VIỆT NAM

KOTRA, "Việt Nam là ngôi sao đang lên trên thị trường Edtech Đông Nam Á"

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)10:46 19-07-2022
Việt Nam đang nổi lên như một điểm đầu tư quan trọng trong lĩnh vực Edtech (EdTech là từ kết hợp giữa 'giáo dục' (education) và 'công nghệ' (technology)) ở Đông Nam Á. Thị trường này đang phát triển nhanh chóng ở Việt Nam chủ yếu là nhờ tỷ lệ phổ cập điện thoại thông minh và Internet cao và sự quan tâm tới giáo dục không thua kém Hàn Quốc trong bối cảnh giáo dục trực tiếp gặp khó khăn do ảnh hưởng của COVID-19.

 

Tổng quan các công ty Edtech tại Việt Nam năm 2021 [Ảnh=NEXTRANS, Vienam Edtech Report (2021)]


Theo báo cáo 'Việt Nam, Ngôi sao đang lên của Thị trường Edtech Đông Nam Á' của Cơ quan Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) văn phòng Hà Nội được thông báo vào ngày 17, đã có tổng cộng 11 khoản đầu tư vào lĩnh vực Edtech tại Việt Nam vào năm 2021 với trị giá 108,4 triệu USD. Con số này tương đương 63,6% tổng số trong giai đoạn đầu của vòng hạt giống, chiếm 14,37% quy mô đầu tư vào Edtech (76 khoản đầu tư, 1,28 tỷ USD) trong khu vực ASEAN năm 2021.

Thị trường Edtech của Việt Nam đang phát triển nhanh nhất trong số các nước Đông Nam Á. Theo Ken Research, một công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu, quy mô của thị trường Edtech Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng từ 2,08 tỷ USD vào năm 2021 lên 3 tỷ USD vào năm 2023. Theo đó, trong vòng 5 năm 2019~2023 tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm dự kiến ​​sẽ đạt 20,2%.

KOTRA đã chỉ ra 3 yếu tố là nền tảng hỗ trợ cho sự phát triển chóng mặt này của lĩnh vực Edtech ở Việt Nam.

Trước hết, Việt Nam có độ tuổi dân số ở mức trẻ với 68,4% dân số dưới 44 tuổi. Thêm vào đó chi phí dành cho giáo dục cho trẻ em ngày càng tăng nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, tỷ lệ sử dụng điện thoại tính theo độ tuổi 16~64 cũng ở mức cao với 97,6% và tỷ lệ sử dụng Internet là 73,2%. Điều này đồng nghĩa với việc môi trường cho giáo dục trực tuyến vẫn còn dư địa để mở rộng.

KOTRA cho biết, "Việc sử dụng các ứng dụng Edtech chi phí thấp và hiệu quả cao đang dần tăng lên trong thế hệ MZ, những người đã quen thuộc với các ứng dụng di động và internet. Việt Nam có đầy đủ cơ sở hạ tầng như cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ sử dụng thiết bị thông minh và mức độ thâm nhập internet cao. Đây là môi trường vô cùng phù hợp để thị trường Edtech tăng trưởng."

Đặc biệt, KOTRA cũng chú ý đến các bậc phụ huynh Việt Nam, nhóm đối tượng dành rất nhiều sự quan tâm cho giáo dục. Nhiều bậc phụ huynh Việt Nam cho biết trong thời gian dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, họ đã sử dụng các dịch vụ và ứng dụng công nghệ Eddtech để đảm bảo việc học hành của con em mình không bị tụt hậu. Đây cũng chính là cơ hội để thay đổi tích cực nhận thức của phụ huynh và học sinh Việt Nam về Edtech và mô hình lớp học trực tuyến.

"Không chỉ ứng dụng dịch vụ học ngoại ngữ mà học sinh có thể truy cập và sử dụng các ứng dụng Edtech với nhiều lĩnh vực khác từ giải toán sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) hay trao đổi 1:1 về nghệ thuật và thể thao. Phạm vi mà người học có thể tiếp cận bằng cách sử dụng Edtech là vô cùng đa dạng."

Tính đến năm 2021, có 179 công ty liên quan đến Edtech đã được đăng ký tại Việt Nam bao gồm cả công ty khởi nghiệp trong nước và không ít công ty nước ngoài như snapask, duolingo, ELSA, Quizlet và Moodle.

Các tập đoàn lớn của Việt Nam cũng đang tham gia vào thị trường này.

FPT, công ty CNTT nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam, đã mua lại VIOEDU một công ty khởi nghiệp về giáo dục sử dụng AI vào năm 2019. VIOEDU có khoảng 400 bài giảng và 100.000 nội dung liên quan đến bộ môn toán học và giáo dục tiểu học.

Vietel Study, do công ty viễn thông Vietel điều hành, đã cung cấp khoảng 29.000 bài giảng trực tuyến vào năm 2021 và 26.000 trường học trên cả nước đang giảng dạy trực tuyến bằng nền tảng Vietel Study.

Báo cáo của KOTRA cũng đã giới thiệu các công ty Edtech đáng chú ý bằng cách phân loại thành từng lĩnh vực như △ Nội dung kỹ thuật số △ Ứng dụng hệ thống quản lý học tập (LMS) △ Công nghệ mới bao gồm AR (thực tế tăng cường), VR (thực tế ảo) và AI (trí tuệ nhân tạo).

Cụ thể trong lĩnh vực nội dung kỹ thuật số có một số cái tên nổi bật như Snap Ask, ELSA, Coder School, Quover 3D Coloring, EQuest và Marathon Education. Ứng dụng quản lý học tập có WEWIIN, AI Việt Nam và tập đoàn giáo dục Topica. Các công ty công nghệ mới bao gồm Genie Book công ty hỗ trợ học tập sử dụng AI, Clemabai và Educa.

Nhìn vào lịch sử thu hút đầu tư của các công ty này, Elsa là công ty đã thành công trong việc thu hút 7 triệu USD trong vòng Series A vào năm 2019 và 15 triệu USD trong Series B vào năm 2021.

Equest cũng đã thu hút 100 triệu USD đầu tư từ Kohlberg Kravis Roberts (KKR), một trong ba quỹ đầu tư tư nhân lớn nhất thế giới.

Marathon Education đã thu hút được 1,5 triệu USD trong vòng đầu tư hạt giống vào năm ngoái.

KOTRA cho biết, "Mặc dù giáo dục trực tuyến đã được phổ biến rộng rãi trong giai đoạn dịch COVID-19 tuy nhiên đa số phụ huynh và học sinh ở Việt Nam vẫn thích phương pháp giáo dục trực tiếp hơn. Theo đó, các công ty Edtech cần phát triển các nền tảng và phương pháp công nghệ vượt trội hơn so với những lợi ích của giáo dục trực diện."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기