Theo kết quả một cuộc khảo sát, xu hướng mua sắm của khách du lịch nước ngoài đến thăm Hàn Quốc tương đối đa dạng và cho thấy sự khác nhau tùy theo quốc gia. Du khách Trung Quốc chi tiêu nhiều nhất cho mỹ phẩm, du khách Nhật Bản lại không ngại mở ví cho các mặt hàng ăn uống còn du khách Mỹ thì ưa thích mua sắm quần áo.
Vào ngày 26, Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) đã công bố kết quả của một cuộc khảo sát về "Nhóm sản phẩm Hàn Quốc được khách du lịch nước ngoài ưa thích", trong đó phân tích xu hướng mua sắm của khách du lịch nước ngoài gần đây.
Cuộc khảo sát, được thực hiện trên 400 khách du lịch nước ngoài đã đến thăm Hàn Quốc trong khoảng thời gian gần đây, bao gồm nhiều câu hỏi liên quan đến sản phẩm ưa thích của họ cho tới sự hài lòng và ý kiến đóng góp để cải thiện trải nghiệm mua sắm ở Hàn Quốc.
Kết quả khảo sát cho thấy các nhóm sản phẩm được khách du lịch nước ngoài ưa thích là: △ Quần áo và đồ da (30,8%) △ Mỹ phẩm và nước hoa (30,0%) △ Thực phẩm (29,3%).
Xét khu vực, khách du lịch châu Á bao gồm cả Đông Nam Á, nơi có số lượng du khách tới thăm Hàn Quốc tăng đột biến trong khoảng thời gian gần đây, thường chi tiêu nhiều nhất vào mỹ phẩm (38,5%); đồ ăn (32,7%); quần áo và đồ da (22,6%). Ngược lại khách du lịch từ Châu Mỹ và Châu Âu cho biết họ mua quần áo và đồ da nhiều nhất (39,6% cho mỗi loại).
Các mặt hàng mua sắm ưa thích nhất đối với khách du lịch từ Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản, ba quốc gia có số lượng người tham gia khảo sát nhiều nhất, cũng hoàn toàn khác nhau.
75,8% khách du lịch Trung Quốc mua "mỹ phẩm và nước hoa" khi du lịch Hàn Quốc. 43,4% khách du lịch Mỹ chọn "quần áo và đồ da", trong khi 41,9% khách du lịch Nhật Bản chọn "đồ ăn, thực phẩm" và 32,4% chọn "mỹ phẩm và nước hoa".
Chi tiêu mua sắm trung bình của du khách nước ngoài khi đến Hàn Quốc là 968 đô la (khoảng 22,7 triệu VNĐ). Xét theo khu vực, khách du lịch Châu Á (1038 đô la) chi tiêu nhiều hơn Châu Mỹ (913 đô la) và Châu Âu (870 đô la). Trong đó, khách du lịch "chịu chi" nhất là du khách Trung Quốc với 1.546 đô la (khoảng 36,3 triệu VNĐ).
Tiêu chí lựa chọn sản phẩm cũng khác nhau tùy theo quốc gia.
Khách du lịch Trung Quốc ưu tiên thương hiệu (35,5%), trong khi khách du lịch Nhật Bản lựa chọn sản phẩm dựa trên nơi sản xuất có phải hàng Hàn Quốc hay không (33,8%) còn khách du lịch Mỹ lại nhìn vào chất lượng (39,6%) để đưa ra quyết định mua hàng.
Các điểm đến mua sắm phổ biến nhất cũng khá đa dạng khi khách du lịch Trung Quốc thường tìm đến trung tâm thương mại (87,1%). Mặt khác, khách du lịch Nhật Bản thường xuyên ghé thăm các cửa hàng tiện lợi (86,5%), trong khi khách du lịch Mỹ không có sự khác biệt quá lớn giữa trung tâm thương mại và cửa hàng tiện lợi (62,3% cho mỗi loại) tuy nhiên du khách Mỹ còn ưa thích lui tới các chợ truyền thống (58,5%).
