Thủ đô Seoul của Hàn Quốc đã trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới xây dựng nền tảng metaverse công cộng - 'Metaverse Seoul'. Trong tương lai, người dân có thể sử dụng các dịch vụ hành chính khác nhau ngay tại không gian ảo trực tuyến này mà không cần phải truy cập từng trang web riêng biệt chẳng hạn như văn phòng chính phủ.
Metaverse (thuật ngữ kết hợp giữa 'Meta' và 'Universe' (vũ trụ)), là một nền tảng trực tuyến nổi lên nhanh chóng nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông cũng như được thúc đẩy nhanh hơn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Metaverse (thuật ngữ kết hợp giữa 'Meta' và 'Universe' (vũ trụ)), là một nền tảng trực tuyến nổi lên nhanh chóng nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông cũng như được thúc đẩy nhanh hơn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Vào ngày 16, thị trưởng Seoul Oh Se-hoon đã tổ chức một cuộc họp báo tại hội trường đa năng của Tòa thị chính và cho biết, “Thông qua 'Metaverse Seoul', chúng ta đã trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới bắt đầu dịch vụ metaverse công cộng. Chúng tôi sẽ cung cấp các dịch vụ dân sự khác biệt hơn so với các kênh xử lý hiện có."
Metaverse Seoul tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ hành chính không gặp mặt trực tiếp và các tiện ích trực tuyến khác nhau thông qua ứng dụng (app) trên điện thoại thông minh.
Dịch vụ Metaverse Seoul giai đoạn đầu được triển khai ở 5 lĩnh vực gồm kinh tế, giáo dục, thuế, hành chính và trao đổi thông tin. Được biết vào đầu năm 2022, thành phố Seoul đã thiết lập 'Kế hoạch Metaverse Seoul cơ bản' và có kế hoạch sẽ mở rộng ứng dụng này ra tất cả các lĩnh vực hành chính thành phố vào năm 2026.
Tại Metaverse Seoul, các chức năng công cộng và giải trí như khu vực đọc sách ở quảng trường Seoul Plaza và các trò chơi nhỏ (mini game) theo mùa cũng được chuẩn bị. Không gian Văn phòng Thị trưởng Seoul cũng sẽ được tái hiện dựa theo thực tế. Tại đây, người dân có thể ghé thăm văn phòng, đưa ra đề xuất ý kiến và nhận phản hồi về các chính sách của thành phố.
Các doanh nghiệp, người làm kinh doanh cũng có thể sử dụng Metaverse Seoul như một không gian trao đổi giữa các công ty, bao gồm các cuộc tư vấn không trực tiếp với chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau chẳng hạn như kinh doanh, khởi nghiệp và nhân sự.
Ngoài ra, các vấn đề dân sự nói chung có thể được giải quyết trong Seoul metaverse. Tại đây, người dùng có thể đăng ký cấp tổng cộng 7 loại tài liệu: bản sao công chứng đăng ký cư trú, bản tóm tắt đăng ký cư trú, xác nhận thanh toán phí bảo hiểm y tế, giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo hiểm y tế, giấy chứng nhận tiêm chủng, giấy chứng nhận xuất nhập cảnh và giấy chứng nhận tiền sử bệnh. Các tài liệu đã cấp có thể được kiểm tra bằng ứng dụng 'Seoul Wallet' trên điện thoại thông minh.
Với 'Tax Square', người dùng có thể nhận được lời khuyên liên quan đến thuế thông qua một chatbot được liên kết với Hệ thống thanh toán thuế qua Internet (E-TAX) của Chính quyền thành phố Seoul. Người dùng cũng có thể tính trước tiền thuế ô tô, thuế bất động sản và thuế trước bạ và đặt các câu hỏi liên quan.
Bên cạnh đó, các điểm du nổi tiếng của Seoul bao gồm tháp Namsan, Cung điện Gyeongbokgung, Nhà Xanh, sông Hàn, v.v cũng được số hóa trên nền tảng này để du khách có thể tham quan trực tuyến. Trong 'Phòng tư vấn ảo cho thanh thiếu niên' dành cho những sinh viên gặp khó khăn trong việc nhận tư vấn trực tiếp, người dùng có thể nhận được tư vấn về những lo lắng cá nhân và cả hướng dẫn học tập.
Kim Jin-man, cán bộ phụ trách chính sách kỹ thuật số của thành phố, giải thích: "Phòng tư vấn ảo có lợi thế là thanh thiếu niên có thể đăng ký tư vấn bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu."
Tuy nhiên, ứng dụng Metaverse Seoul vẫn còn nhiều điểm cần cải thiện chẳng hạn như việc mở rộng đối tượng sử dụng tới cả người nước ngoài và những người còn han chế với các công nghệ kỹ thuật số (chẳng hạn như người già và người tàn tật).
Theo đó, chính quyền thành phố Seoul cho biết sẽ giới thiệu chế độ Easy (Easy mode) trong năm nay để đơn giản hóa cách tiếp cận và tích hợp thêm tiếng Trung và tiếng Nhật. Ngoài ra, bằng cách áp dụng 'Nguyên tắc đạo đức Metaverse' do Tổ chức kỹ thuật số Seoul tạo ra, các hướng dẫn ngăn chặn bạo lực bằng lời nói và tội phạm tình dục khác nhau trong Metaverse cũng đã được chuẩn bị đầy đủ. Trong tình huống gặp phải vấn đề liên quan, người dùng có thể có thể dễ dàng gửi báo cáo cho ứng dụng.
