Kinh tế Chính trị

Tâm lý tiêu dùng tiếp tục được cải thiện trong tháng thứ 4 liên tiếp nhờ xuất khẩu và tiêm chủng thuận lợi

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)10:22 28-04-2021
Chỉ số dự báo giá nhà ở · Chỉ số dự báo lãi suất đều cùng giảm 2 điểm
Tâm lý tiêu dùng được cải thiện trong 4 tháng liên tiếp khi năng suất xuất khẩu tốt hơn dự kiến ​​và việc tiêm vắc xin ngừa Covid19 đang được nhanh chóng tiến hành.

Theo kết quả của 'Khảo sát Xu hướng tiêu dùng tháng 4' do Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) công bố vào ngày 28, Chỉ số Tâm lý Người tiêu dùng (CCSI) cho tháng 4 là 102,2, tăng 1,7 điểm (p) so với tháng 3.

 

Mức độ đóng góp Chỉ số Tâm lý Người tiêu dùng (CCSI) và Chỉ số thành phần [Ảnh=Ngân hàng Hàn Quốc]


CCSI là một chỉ số được tính bằng cách sử dụng 6 chỉ số tạo nên Chỉ số Xu hướng Tiêu dùng (CSI) bao gồm tình hình cuộc sống hiện tại, triển vọng cuộc sống, triển vọng thu nhập hộ gia đình, triển vọng chi tiêu tiêu dùng, nhận định nền kinh tế hiện tại, triển vọng nền kinh tế trong tương lai. Nếu chỉ số này cao hơn 100, có nghĩa là tâm lý tiêu dùng lạc quan so với mức trung bình dài hạn (2003~2019).

CCSI tiếp tục xu hướng cải thiện trong tháng thứ 4 liên tiếp kể từ tháng 1 (+4,2 điểm), tháng 2 (+2,0 điểm) và tháng 3 (+3,1 điểm).

Hwang Hee-jin, trưởng nhóm điều tra thống kê của BoK, giải thích, "Chỉ số tâm lý người tiêu dùng tăng trong tháng 4 là nhờ kỳ vọng kinh tế phục hồi do ảnh hưởng tích cực của xuất khẩu, tiêm chủng Covid19 và chỉ số việc làm được cải thiện."

So với tháng 3, sự thay đổi theo chỉ số thành phần thì có 5 chỉ số ghi nhận tăng trưởng bao gồm ▲ Nhận định nền kinh tế hiện tại (77 · + 5p) ▲ Tình hình cuộc sống hiện tại (92 · + 3p) ▲ Triển vọng cuộc sống (96 · + 1p) ▲ Triển vọng kinh doanh trong tương lai (94 · + 1p) ▲ Triển vọng thu nhập hộ gia đình (97 · + 1p) và chỉ có ▲ Triển vọng chi tiêu tiêu dùng (106 · -1p) là ghi nhận giảm.

Mặc dù không được đưa vào danh mục CCSI, chỉ số triển vọng cơ hội việc làm (86), chỉ số triển vọng tiết kiệm hộ gia đình (97) và chỉ số triển vọng nợ hộ gia đình (101) đều cùng tăng 2 điểm so với tháng 3.

Tuy nhiên, chỉ số dự báo giá nhà ở (122) và chỉ số dự báo mặt bằng lãi suất (112) lại cùng giảm 2 điểm. Khi chỉ số vượt quá 100, có khá nhiều người được hỏi kỳ vọng giá nhà ở hoặc lãi suất sẽ tăng, nhưng tỷ lệ phản hồi dự báo tăng có phần thấp hơn so với tháng trước.

Tỷ lệ nhận thức lạm phát, nghĩa là tỷ lệ gia tăng lạm phát tiêu dùng theo cảm nhận ​​trong một năm qua, là 2,1% và tỷ lệ lạm phát dự kiến, tương ứng với mức tăng lạm phát tiêu dùng dự kiến ​​trong một năm tới, là 2,1%, không có sự thay đổi so với tháng trước.
 

[Ảnh=Yonhap News]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기