Sau GM Korea, gián đoạn sản xuất cũng xảy ra với Hyundai Motors và Ssangyong Motors
Không có nguyên vật liệu thay thế đủ tiêu chuẩn
Với cuộc khủng hoảng thiếu nguồn cung chất bán dẫn ngày càng kéo dài toàn cầu, các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc như Hyundai Motors và Ssangyong Motors không còn cách nào khác phải tạm thời đóng cửa dây chuyền sản xuất.
Do không có các biện pháp đối phó như áp dụng các sản phẩm thay thế, ngành công nghiệp ô tô dự kiến tình trạng thiếu nguồn cung chất bán dẫn sẽ tiếp tục kéo dài ít nhất là cho đến quý III/2021.
Trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô tại Hàn Quốc, sự gián đoạn sản xuất ngày càng nghiêm trọng khi Hyundai Motor và Ssangyong Motors bắt đầu đóng cửa các nhà máy của họ từ tháng này.
Trước đó, GM Hàn Quốc, công ty hứng chịu những ảnh hưởng đầu tiên giữa các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc, đã phải giảm công suất sử dụng của nhà máy Bupyeong 2 xuống 50% kể từ tháng 2, và nhà máy Boryeong, nơi sản xuất hộp số tự động, cũng đang tạm đóng cửa do sản lượng sản xuất xe thành phần sụt giảm.
Hyundai Motors tuy đã cố gắng để ngăn chặn sự gián đoạn sản xuất bằng cách giảm thời gian làm thêm giờ cho mỗi nhà máy và vận hành dây chuyền sản xuất tập trung vào các mẫu xe phổ biến, nhưng cuối cùng, Nhà máy Ulsan 1 đã phải ngừng hoạt động trong một tuần kể từ ngày 7/4. Điều này là do chất bán dẫn của camera trước được trang bị ở mẫu xe Kona đã trở nên khan hiếm, và nguồn cung của mô-đun PE (mô-đun thành phần truyền động xe điện) của Ioniq 5 cũng bị gián đoạn.
Ngành công nghiệp dự đoán rằng việc ngừng hoạt động sẽ dẫn đến thiệt hại về sản lượng tương đương 6.000 chiếc đối với Kona và 6.500 chiếc đối với Ioniq 5.
Sau Nhà máy Ulsan 1, Nhà máy Asan, nơi sản xuất Grandeur và Sonata, cũng đã đóng cửa trong hai ngày (12~13/4) do sự gián đoạn nguồn cung chất bán dẫn cho các phương tiện của bộ điều khiển hệ thống truyền lực (PCU) các bộ phận.
Nhà máy Ulsan 3, nơi sản xuất Avante, cũng tạm dừng việc làm ngoài giờ bắt đầu từ ngày 10/4.
Kia đã quyết định hủy bỏ chế độ làm ngoài giờ tại Nhà máy Hwaseong và Nhà máy Gwangju 1 từ tháng này, sau khi giảm thời gian làm thêm của mỗi nhà máy từ tháng trước.
Ngoài ra, Ssangyong Motor cũng sẽ cho tạm ngừng sản xuất tại nhà máy Pyeongtaek từ ngày 8~16 tháng này do thiếu hụt nguồn cung chất bán dẫn.
Các nhà sản xuất ô tô toàn cầu như Toyota, Volkswagen, Ford, GM và Honda đã đóng cửa một số nhà máy hoặc giảm sản lượng từ đầu năm.
Nguyên nhân khiến ngành công nghiệp sản xuất ô tô toàn cầu bị thiếu hụt chất bán dẫn ô tô là do không dự đoán được nhu cầu tiêu thụ của khách hàng sau khi bùng phát coronavirus mới (Covi19).
Các nhà sản xuất ô tô dự đoán rằng nhu cầu ô tô có thể sẽ giảm đi do ảnh hưởng của dịch Covid19 nên đã quyết định giảm đơn đặt hàng bán dẫn. Dó đó, các công ty đúc chất bán dẫn đã chuyển dây chuyền sản xuất của họ sang sản xuất chất bán dẫn cho trò chơi, PC và thiết bị gia dụng.
