên Ủy ban Đối ngoại và Giao thông của Quốc hội vào ngày 6, số vụ tấn công vào trụ sở Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài trong năm nay tính đến 31/8 là 3.399 vụ.

Theo kết quả của việc theo dõi địa chỉ Giao thức Internet (IP), chủ yếu các vụ tấn công xuất phát từ Trung Quốc (1.206 trường hợp) và Hoa Kỳ (1.125 trường hợp). Việc hack đôi khi được thực hiện thông qua IP của một quốc gia khác, vì vậy vị trí của IP và quốc gia tấn công không nhất thiết phải khớp nhau.

Một quan chức của Ủy ban Truyền thông Đối ngoại cho biết: “Trong trường hợp của Hoa Kỳ, so với các nước khác, số lượng máy tính lớn hơn và hệ thống mạng tốt nên xác suất được sử dụng làm điểm trung gian có vẻ cao."

Tổng số vụ hack được ghi nhận là 4.660 vào năm 2016, 9.394 vào năm 2017, 4.552 vào năm 2018, 4.751 vào năm 2019 và dự kiến ​​sẽ vượt 4.000 trường hợp vào cuối năm nay.

Đối với sự gia tăng nhanh chóng của các nỗ lực tấn công trong năm 2017, người ta cho rằng lý do là vì xung đột giữa Hoa Kỳ và quân đội Hoa Kỳ đóng tại Hàn đã lên đến đỉnh điểm bởi việc triển khai THAAD (hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao) dẫn đến mối quan hệ Mỹ-Hàn bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, số vụ tấn công thông qua internet nhằm vào Bộ Ngoại giao, bao gồm cả hack, tính đến tháng 8 là 6.138. Theo loại hình, đã có 2.018 nỗ lực tấn công trang chủ, tiếp theo là 1.683 nỗ lực làm rò rỉ thông tin máy chủ, 1.333 nỗ lực đánh cắp tài khoản email và 747 nỗ lực thu thập thông tin máy chủ. Theo thống kê cũng có 93 trường hợp cố gắng lây nhiễm mã độc.

Nghị sĩ Lee Tae-gyu cho biết: “Do Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện ngoại giao sở hữu nhiều thông tin nhạy cảm như thông tin mật và thông tin hộ chiếu hơn các bộ khác, nên các biện pháp phòng ngừa và xây dựng hệ thống đối phó cần liên tục được thực hiện để ngăn chặn việc rò rỉ bí mật quốc gia thông qua các cuộc tấn công mạng."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기