Kênh đào Suez - một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất thế giới - có khả năng bị tắc nghẽn trong nhiều tuần, làm gián đoạn dòng chảy thương mại toàn cầu. Lãnh đạo Bộ Công Thương nhận định vụ kênh đào Suez bị tàu chở hàng chắn ngang có thể làm đội giá cước vận tải hàng hóa giữa Việt Nam và châu Âu.
Vào ngày 23/3 (sáng 24/3 theo giờ Việt Nam), cộng đồng thương mại toàn cầu xôn xao khi tàu chở hàng khổng lồ Ever Given của Đài Loan gặp sự cố và chắn ngang kênh đào Suez do gió lớn, gây ra vụ “tắc đường” tốn kém nhất lịch sử.
Evergreen Marine - công ty vận hành tàu Ever Given đang bị mắc cạn ở kênh đào Suez - cho biết các hãng Smit Salvage (Hà Lan) và Nippon Salvage (Nhật Bản) đang làm việc với Cơ quan Quản lý kênh đào Suez để giải phóng con tàu. Tuy nhiên, Evergreen Marine thừa nhận chưa rõ đến bao giờ tàu Ever Given mới có thể thoát khỏi tình trạng hiện tại.
Theo Bloomberg, dự kiến sớm nhất vào ngày 31/3, kênh đào Suez mới có thể được khai thông.
Ever Given là một trong 11 chiếc tàu khổng lồ được Evergreen Marine (thuộc sở hữu của Đài Loan) đưa vào hoạt động trong năm 2018. Với trọng lượng hơn 200.000 tấn, có khả năng chở hơn 20.000 container, tàu dài 400 m và rộng 59 m. Trong khi đó, kênh đào Suez chỉ rộng 300 m. Hoạt động lưu thông hàng hóa qua kênh Suez đang bị đóng băng. Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy có đến 185 tàu chở hàng đang mắc kẹt ở hai phía kênh Suez.
Kênh đào Suez là tuyến đường vận chuyển hàng hóa ngắn nhất giữa châu Âu và châu Á. Trung bình, mỗi ngày hơn 50 tàu di chuyển qua kênh Suez, tương đương 10% tổng khối lượng thương mại toàn cầu. Trong năm 2019 và 2020, lần lượt 18.880 và 19.000 lượt tàu đi qua kênh đào này. Khoảng 60% lượng hàng hóa vận chuyển về phía nam qua kênh đào có điểm đến là các quốc gia châu Á. Dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu chiếm 23% tổng khối lượng hàng hóa.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, trong trường hợp việc giải phóng tàu Ever Given đăng mắc kẹt tại kênh đào Suez kéo dài, các tàu phải đi vòng qua Mũi Hảo Vọng sẽ khiến hành trình từ châu Á tới châu Âu mất thêm 2 tuần, đẩy chi phí vận tải gia tăng đáng kể.
“Với tình trạng giá cước tàu biển tăng cao vì đại dịch Covid-19, sự cố này sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Châu Âu. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào tiến độ giải phóng tàu Ever Given”, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhận định.
Hiện tại Bộ Công Thương đã chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập theo dõi sát tiến độ giải phóng tàu Ever Given để thông tin kịp thời đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Cục Hàng hải Việt Nam thuộc Bộ Giao thông Vận tải cũng đánh giá nếu tình trạng tắc nghẽn tại kênh đào Suez tiếp diễn sẽ ảnh hưởng tới hoạt động vận tải trên toàn thế giới. “Các tàu chở hàng xuất sang châu Âu và bờ Đông Mỹ đã phải đi vòng qua châu Phi. Giá cước sẽ tăng và thời gian hành trình dài thêm đáng kể”, đại diện Cục thông tin.
Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu 43,7 tỷ USD hàng hóa sang châu Âu và nhập khẩu 18,5 tỷ USD từ thị trường này. Trong 2 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu vào châu Âu của Việt Nam là 7,5 tỷ USD và nhập khẩu 3,1 tỷ USD, tăng trưởng lần lượt 18% và 12% so với cùng kỳ năm trước.
Vào ngày 23/3 (sáng 24/3 theo giờ Việt Nam), cộng đồng thương mại toàn cầu xôn xao khi tàu chở hàng khổng lồ Ever Given của Đài Loan gặp sự cố và chắn ngang kênh đào Suez do gió lớn, gây ra vụ “tắc đường” tốn kém nhất lịch sử.
Evergreen Marine - công ty vận hành tàu Ever Given đang bị mắc cạn ở kênh đào Suez - cho biết các hãng Smit Salvage (Hà Lan) và Nippon Salvage (Nhật Bản) đang làm việc với Cơ quan Quản lý kênh đào Suez để giải phóng con tàu. Tuy nhiên, Evergreen Marine thừa nhận chưa rõ đến bao giờ tàu Ever Given mới có thể thoát khỏi tình trạng hiện tại.
Theo Bloomberg, dự kiến sớm nhất vào ngày 31/3, kênh đào Suez mới có thể được khai thông.
Ever Given là một trong 11 chiếc tàu khổng lồ được Evergreen Marine (thuộc sở hữu của Đài Loan) đưa vào hoạt động trong năm 2018. Với trọng lượng hơn 200.000 tấn, có khả năng chở hơn 20.000 container, tàu dài 400 m và rộng 59 m. Trong khi đó, kênh đào Suez chỉ rộng 300 m. Hoạt động lưu thông hàng hóa qua kênh Suez đang bị đóng băng. Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy có đến 185 tàu chở hàng đang mắc kẹt ở hai phía kênh Suez.
Kênh đào Suez là tuyến đường vận chuyển hàng hóa ngắn nhất giữa châu Âu và châu Á. Trung bình, mỗi ngày hơn 50 tàu di chuyển qua kênh Suez, tương đương 10% tổng khối lượng thương mại toàn cầu. Trong năm 2019 và 2020, lần lượt 18.880 và 19.000 lượt tàu đi qua kênh đào này. Khoảng 60% lượng hàng hóa vận chuyển về phía nam qua kênh đào có điểm đến là các quốc gia châu Á. Dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu chiếm 23% tổng khối lượng hàng hóa.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, trong trường hợp việc giải phóng tàu Ever Given đăng mắc kẹt tại kênh đào Suez kéo dài, các tàu phải đi vòng qua Mũi Hảo Vọng sẽ khiến hành trình từ châu Á tới châu Âu mất thêm 2 tuần, đẩy chi phí vận tải gia tăng đáng kể.
“Với tình trạng giá cước tàu biển tăng cao vì đại dịch Covid-19, sự cố này sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Châu Âu. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào tiến độ giải phóng tàu Ever Given”, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhận định.
Hiện tại Bộ Công Thương đã chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập theo dõi sát tiến độ giải phóng tàu Ever Given để thông tin kịp thời đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Cục Hàng hải Việt Nam thuộc Bộ Giao thông Vận tải cũng đánh giá nếu tình trạng tắc nghẽn tại kênh đào Suez tiếp diễn sẽ ảnh hưởng tới hoạt động vận tải trên toàn thế giới. “Các tàu chở hàng xuất sang châu Âu và bờ Đông Mỹ đã phải đi vòng qua châu Phi. Giá cước sẽ tăng và thời gian hành trình dài thêm đáng kể”, đại diện Cục thông tin.
Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu 43,7 tỷ USD hàng hóa sang châu Âu và nhập khẩu 18,5 tỷ USD từ thị trường này. Trong 2 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu vào châu Âu của Việt Nam là 7,5 tỷ USD và nhập khẩu 3,1 tỷ USD, tăng trưởng lần lượt 18% và 12% so với cùng kỳ năm trước.