Tuy nhiên, nhu cầu đối với ô tô không giảm so với dự kiến, và mặc dù các nhà sản xuất ô tô đã cố gắng đặt hàng bổ sung tuy nhiên ngành công nghiệp đúc chất bán dẫn cũng không thể đáp ứng được ngay lập tức.
Ngoài ra, hoạt động của các nhà máy bán dẫn như Samsung Electronics và Infineon cũng bị ngừng lại do một đợt lạnh ở Texas, Hoa Kỳ. Cuộc khủng hoảng nguồn cung chất bán dẫn ngày càng gia tăng khi nhiều thảm họa và tai nạn chồng chất, chẳng hạn như vụ cháy nhà máy Renesas ở Nhật Bản, nơi sản xuất chất bán dẫn ô tô lớn thứ ba thế giới.
Do đó, công ty IHS Markit dự đoán rằng sản lượng ô tô trong quý đầu tiên của năm nay sẽ giảm 1 triệu chiếc do thiếu chất bán dẫn. Còn công ty chứng khoán Nomura của Nhật Bản dự báo mức thua lỗ kỷ lục trong ngành ô tô toàn cầu, dự báo khối lượng sản xuất của ngành này sẽ giảm 1,6 triệu chiếc trong quý II.
Vấn đề là chất bán dẫn trên ô tô mất khoảng 10 năm để phát triển, yếu tố an toàn là quan trọng, khiến quá trình này trở nên khó khăn, và chất bán dẫn được sử dụng trong các bộ phận cốt lõi khó có thể tìm được sản phẩm thay thế đủ tiêu chuẩn nên dường như ngành công nghiệp ô tô hiện đang không có bất cứ biện pháp đối phó khả thi nào với cuộc khủng hoảng chất bán dẫn lần này.
Ngành công nghiệp này dự đoán rằng tình hình thiếu hụt nguồn cung chất bán dẫn sẽ còn kéo dài ít nhất là cho đến quý III năm nay.
Yoo Young-ho, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Ô tô Hàn Quốc, cho biết, "Vì chất bán dẫn trên xe thường được phát triển cùng với xe hơi mới, nên chu kỳ phát triển của chất bán dẫn trên ô tô được coi là khoảng 10 năm, giống như chu kỳ phát triển của xe hơi mới. Nếu loại chip được lắp đặt khác đi thiết kế của linh kiện hoặc mô-đun phải được thay đổi, vì thế với trường hợp thiếu chất bán dẫn cho các bộ phận cốt lõi thì sẽ không thể áp dụng sản phẩm thay thế."
Ngoài ra, mảng bán dẫn ô tô có khả năng sinh lời thấp, chỉ chiếm 3% doanh thu trong quý IV/2020 của TSMC, nhà sản xuất chất bán dẫn theo đơn đặt hàng ký gửi lớn nhất. Thêm vào đó do đây là quy trình sản xuất cũ nên rất khó để các công ty đầu tư cơ sở vật chất. .
Chính phủ đã tham vấn không chỉ với chính phủ Đài Loan mà còn với TSMC để đảm bảo chất nguồn cung bán dẫn ô tô, nhưng do TSMC đang chịu áp lực cung cấp cho phía Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản, nên khả năng cao là rất khó để tăng số lượng cho Hàn Quốc.
Vì Hàn Quốc phụ thuộc vào nước ngoài với 98% trong nguồn cung chất bán dẫn ô tô, một số ý kiến chỉ ra rằng cần phải nhanh chóng nội địa hóa chất bán dẫn ô tô để ngăn chặn những vấn đề như vậy tái diễn.
Kim Pil-soo, giáo sư tại Đại học Daelim, cho biết: “Sự thiếu hụt nguồn cung về chất bán dẫn cho các phương tiện giao thông dự kiến sẽ còn tiếp tục cho đến mùa thu. Chính phủ nên tích cực tìm cách bảo đảm chất bán dẫn và đồng thời ưu đãi cho các công ty trong nước để khuyến khích nội bộ hóa chất bán dẫn cho xe cộ."