Một quan chức của KCCI cho biết: "Khi mức sống của người dân Trung Quốc được cải thiện, họ đang thể hiện đặc điểm tiêu dùng dễ thấy là mua sắm hàng hiệu tại các trung tâm thương mại và cửa hàng miễn thuế. Mặt khác, khách du lịch Nhật Bản có xu hướng theo đuổi những giá trị thực tế lại quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm nội địa của Hàn Quốc và giá cả của các mặt hàng hơn".
Bên cạnh thói quen mua sắm và số tiền chi tiêu, khảo sát cũng phân tích mức độ hài lòng của du khách. Theo đó, 89,8%, người được hỏi cho rằng trải nghiệm mua sắm tại Hàn Quốc nhìn chung là tuyệt vời.
Xét theo nhóm tuổi, những người ở độ tuổi 20 (92,4%) thể hiện sự hài lòng cao hơn so với những người ở độ tuổi 40 trở lên (87,3%). Những người ở độ tuổi 20 (93,2%) cũng thể hiện quan điểm cao hơn đáng kể so với những người ở độ tuổi 40 (78,4%) rằng họ sẽ giới thiệu Hàn Quốc là một địa điểm lý tưởng cho chuyến du lịch với mục đích mua sắm.
Tuy nhiên, đối với điểm cần cải thiện nhất trong môi trường du lịch và mua sắm thì vẫn có tới 50% người được khảo sát chọn ngôn ngữ giao tiếp trong đó du khách Trung Quốc (83,9%) là nhóm khách du lịch phàn nàn về sự bất tiện này nhiều nhất.
Đặc biệt, khách du lịch Trung Quốc (83,9%) phàn nàn về sự bất tiện hơn so với khách du lịch Mỹ (50,9%). Điều này cho thấy môi trường mua sắm vẫn chưa được cải thiện nhiều so với năm 2014 khi cuộc khảo sát "Tình trạng mua sắm của du khách Nhật Bản và Trung Quốc khi đến Hàn Quốc" của KCC được tiến hành trong đó du khách Trung Quốc cho rằng giao tiếp (57,3%) là yếu tố bất tiện nhất.
Jang Geun-moo, người đứng đầu Cơ quan xúc tiến hậu cần phân phối cho biết "Số lượng khách du lịch nước ngoài đến thăm Hàn Quốc đang tăng lên nhanh chóng sau chính sách dỡ bỏ khẩu trang trong nhà. Điều quan trọng là phát triển và phân phối các sản phẩm phản ánh hành vi mua sắm của du khách ở mỗi quốc gia, cũng như cung cấp môi trường mua sắm thuận tiện, chẳng hạn như giao tiếp bằng ngôn ngữ và dịch vụ thân thiện, nhằm kích thích nhu cầu mua sắm của khách du lịch nước ngoài".
Cuộc khảo sát, được thực hiện trên 400 khách du lịch nước ngoài đã đến thăm Hàn Quốc trong khoảng thời gian gần đây, bao gồm nhiều câu hỏi liên quan đến sản phẩm ưa thích của họ cho tới sự hài lòng và ý kiến đóng góp để cải thiện trải nghiệm mua sắm ở Hàn Quốc.
Kết quả khảo sát cho thấy các nhóm sản phẩm được khách du lịch nước ngoài ưa thích là: △ Quần áo và đồ da (30,8%) △ Mỹ phẩm và nước hoa (30,0%) △ Thực phẩm (29,3%).
Xét khu vực, khách du lịch châu Á bao gồm cả Đông Nam Á, nơi có số lượng du khách tới thăm Hàn Quốc tăng đột biến trong khoảng thời gian gần đây, thường chi tiêu nhiều nhất vào mỹ phẩm (38,5%); đồ ăn (32,7%); quần áo và đồ da (22,6%). Ngược lại khách du lịch từ Châu Mỹ và Châu Âu cho biết họ mua quần áo và đồ da nhiều nhất (39,6% cho mỗi loại).
Các mặt hàng mua sắm ưa thích nhất đối với khách du lịch từ Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản, ba quốc gia có số lượng người tham gia khảo sát nhiều nhất, cũng hoàn toàn khác nhau.
75,8% khách du lịch Trung Quốc mua "mỹ phẩm và nước hoa" khi du lịch Hàn Quốc. 43,4% khách du lịch Mỹ chọn "quần áo và đồ da", trong khi 41,9% khách du lịch Nhật Bản chọn "đồ ăn, thực phẩm" và 32,4% chọn "mỹ phẩm và nước hoa".