Thị trưởng Oh Se-hoon cho biết, "Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để thiết lập Metaverse Seoul như một dịch vụ công cộng hữu hình mới mà bất kỳ ai cũng có thể sử dụng mà không bị giới hạn về thời gian và không gian trong kỷ nguyên bình thường mới."
Metaverse Seoul tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ hành chính không gặp mặt trực tiếp và các tiện ích trực tuyến khác nhau thông qua ứng dụng (app) trên điện thoại thông minh.
Dịch vụ Metaverse Seoul giai đoạn đầu được triển khai ở 5 lĩnh vực gồm kinh tế, giáo dục, thuế, hành chính và trao đổi thông tin. Được biết vào đầu năm 2022, thành phố Seoul đã thiết lập 'Kế hoạch Metaverse Seoul cơ bản' và có kế hoạch sẽ mở rộng ứng dụng này ra tất cả các lĩnh vực hành chính thành phố vào năm 2026.
Tại Metaverse Seoul, các chức năng công cộng và giải trí như khu vực đọc sách ở quảng trường Seoul Plaza và các trò chơi nhỏ (mini game) theo mùa cũng được chuẩn bị. Không gian Văn phòng Thị trưởng Seoul cũng sẽ được tái hiện dựa theo thực tế. Tại đây, người dân có thể ghé thăm văn phòng, đưa ra đề xuất ý kiến và nhận phản hồi về các chính sách của thành phố.
Các doanh nghiệp, người làm kinh doanh cũng có thể sử dụng Metaverse Seoul như một không gian trao đổi giữa các công ty, bao gồm các cuộc tư vấn không trực tiếp với chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau chẳng hạn như kinh doanh, khởi nghiệp và nhân sự.
Ngoài ra, các vấn đề dân sự nói chung có thể được giải quyết trong Seoul metaverse. Tại đây, người dùng có thể đăng ký cấp tổng cộng 7 loại tài liệu: bản sao công chứng đăng ký cư trú, bản tóm tắt đăng ký cư trú, xác nhận thanh toán phí bảo hiểm y tế, giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo hiểm y tế, giấy chứng nhận tiêm chủng, giấy chứng nhận xuất nhập cảnh và giấy chứng nhận tiền sử bệnh. Các tài liệu đã cấp có thể được kiểm tra bằng ứng dụng 'Seoul Wallet' trên điện thoại thông minh.
Với 'Tax Square', người dùng có thể nhận được lời khuyên liên quan đến thuế thông qua một chatbot được liên kết với Hệ thống thanh toán thuế qua Internet (E-TAX) của Chính quyền thành phố Seoul. Người dùng cũng có thể tính trước tiền thuế ô tô, thuế bất động sản và thuế trước bạ và đặt các câu hỏi liên quan.
Bên cạnh đó, các điểm du nổi tiếng của Seoul bao gồm tháp Namsan, Cung điện Gyeongbokgung, Nhà Xanh, sông Hàn, v.v cũng được số hóa trên nền tảng này để du khách có thể tham quan trực tuyến. Trong 'Phòng tư vấn ảo cho thanh thiếu niên' dành cho những sinh viên gặp khó khăn trong việc nhận tư vấn trực tiếp, người dùng có thể nhận được tư vấn về những lo lắng cá nhân và cả hướng dẫn học tập.
Kim Jin-man, cán bộ phụ trách chính sách kỹ thuật số của thành phố, giải thích: "Phòng tư vấn ảo có lợi thế là thanh thiếu niên có thể đăng ký tư vấn bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu."
Tuy nhiên, ứng dụng Metaverse Seoul vẫn còn nhiều điểm cần cải thiện chẳng hạn như việc mở rộng đối tượng sử dụng tới cả người nước ngoài và những người còn han chế với các công nghệ kỹ thuật số (chẳng hạn như người già và người tàn tật).
Theo đó, chính quyền thành phố Seoul cho biết sẽ giới thiệu chế độ Easy (Easy mode) trong năm nay để đơn giản hóa cách tiếp cận và tích hợp thêm tiếng Trung và tiếng Nhật. Ngoài ra, bằng cách áp dụng 'Nguyên tắc đạo đức Metaverse' do Tổ chức kỹ thuật số Seoul tạo ra, các hướng dẫn ngăn chặn bạo lực bằng lời nói và tội phạm tình dục khác nhau trong Metaverse cũng đã được chuẩn bị đầy đủ. Trong tình huống gặp phải vấn đề liên quan, người dùng có thể có thể dễ dàng gửi báo cáo cho ứng dụng.
Thị trưởng Oh Se-hoon cho biết, "Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để thiết lập Metaverse Seoul như một dịch vụ công cộng hữu hình mới mà bất kỳ ai cũng có thể sử dụng mà không bị giới hạn về thời gian và không gian trong kỷ nguyên bình thường mới."