Số lượng cốc dùng một lần được tiêu thụ hàng năm tại các cửa chuỗi cửa hàng cà phê và nhà hàng thức ăn nhanh tại Hàn Quốc đã tăng lên mức trung bình 870 triệu cốc trong 5 năm qua và hơn 1 tỷ cốc vào năm ngoái. Chưa đến 30% cốc dùng một lần được trả lại cho các cửa hàng.
Vào ngày 13, nghị sĩ Lee Joo-hwan đã nhận được dữ liệu thống kê từ Bộ Môi trường của 14 thương hiệu nhượng quyền quán cà phê như Starbucks, Baskin Robbins, Paik Dabang và 4 công ty kinh doanh chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh bao gồm McDonald's, Lotteria, Burger King, KFC (tính cả Popeyes cho đến năm 2019) đã ký kết thỏa thuận tự nguyện để giảm số lượng đồ sử dụng một lần chẳng hạn như bát, đũa, cốc nhựa. Theo đó, 18 công ty này đã sử dụng 4,3 tỷ cốc dùng một lần trong 5 năm từ năm 2017~2021, tương đương trung bình 869,1 triệu cốc/năm. Chỉ tính riên trong nửa đầu năm nay, đã có tới 534,96 triệu chiếc cốc dùng một lần được sử dụng.
Việc sử dụng cốc dùng một lần tại các quán cà phê và nhà hàng thức ăn nhanh đã tăng lên đáng kể chủ yếu là do ảnh hưởng của COVID-19.
Mức sử dụng trung bình hàng năm từ năm 2017~2019 là 784,8 triệu cốc. Tuy nhiên con số này vào khoảng thời gian năm 2020~2021 đã tăng lên 995,5 triệu cốc/năm. Đặc biệt, số cốc sử dụng trong ăm 2021 đã vượt quá 1 tỷ cốc, với 1.023.891 cốc.
Những chiếc cốc dùng một lần được các công ty thu hồi lại chỉ chiếm chưa đến 30% số lượng đã sử dụng.
Số lượng cốc dùng một lần được thu hồi là 238,57 triệu cốc/năm từ năm 2017~2021, tương đương với tỷ lệ 27,5%.
Trong nửa đầu năm nay, 86.644 cốc dùng một lần đã được thu hồi, với tỷ lệ thu hồi đạt 16,2%.
May mắn thay, tỷ lệ thu hồi ly nhựa tổng hợp, chẳng hạn như ly nhựa đựng đồ uống có ga, tại các nhà hàng thức ăn nhanh là tương đối cao.
Năm ngoái, tỷ lệ thu hồi ly nhựa tổng hợp tại các nhà hàng thức ăn nhanh là 67,2%, cao hơn nhiều so với ly giấy (22,2%). Tại các cửa hàng chuyên về cafe, tỷ lệ thu hồi cốc nhựa tổng hợp chỉ là 7,6% so với năm ngoái, và tỷ lệ thu hồi cốc giấy là 14,3%.
Trong một cuộc thăm dò do Korea Research thực hiện vào tháng 4 với 1.000 người trưởng thành về hệ thống đặt cọc tiền khi sử dụng cốc dùng một lần nhằm tăng tỷ lệ tái chế và giảm mức sử dụng cốc dùng một lần, 81% người được hỏi cho biết: "Vì môi trường, chúng ta có thể chịu đựng sự bất tiện của hệ thống tiền đặt cọc."
Hệ thống đặt cọc cốc dùng một lần là hệ thống sắp được triển khai tại Hàn Quốc kể từ ngày 2/12 trong đó 'các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền có hơn 100 chi nhánh trở lên' sẽ phải yêu cầu khách hàng trả một khoản tiền đặt cọc là 300 won khi thanh toán để nhận đồ uống được đựng trong cốc dùng một lần. Sau đó, khi khách hàng hoàn trả lại cốc dùng một lần thì sẽ nhận lại được 300 won đã đặt cọc.
Theo đó, Bộ Môi trường tin rằng 90% số cốc sẽ được thu hồi nếu áp dụng hình thức đặt cọc như trên.