Chi tiêu mua sắm trung bình của du khách nước ngoài khi đến Hàn Quốc là 968 đô la (khoảng 22,7 triệu VNĐ). Xét theo khu vực, khách du lịch Châu Á (1038 đô la) chi tiêu nhiều hơn Châu Mỹ (913 đô la) và Châu Âu (870 đô la). Trong đó, khách du lịch "chịu chi" nhất là du khách Trung Quốc với 1.546 đô la (khoảng 36,3 triệu VNĐ).
Tiêu chí lựa chọn sản phẩm cũng khác nhau tùy theo quốc gia.
Khách du lịch Trung Quốc ưu tiên thương hiệu (35,5%), trong khi khách du lịch Nhật Bản lựa chọn sản phẩm dựa trên nơi sản xuất có phải hàng Hàn Quốc hay không (33,8%) còn khách du lịch Mỹ lại nhìn vào chất lượng (39,6%) để đưa ra quyết định mua hàng.
Các điểm đến mua sắm phổ biến nhất cũng khá đa dạng khi khách du lịch Trung Quốc thường tìm đến trung tâm thương mại (87,1%). Mặt khác, khách du lịch Nhật Bản thường xuyên ghé thăm các cửa hàng tiện lợi (86,5%), trong khi khách du lịch Mỹ không có sự khác biệt quá lớn giữa trung tâm thương mại và cửa hàng tiện lợi (62,3% cho mỗi loại) tuy nhiên du khách Mỹ còn ưa thích lui tới các chợ truyền thống (58,5%).
Một quan chức của KCCI cho biết: "Khi mức sống của người dân Trung Quốc được cải thiện, họ đang thể hiện đặc điểm tiêu dùng dễ thấy là mua sắm hàng hiệu tại các trung tâm thương mại và cửa hàng miễn thuế. Mặt khác, khách du lịch Nhật Bản có xu hướng theo đuổi những giá trị thực tế lại quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm nội địa của Hàn Quốc và giá cả của các mặt hàng hơn".
Xét theo nhóm tuổi, những người ở độ tuổi 20 (92,4%) thể hiện sự hài lòng cao hơn so với những người ở độ tuổi 40 trở lên (87,3%). Những người ở độ tuổi 20 (93,2%) cũng thể hiện quan điểm cao hơn đáng kể so với những người ở độ tuổi 40 (78,4%) rằng họ sẽ giới thiệu Hàn Quốc là một địa điểm lý tưởng cho chuyến du lịch với mục đích mua sắm.
Tuy nhiên, đối với điểm cần cải thiện nhất trong môi trường du lịch và mua sắm thì vẫn có tới 50% người được khảo sát chọn ngôn ngữ giao tiếp trong đó du khách Trung Quốc (83,9%) là nhóm khách du lịch phàn nàn về sự bất tiện này nhiều nhất.
Đặc biệt, khách du lịch Trung Quốc (83,9%) phàn nàn về sự bất tiện hơn so với khách du lịch Mỹ (50,9%). Điều này cho thấy môi trường mua sắm vẫn chưa được cải thiện nhiều so với năm 2014 khi cuộc khảo sát "Tình trạng mua sắm của du khách Nhật Bản và Trung Quốc khi đến Hàn Quốc" của KCC được tiến hành trong đó du khách Trung Quốc cho rằng giao tiếp (57,3%) là yếu tố bất tiện nhất.
Jang Geun-moo, người đứng đầu Cơ quan xúc tiến hậu cần phân phối cho biết "Số lượng khách du lịch nước ngoài đến thăm Hàn Quốc đang tăng lên nhanh chóng sau chính sách dỡ bỏ khẩu trang trong nhà. Điều quan trọng là phát triển và phân phối các sản phẩm phản ánh hành vi mua sắm của du khách ở mỗi quốc gia, cũng như cung cấp môi trường mua sắm thuận tiện, chẳng hạn như giao tiếp bằng ngôn ngữ và dịch vụ thân thiện, nhằm kích thích nhu cầu mua sắm của khách du lịch nước ngoài".