Do không có các biện pháp đối phó như áp dụng các sản phẩm thay thế, ngành công nghiệp ô tô dự kiến tình trạng thiếu nguồn cung chất bán dẫn sẽ tiếp tục kéo dài ít nhất là cho đến quý III/2021.
◇ 'Thuyết khủng hoảng tháng Tư' trở thành hiện thực…Gián đoạn sản xuất đối với Hyundai Motors và Ssangyong Motors
Trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô tại Hàn Quốc, sự gián đoạn sản xuất ngày càng nghiêm trọng khi Hyundai Motor và Ssangyong Motors bắt đầu đóng cửa các nhà máy của họ từ tháng này.
Trước đó, GM Hàn Quốc, công ty hứng chịu những ảnh hưởng đầu tiên giữa các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc, đã phải giảm công suất sử dụng của nhà máy Bupyeong 2 xuống 50% kể từ tháng 2, và nhà máy Boryeong, nơi sản xuất hộp số tự động, cũng đang tạm đóng cửa do sản lượng sản xuất xe thành phần sụt giảm.
Hyundai Motors tuy đã cố gắng để ngăn chặn sự gián đoạn sản xuất bằng cách giảm thời gian làm thêm giờ cho mỗi nhà máy và vận hành dây chuyền sản xuất tập trung vào các mẫu xe phổ biến, nhưng cuối cùng, Nhà máy Ulsan 1 đã phải ngừng hoạt động trong một tuần kể từ ngày 7/4. Điều này là do chất bán dẫn của camera trước được trang bị ở mẫu xe Kona đã trở nên khan hiếm, và nguồn cung của mô-đun PE (mô-đun thành phần truyền động xe điện) của Ioniq 5 cũng bị gián đoạn.
Ngành công nghiệp dự đoán rằng việc ngừng hoạt động sẽ dẫn đến thiệt hại về sản lượng tương đương 6.000 chiếc đối với Kona và 6.500 chiếc đối với Ioniq 5.
Sau Nhà máy Ulsan 1, Nhà máy Asan, nơi sản xuất Grandeur và Sonata, cũng đã đóng cửa trong hai ngày (12~13/4) do sự gián đoạn nguồn cung chất bán dẫn cho các phương tiện của bộ điều khiển hệ thống truyền lực (PCU) các bộ phận.
Nhà máy Ulsan 3, nơi sản xuất Avante, cũng tạm dừng việc làm ngoài giờ bắt đầu từ ngày 10/4.
Kia đã quyết định hủy bỏ chế độ làm ngoài giờ tại Nhà máy Hwaseong và Nhà máy Gwangju 1 từ tháng này, sau khi giảm thời gian làm thêm của mỗi nhà máy từ tháng trước.
Ngoài ra, Ssangyong Motor cũng sẽ cho tạm ngừng sản xuất tại nhà máy Pyeongtaek từ ngày 8~16 tháng này do thiếu hụt nguồn cung chất bán dẫn.
◇ Sai lệch trong dự báo về nhu cầu…Tai nạn và thảm họa chồng chéo khiến tình hình càng trở nên nghiêm trọng
Các nhà sản xuất ô tô toàn cầu như Toyota, Volkswagen, Ford, GM và Honda đã đóng cửa một số nhà máy hoặc giảm sản lượng từ đầu năm.
Nguyên nhân khiến ngành công nghiệp sản xuất ô tô toàn cầu bị thiếu hụt chất bán dẫn ô tô là do không dự đoán được nhu cầu tiêu thụ của khách hàng sau khi bùng phát coronavirus mới (Covi19).
Các nhà sản xuất ô tô dự đoán rằng nhu cầu ô tô có thể sẽ giảm đi do ảnh hưởng của dịch Covid19 nên đã quyết định giảm đơn đặt hàng bán dẫn. Dó đó, các công ty đúc chất bán dẫn đã chuyển dây chuyền sản xuất của họ sang sản xuất chất bán dẫn cho trò chơi, PC và thiết bị gia dụng.
