Vào ngày 23, nghị sĩ Kang Min-jung của Đảng Dân chủ đồng hành đã đề xuất 'Đạo luật đặc biệt điều tra các vụ quân đội Hàn Quốc tàn sát dân thường trong Chiến tranh Việt Nam' để làm rõ sự thật về các cáo buộc thảm sát thường dân trong Chiến tranh Việt Nam.
Tổng cộng có 25 nhà lập pháp, bao gồm Lee Jae-myung Đại diện của Đảng Dân chủ đồng hành và các nhà lập pháp khác của Đảng, cũng như Đảng Công lý (Justice Party), Đảng Thu nhập Cơ bản (Basic Income party) và các đảng viên độc lập, được chỉ định là những người đồng tài trợ cho dự luật.
Mấu chốt của dự luật này là thành lập một ủy ban điều tra thiệt hại để điều tra cáo buộc quân đội Hàn Quốc thảm sát thường dân Việt Nam và khôi phục danh dự cho các nạn nhân. Ủy ban điều tra bao gồm 7 thành viên dân sự và thực hiện các nhiệm vụ như điều tra, viết báo cáo toàn diện và đề xuất các biện pháp mà chính phủ Hàn Quốc nên thực hiện để bù đắp tổn thất danh dự cho nạn nhân.
Nghị sĩ Kang phát biểu trong cuộc họp báo tại Quốc hội cùng ngày, "Chúng ta không thể nào hành động giống với chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, quốc gia đã bóp méo lịch sử. Một cuộc điều tra cấp chính phủ tìm hiểu sự thật về vấn đề lịch sử trong cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt."
Nguyễn Thị Thanh (nạn nhân còn sống sót trong cuộc thảm sát Phong Nhị), người đã đệ đơn kiện chính phủ Hàn Quốc đòi bồi thường thiệt hại liên quan đến vụ binh lính Hàn Quốc thảm sát dân thường trong chiến tranh Việt Nam, cũng đưa ra phát biểu thông qua một video "Tôi mong tiếng nói của Quốc hội có thể giúp đỡ những nạn nhân Việt Nam chúng tôi. Tôi cũng hy vọng rằng chính phủ Hàn Quốc cũng như các cựu chiến binh sẽ nhìn nhận sự thật."
Mặt khác, ngày 7/2 Tòa án quận trung tâm Seoul đã đưa ra phán quyết công nhận cáo buộc của bà Nguyễn Thị Thanh và yêu cầu chính phủ Hàn Quốc phải bồi thường cho nạn nhân của các vụ thảm sát thường dân do quân đội Hàn Quốc thực hiện trong Chiến tranh Việt Nam. Đây cũng chính là phán quyết đầu tiên thừa nhận trách nhiệm của Hàn Quốc đối với các vụ thảm sát dân thường trong Chiến tranh Việt Nam.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lee Jong-seop trong một phát biểu tại Ủy ban Quốc phòng Quốc hội vào ngày 17/2 nhấn mạnh "Theo những gì Bộ Quốc phòng đã xác nhận, không có vụ thảm sát (dân thường Việt Nam) bởi binh lính (Hàn Quốc). Tôi không đồng ý với bản án". Điều này đồng nghĩa là chính phủ Hàn Quốc bác bỏ phán quyết của tòa án.
Mấu chốt của dự luật này là thành lập một ủy ban điều tra thiệt hại để điều tra cáo buộc quân đội Hàn Quốc thảm sát thường dân Việt Nam và khôi phục danh dự cho các nạn nhân. Ủy ban điều tra bao gồm 7 thành viên dân sự và thực hiện các nhiệm vụ như điều tra, viết báo cáo toàn diện và đề xuất các biện pháp mà chính phủ Hàn Quốc nên thực hiện để bù đắp tổn thất danh dự cho nạn nhân.
Nghị sĩ Kang phát biểu trong cuộc họp báo tại Quốc hội cùng ngày, "Chúng ta không thể nào hành động giống với chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, quốc gia đã bóp méo lịch sử. Một cuộc điều tra cấp chính phủ tìm hiểu sự thật về vấn đề lịch sử trong cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt."
Nguyễn Thị Thanh (nạn nhân còn sống sót trong cuộc thảm sát Phong Nhị), người đã đệ đơn kiện chính phủ Hàn Quốc đòi bồi thường thiệt hại liên quan đến vụ binh lính Hàn Quốc thảm sát dân thường trong chiến tranh Việt Nam, cũng đưa ra phát biểu thông qua một video "Tôi mong tiếng nói của Quốc hội có thể giúp đỡ những nạn nhân Việt Nam chúng tôi. Tôi cũng hy vọng rằng chính phủ Hàn Quốc cũng như các cựu chiến binh sẽ nhìn nhận sự thật."
Mặt khác, ngày 7/2 Tòa án quận trung tâm Seoul đã đưa ra phán quyết công nhận cáo buộc của bà Nguyễn Thị Thanh và yêu cầu chính phủ Hàn Quốc phải bồi thường cho nạn nhân của các vụ thảm sát thường dân do quân đội Hàn Quốc thực hiện trong Chiến tranh Việt Nam. Đây cũng chính là phán quyết đầu tiên thừa nhận trách nhiệm của Hàn Quốc đối với các vụ thảm sát dân thường trong Chiến tranh Việt Nam.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lee Jong-seop trong một phát biểu tại Ủy ban Quốc phòng Quốc hội vào ngày 17/2 nhấn mạnh "Theo những gì Bộ Quốc phòng đã xác nhận, không có vụ thảm sát (dân thường Việt Nam) bởi binh lính (Hàn Quốc). Tôi không đồng ý với bản án". Điều này đồng nghĩa là chính phủ Hàn Quốc bác bỏ phán quyết của tòa án.