Tuy nhiên, nhu cầu đối với ô tô không giảm so với dự kiến, và mặc dù các nhà sản xuất ô tô đã cố gắng đặt hàng bổ sung tuy nhiên ngành công nghiệp đúc chất bán dẫn cũng không thể đáp ứng được ngay lập tức.
Ngoài ra, hoạt động của các nhà máy bán dẫn như Samsung Electronics và Infineon cũng bị ngừng lại do một đợt lạnh ở Texas, Hoa Kỳ. Cuộc khủng hoảng nguồn cung chất bán dẫn ngày càng gia tăng khi nhiều thảm họa và tai nạn chồng chất, chẳng hạn như vụ cháy nhà máy Renesas ở Nhật Bản, nơi sản xuất chất bán dẫn ô tô lớn thứ ba thế giới.
Do đó, công ty IHS Markit dự đoán rằng sản lượng ô tô trong quý đầu tiên của năm nay sẽ giảm 1 triệu chiếc do thiếu chất bán dẫn. Còn công ty chứng khoán Nomura của Nhật Bản dự báo mức thua lỗ kỷ lục trong ngành ô tô toàn cầu, dự báo khối lượng sản xuất của ngành này sẽ giảm 1,6 triệu chiếc trong quý II.
◇ Không có biện pháp đối phó phù hợp…Dự kiến tình hình sẽ kéo dài đến quý III
Vấn đề là chất bán dẫn trên ô tô mất khoảng 10 năm để phát triển, yếu tố an toàn là quan trọng, khiến quá trình này trở nên khó khăn, và chất bán dẫn được sử dụng trong các bộ phận cốt lõi khó có thể tìm được sản phẩm thay thế đủ tiêu chuẩn nên dường như ngành công nghiệp ô tô hiện đang không có bất cứ biện pháp đối phó khả thi nào với cuộc khủng hoảng chất bán dẫn lần này.
Ngành công nghiệp này dự đoán rằng tình hình thiếu hụt nguồn cung chất bán dẫn sẽ còn kéo dài ít nhất là cho đến quý III năm nay.
Yoo Young-ho, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Ô tô Hàn Quốc, cho biết, "Vì chất bán dẫn trên xe thường được phát triển cùng với xe hơi mới, nên chu kỳ phát triển của chất bán dẫn trên ô tô được coi là khoảng 10 năm, giống như chu kỳ phát triển của xe hơi mới. Nếu loại chip được lắp đặt khác đi thiết kế của linh kiện hoặc mô-đun phải được thay đổi, vì thế với trường hợp thiếu chất bán dẫn cho các bộ phận cốt lõi thì sẽ không thể áp dụng sản phẩm thay thế."
Ngoài ra, mảng bán dẫn ô tô có khả năng sinh lời thấp, chỉ chiếm 3% doanh thu trong quý IV/2020 của TSMC, nhà sản xuất chất bán dẫn theo đơn đặt hàng ký gửi lớn nhất. Thêm vào đó do đây là quy trình sản xuất cũ nên rất khó để các công ty đầu tư cơ sở vật chất. .
Chính phủ đã tham vấn không chỉ với chính phủ Đài Loan mà còn với TSMC để đảm bảo chất nguồn cung bán dẫn ô tô, nhưng do TSMC đang chịu áp lực cung cấp cho phía Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản, nên khả năng cao là rất khó để tăng số lượng cho Hàn Quốc.
Vì Hàn Quốc phụ thuộc vào nước ngoài với 98% trong nguồn cung chất bán dẫn ô tô, một số ý kiến chỉ ra rằng cần phải nhanh chóng nội địa hóa chất bán dẫn ô tô để ngăn chặn những vấn đề như vậy tái diễn.
Kim Pil-soo, giáo sư tại Đại học Daelim, cho biết: “Sự thiếu hụt nguồn cung về chất bán dẫn cho các phương tiện giao thông dự kiến sẽ còn tiếp tục cho đến mùa thu. Chính phủ nên tích cực tìm cách bảo đảm chất bán dẫn và đồng thời ưu đãi cho các công ty trong nước để khuyến khích nội bộ hóa chất bán dẫn cho xe cộ."